Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Lá lốt

Lá lốt hay Tất bát - Piper lolot L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.

Lá lốt

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Piperis.

Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Ðông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái cây quanh năm,đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Trong cây có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, Đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

  1. Tê thấp Đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt; Lá lốt và Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm. Ðể uống, dùng 8-12g dây rễ lá lốt, phối hợp với Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, mỗi vị 8g sắc uống.

  2. Giải độc say nấm, rắn cắn. Lá lốt tươi giã nát, phối hợp với lá Khế, lá Ðậu ván trắng mỗi vị 50g, thêm nước, lọc nước cốt uống.

Muồng trâu

Tên khác: Bhang, ana drao bhao ( Buôn mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch ( Campuchia) khi lek ban ( Lào) – Cassia alata L.

Muồng trâu

Mô tả cây

Muồng trầu là một cây nhỡ, cao chừng 1,50m hay hơn, đường kính ( có thể tới 10-12cm). Lá có kích thước lớn, gồm một cuống 3 cạnh, hơi có dìa, dài 30-40cm, có 8 đến 14 đôi lá chét mọc đối; đôi lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá chét sau một quãng hơi xa so với các quãng cách giữa các đôi lá chét sau, đôi lá chét tận cùng dài từ 12-14cm. Hoa tự mọc thành bông nhiều hoa ở kẽ lá, dài tới 30-40cm, hoa màu vàng nâu nhạt. Quả giap, dẹt, dài 8-16cm, rộng, 15-17mm, có hai dìa suốt dọc quả. Trong quả có tới 60 hạt, hình quả trám.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cây này mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, ta có cảm tưởng như no có sẵn ở trong nước, nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc ( Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh). Còn mọc ở Lào và Campuchia.

Thành phần hóa học

Trong lá quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit lên tới 2,20% ( Theo Maurin). Trong lá tỷ lệ là 3-4% ( Theo Đinh Đức Tiến 1963)

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng lá muỗng trầu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hàn vòng ( herpes circine) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic hay thuốc mỡ crisarobin (chry-sảobin) chữa không khỏi thì dùng lá muỗng trầu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật.

An tức hương

Tên Khác: An tức hương

Vị thuốc An tức hương chi,  còn gọi là Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư).

An tức hương

Tác Dụng: An túc hương

+ Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân).

+ Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo).

Chủ Trị:

An tức hương

+ Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).

+ Tri Di tinh (Hải Dược Bản Thảo).

+ Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)

+ Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).

+ Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).

+ Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều Dùng:

. Dùng uống: 2g  4g.

. Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.

Kiêng Kỵ:

+ Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).

+ Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Nhũ hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g. Tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).

+ Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi  (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g. Sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn -  Toàn Ấu Tâm Giám).

+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).

+ Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày,  thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Cây si

Tên khác: cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Campuchia) bo nu xe (Phanrang) – Ficus benjamina L.

Mô tả cây: Sy là một cây to cao, có thể đạt tới 30m, nhưng có thể rất nhỏ và thấp tùy theo điều kiện trồng và nơi mọc. Ví dụ trong những núi non bộ, cây sy rất nhỏ bé. Cành mọc ngay từ gốc với rất nhiều rễ phụ với những sợi dây rủ xuống.Toàn thân có nhựa mủ. Lá rất nhẵn ở cả hai mặt, hình bầu dục dài 5-9cm, rông 3-5cm, cuống lá gầy nhẵn, dài 12-20mm, trên có lòng máng. “ Quả” mọc trên cành non, không cuống, hình cầu hay hình trứng, đôi khi mọc đối, đường kính 10-12mm, khi chín có màu đỏ máu. Quả thật là một quả bế, gần hình thận, dài 1,5mm.

Cây si

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sy mọc hoang và trồng tại nhiều nơi khắp nước ta để làm cảnh, bóng mát, hay trồng nhất tại các đình chùa.Thường người ta dùng nhựa và rễ phụ của cây sy. Nhựa chích ở toàn thân, thường cho vào rượu mà uống ngay. Rễ phụ cây sy hái về rửa sạch, sao cho hơi vàng thơm sắc uống hay ngâm rượu mà uống hoặc xoa bóp.

Công dụng và liều dùng

Nhựa sy là một vị thuốc rất phổ biến và rất được tín nhiệm trong nhân dân để chữa các trường hợp ứ huyết do ngã hay bị đánh, bi thương, nhức mỏi chân tay. Còn dùng chữa ho hay cắt cơn hen. Mỗi ngày uống từ 10-20ml nhựa sy còn hòa vào 10-20ml rượu mà uống. Có thể pha thêm rượu để xoa bóp nơi đau nhức. Nếu không có nhựa sy, có thể lấy rễ phụ cây sy rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, thêm nước vào sắc cho uống. Mỗi ngày  uống 25-40g.

Đơn thuốc có sy dùng trong nhân dân

Cắt cơn hen: Nhựa sy 10ml, rượu uống 10ml, khuấy đều uống mỗi ngày.

Chữa đau nhức do ngã, bị thương ứ huyết: Rễ sy 100g, giã nát, thêm ít nước xào cho nóng , đắp lên nơi bị thương, có thể uống nước, bã đắp lên nơi sưng đau

Lười ươi

Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, dang rang si phlè, som vang, an nam tử, đại đồng quả, đại phát, tam bayang.

Tên khoa học Sterculia lychonophora Hnce.

Thuộc Trôm Sterculiaceae.

Lười ươi


  1. Mô tả cây

Lười ươi là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thanh 0.8-1m. Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dàu 18-45m, rộng 18-24cm, cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa cho 1-2 quả đại, dạng lá,  hình trứng hay hình giống như đèn treo, do đó có tên lychophor, dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phần rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay màu nhạt, mặt trong ánh bạc, với 4-5 đường gân nổi rõ. Một hại dài 2.5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dầy mẫm, gồm những tế bào họp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn và màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4 trước khi lá phát triển. Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và mở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại

  1. Phân bố, thu hái và chế biến


Lười ươi chỉ mới thấy phân bố và được sử dụng khai thác ở miền nam nước ta tại những vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận... Ngoài ra còn thấy ở Cămpuchia, Thái Lan, các đảo thuốc Malaixya

Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt, phơi hay sấy khô. Hạt hình trứng dài 2.5-3.5cm, rộng 1.2-2.5cm, màu nâu đỏ nhạt, trên mặt nhăn nheo, nổi trên nước, nhưng khi ngâm với nước thì sau một thời gian nở rất to, gấp 8-10 lần thể tích của hạt, thành một chất nhầy màu nâu nhạt, vị hơi chát, mát, do đó Châu Âu gọi là Hạt nở

Hạt được khai thác rất nhiều ở miền Nam để dùng tại chỗ và xuất khẩu.

C.Thành phần hoá học

Hạt lười ười gồm hai phần: Phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo, tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tamin.

Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza, pentoza và arabinoza.

  1. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy màu cam.

Hiện nay công dụng chủ yếu của vị thuốc này là mát và nhuận. Chỉ cần 4-5 hạt vào một lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào mà uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu ngày dùng 2-5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uồng trong ngày.

Cam thảo dây

Còn gọi là trương tư tử, tương tự đầuk, tương tư đằng, dây cườm, day chi chi

Tên khoa học Abrus precatorius L.

Thuộc họ cánh bướm Fabaceae

Dây cam thảo cho những bộ phận dùng làm thuốc sau đây.
  1. Rễ và lá dùng thay cam thảo bắc ở nhiều nước, do đó còn có tên liane reglisse.
  1. Hạt là tương tư tử - Sêmn Abri
  1. Mô tả cây
Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15-24 cm, gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5-20mm, rộng 3-8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm, mặt có lông ngắn. Hạt từ 3-7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh tễ.

Cam thảo dây

  1. Phân bố, thu hái và chế biến
Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dây và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn.

C.Thành phần hoá học

Rễ và lá dây cam thảo chữa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng.

Hạt chưa một chất protit độc gọi kà abrin, chất abralin là một glucoxit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo, chất béo lipaza 2.5% chất béo, chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.

Vỏ ngoài hạt có sắc tố màu đỏ

  1. Công dụng và liều dùng

  1. Rễ thân và lá được nhân dân nhiều nước dùng thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc.
Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý

  1. Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng, giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý. Trước đây người ta dùng hạt này đề chữa đau mắt hột, đau mắt thường 3-5 hạt, giã nát ngâm với 1 lít nước, ngày nhỏ vào mắt 3 lần chất này. Khi mới dùng thuốc gây phản ứng, nhưng sau 48 giờ phản ứng bớt. Sau 1 tuần giác mạc bớt trở lại bình thường, thuốc để lâu không có tác dụng nên dùng đến đâu hết đến đo

Bá bệnh

Còn gọi là  bá bệnh, hậu phác, tho nan (Lào), antongsar, antogung sar (Cămpuchia).

Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour).

Thuộc họ thanh thất Simaroubaceae.


Bá bệnh
  1. Mô tả cây

Cây nhỏ có cành. Lá kép lông chim lẻ gồm 10 đến 26 đôi lá chét, hầu như không có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới. Hoa và bao hoa phủ đầy lông. Quả hạch màu đỏ, nhẵn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

  1. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia. Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.

  1. Thành phần hoá học
Trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin. Ta có thể chiết quasin như sau: Sắc vỏ bằng nước nhiều lần, cô cho hơi đặc. Dùng tanin để kết tủa quasin sau đó gạn lấy cặn, rửa cặn và loại tanin bằng chì cacbonat, quasin được giải phóng. Cô đặc trên nồi cách thuỷ. Dùng cồn 800 để chiết (cồn đun sôi), cất thu hồi cồn, ta được quasin thô. Muốn tinh chế, rửa quasin thhoo bằng hỗn hợp cồn và ête. Người ta cho quasin và neoquasin có công thức chung C22H30O6. Quasin có hai nhóm metoxyl và một OH tự do. Dùng axit clohydric đun sôi để khử metyl ta sẽ được một hợp chất truhydroxyl gọi là quasinol. Hạt chứa dầu béo, màu vàng nhạt.

Từ vỏ cây Bách bệnh mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương (International Symposium on the chemistry ò Natural Producdts, Kyoto, 1964, Abstracts of papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).

Eurycomalacton có tinh thể lăng tru  không mầu, độ chảy 268-2700, rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofoc, ít tan trong benzen, metanlo, etanol. Vị rất đắng, tan trong axit sunfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyt loãng. Công thức thô C19H24O6 và công thức khai triển đã được xác định như sau:

  1. Công dụng và liều dùng
Như tên của cây, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bách là trăm).

Vỏ dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Quả dùng để chữa lỵ, tại Cămpuchia người ta dùng rễ chữa ngộ độc và say rượu, trị giun.

Vỏ phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 đến 6g.

Là còn được dùng tắm ghẻ, lở ngứa.

Anh Túc Sác

Tên khác:

Vị thuốc Anh túc sác còn gọi Cây thuốc phiện, Phù dung, A tử túc, A phiến, Cù túc xác, Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc xác (Hoà Hán Dược Khảo), Mễ xác (Dị Giản Phương), Ngự mễ xác (Y Học Khải Nguyên), Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả (Trung Dược Chí).

Anh Túc Sác

Tác dụng, chủ trị:

+ Cố thu chính khí (Y Học Khải Nguyên).

+ Thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ra máu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Cầm tiêu chảy, kiết lỵ, cầm không cho ruột hư thoát, liễm Phế, sáp trường. Trị Di tinh, ho lâu ngày, tim đau, bụng đau, các khớp xương đau (Bản Thảo Cương Mục).

+ Nướng mật có tác dụng giảm ho; Nướng dấm có tác dụng trị lỵ (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+ Cố thận. Trị Di tinh (Bản Thảo Tùng Tân).

+ Trị lỵ lâu ngày mà suy yếu, ruột xuất huyết, thoát giang, bụng đau, lưng đau, đới hạ, ho mạn tính, lao phổi, ho ra máu, suyễn (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

Liều dùng: 3~6g dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn, viên.

Cấm kỵ:

+ Mới bị lỵ hoặc mới ho: không dùng ( Trấn Nam Bản Thảo).

+ Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: không dùng. Người suy yếu, chân khí suy mà có thực tà, con gái tuổi dậy thì, người gìa gan và thận suy: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ  Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:

+  Trị ho lâu ngày: Anh túc xác, bỏ gân, nướng mật, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước pha mật (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị lao, suyễn, ho lâu năm, mồ hôi tự ra: Anh túc xác 100g, bỏ đế và màng, sao với giấm, lấy 1 nửa. Ô mai 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g khi đi ngủ (Tiểu Bách Lao Tán  Tuyên Minh Phương).

+  Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương).

+  Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới, đập dập, nướng với mật cho hơi đỏ), Hậu phác (bỏ vỏ, ngâm nước cốt gừng 1 đêm, nướng). 2 vị tán thành bột. Mỗi lần dùng 8~12g với nước cơm (Bách Trung Tán  - Bách Nhất Tuyển Phương).

+  Trị lỵ lâu ngày:

1- Anh túc xác, nướng với dấm, tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 6~8g với nước sắc gừng ấm (Bản Thảo Cương Mục).

2- Anh túc xác 400g, bỏ màng, chia làm 3 phần: 1 phần sao với dấm, 1 phần sao với mật, 1 phần để sống. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Y Học Nhập Môn).

+ Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Anh túc xác 20g, sao với giấm, tán nhỏ, lấy chảo đồng sao qua. Binh lang,20g,  sao đỏ, nghiền nhỏ. Xích lỵ uống với mật ong, bạch lỵ uống với nang đường (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).

+  Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, không muốn ăn uống, bạch lỵ: Anh túc xác  (sao), Trần bì  (sao), Kha  tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngày uống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương).

A Ngùy

A Ngùy

Tên thuốc: Asafoetida.

Tên khoa học: Ferula assafoetida L

Họ Hoa tán (Umbelliferae)

Bộ phận dùng: Nhựa cây ở gốc, đóng lại thành cục. Là Nhựa của cây A Ngùy.

A Ngùy

A ngùy hình khối, đông cứng như mỡ hoặc dính liền với nhau. Mầu sắc đậm nhạt không đều, mặt ngoài mầu vàng hoặc nâu hồng. Cứng hoặc hơi mềm mà dính. Hơ nóng thì mềm ra. Thứ tươi mới cắt ra mầu nhạt,có thể thấy mầu trắng sữa xen lẫn với mâu nâu nhạt hoặc mầu hồng. Mùi hôi nồng (đặc biệt thứ màu nâu tía).

Loại tinh sạch, mùi nồng, lâu ngày không tan ra, chỗ cắt mầu trắng sữa là tốt. Nếu thành từng khối to màu nâu xám, lẫn tạp chất ở trong là kém.

Tính vị: Vị cay, tính ôn, không độc, mùi hôi nồng.

Quy kinh: Vào hai kinh Tỳ, Vị.

Tác dụng: Tiêu tích, sát trùng, giải độc, trừ đờm, kích thích thần kinh, trừ mùi hôi thối, tống hơi độc ra. Trị tích, báng, sốt rét, cam tích, đau bụng, đau tim.

Cách bào chế:

+ Lấy thứ tốt, không có tạp chất, cắt nhỏ, bỏ vào bát nhám mà nghiền hoặc thêm lẫn với thuốc khác mà nghiền thì dễ nhỏ.

+ Hoà tan A ngùy trong cồn 60 độ nóng, lọc, ép qua vải thưa, loại tạp chất, đến khi cho vào nước nghiền ra không dính tay là được, đun cách thuỷ cho rượu bay còn lại A ngùy.

+ Khi dùng nghiền bột, cho thêm vào một ít Hạnh nhân hoặc Đào nhân thì dễ nghiền nhỏ (Lôi Công Bào Chích Luận).

Bảo quản: vì mùi hôi nồng cần để vào hộp thiếc kín, để riêng xa các vị thuốc khác khỏi lan mùi. Cần để nơi mát, tránh nóng, tránh làm mất mùi tinh dầu.

Kiêng ky: Người Tỳ Vị hư yếu thì kiêng dùng.

Long nhãn nhục

Long nhãn nhục

Tên khác:

Vị thuốc Long nhãn nhục còn gọi Ích Trí (Thần Nông Bản Thảo), Long Mục (Ngô Phổ Bản Thảo), Á Lệ Chi (Khai Bảo Bản Thảo), Qủy Nhãn, Viên Nhãn (Tục Danh), Lệ Nô, Mộc Đạn (Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân (Hòa Hán Dược Khảo).

Long nhãn nhục

Tác dụng:

+Khử độc (Danh Y Biệt Lục).

+Dưỡng huyết, an thần, ích trí, liễm hãn, khai Vị, ích Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).

+Đại bổ âm huyết (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+Bổ Tâm, Tỳ, dưỡng huyết, an thần (Trung Dược Học).

Chủ trị:

+ Chủ trị ngũ tạng tà khí,  chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản Kinh).

+ Trị lo nghĩ quá mức, lao thương Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhược (Trung Dược Học).

Kiêng kỵ:

+ Có đờm hỏa hoặc  thấp ở Trung tiêu: không dùng (Trung Dược Học).

+ Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều dùng: 12-20g/ ngày.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên: Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Đảng Sâm 12g, Đương qui 8g, Phục thần 12g, Long nhãn nhục 12g, Toan táo nhân 12g, Mộc hương 4g (cho sau), Viễn chí 6g, Chích thảo 4g, sắc nước uống (có thể cho thêm Gừng tươi và Đại táo) (Quy Tỳ Thang - Tế Sinh Phương).

+ Ôn bổ Tỳ Vị, trợ tinh thần: Long nhãn nhục, nhiều ít tùy dùng, ngâm rượu 100 ngày, mỗi ngày uống (Long Nhãn Tửu – Vạn Thị Gia Sao).

+ Trị Tỳ hư, tiêu chảy: Long nhãn khô 14 trái, Sinh khương 3 lát, sắc uống  (Tuyền Châu Bản Thảo).

Tên khoa học:

Euphoria longana Lamk. Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).

Mô tả:

Cây cao 5-7m. Lá mọc so le, kép, hình lông chim, gồm 5-9 lá chét, nguyên, hẹp, dày, cứng, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm. Ra hoa vào tháng 2-3, màu vàng nhạt, mọc từng chùm ở đầu cành hoặc  kẽ lá. Hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh rời nhau, 6-10 nhụy, bầu 2-3 ô. Quả hành tròn, vỏ ngoài ráp, màu vàng nâu, bên trong có cùi mọng nước  ngọt (áo hạt), giữa có hạt đen bóng Trồng nhiều ở khắp nơi.

Thu hái, chế biến: Vào tháng 6-8, khi Nhãn chín thì hái về.

Bộ phận dùng:

Cùi của quả.

Bào chế:

+ Chọn loại Nhãn lồng đã chín, cùi dày, ráo nước, đem phơi nắng to hoặc  sấy nhẹ ở nhiệt độ 40-500C đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra, bóc vỏ lấy cùi rồi sấy ở nhiệt độ 50-600C tới độ ẩm dưới 18%, cầm không dính tay là được. + Long nhãn đã chế biến rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nên đem chưng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn thì gĩa nát với bột thuốc khác hoặc  nấu nhừ lấy nước  đặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.

Bảo quản:

Đóng gói trong các thùng kín, để nơi khô mát.

Thành phần hóa học:

+ Trong Long nhãn có: Adenine, Choline, Glucose, Sucrose (Trung Dược Học).

+ Trong Long nhãn có: Sacaroza, Glucoza, Protein, Acid Tatric, Chất béo, Sinh tố A,B. Các men Amylaza, Peroxitdaza. Hạt nhãn có Saponin, Chất béo (Dược Liệu Việt Nam).

+ Cùi nhãn tươi có: Nước  77,15%, Tro 0,01%, Chất béo 0,13%, Protid 1,47%, hợp chất có Nitrogen tan trong nước  20,55%, Saccacrose 12,25%, Vitamin A, B. Cùi nhãn khô có nước  0,85%, Chất tan trong nước  79,77%, Chất không tan trong nước  19,39%, Tro 3,36%. Trong phần tan trong nước  có Glucose 26,91%, Sacarose 0,22%, Acid tartric1,26%, Chất có Nitrogen 6,309%. Hạt nhãn chứa tinh bột, Saponin, Chất béo và Tanin. Lá chứa Quercetrin, Quercetin, Tanin (Tự Điển Cây Thuốc Việt Nam).

+ Stigmasterol, Fucosterol (Hsu Hong Ling và cộng sự, Hua Hsueh 1977, (4): 103 – C A, 1980, 92: 377761z).

Tác dụng dược lý:

+Tác dụng chống nấm: nước  ngâm Long nhãn, trong ống nghiệm có tác dụng ức chế đối với nha bào của nấm (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng phóng xạ: Long nhãn nhục hợp với Cáp giới (Mỗi 1ml thuốc có Long nhãn nhục 1g, Cáp giới 0,5g), cho chuột uống theo liều 20ml/kg, liên tục 10 ngày, thấy có tác dụng tăng sức đề kháng; Uống liều 15ml/kg liên tục 14 ngày huyết áp trở lại trạng thái bình thường; Uống 15ml/kg liên tục 10 ngày, thấy chuột tươi tỉnh, khỏe mạnh; Uống 20ml/kg liên tục 7 ngày thấy trọng lượng chuột tăng (Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1989, 14 (6): 365).

Tính vị:

+Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).

+Vị ngọt, chua (Tân Tu Bản Thảo).

+Vị ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).

+Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).

Quy kinh:

+Vào kinh Tỳ, Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).

+Vào kinh Can, Tâm, Tỳ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+Vào kinh Tâm, Thận (Bản Thảo Tái Tân).

+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).

ng bị phù thũng: Long nhãn khô, Sinh khương, Đại táo, sắc uống  (Tuyền Châu Bản Thảo).



Tham khảo:

+ Quế viên… đại bổ âm huyết… Dùng trong bài Quy Tỳ Thang cùng với Liên nhục, Khiếm thực để bổ Tỳ âm, làm cho Tỳ vượng để thống huyết, quy kinh. Nếu thần chí mỏi mệt, Tâm kinh thiếu huyết, dùng làm thuốc trợ lực cho Sinh địa, Mạch môn để bổ dưỡng âm huyết. Nếu gân xương mỏi yếu, dùng làm thuốc trợ lực cho Thục địa, Đương quy để tư bổ Can huyết (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ “Ngoài việc dùng trong các phương thang ra, phép ăn Long nhãn thì phải giữ cho khí hòa, Tâm tĩnh, đồng thời phải thấm nước  bọt nuốt dần vào cổ họng, là phương pháp  đem Khảm Thủy điền  thay Ly Hỏa. Người có chứng lao thì khuyên họ ăn thường xuyên 1 tháng sẽ khỏi bệnh, đây là phép bí truyền của kẻ tu hành. Cách ăn Long nhãn như sau: Canh năm, không dùng nước, ăn 1 quả Long nhãn, dùng lưỡi đưa lên răng mà lấy cùi, bỏ hột, tức là phép ‘Thiệt lãm hoa trì’, rồi sẽ nhằn cho cùi thành cao, hòa với nước  bọt nuốt ực xuống mạnh như nuốt vật cứng, xong rồi lại làm như thế mà ăn quả thứ 2. Ăn tất cả 9 quả, chừng 1 giờ thì xong. Đến giờ Thìn, giờ Tỵ lại ăn 9 quả; khi đi ngủ lại ăn 9 quả. Trong 1 ngày  ăn tất cả 4 lần” (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ “Long nhãn nhục, uống nhiều thì mạnh chí, thông minh, dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu. Trong thang Quy Tỳ, Long nhãn có công dụng ngang với Nhân sâm, vì Tỳ được bồi bổ thì trung khí đầy đủ, nguồn sinh hóa không kiệt, 5 Tạng đều thỏa mãn thì trăm tà đều tiêu hết. Vả lại vị ngọt thì nuôi được huyết, bổ cho Tâm mà làm mạnh thần” (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ “Long nhãn dùng trong bài Quy Tỳ Thang, cùng với Liên nhục, Khiếm thực để bổ Tỳ âm, làm cho Tỳ vượng, thống huyết, quy kinh. Nếu thần chí mệt mỏi, Tâm kinh huyết thiếu, dùng làm thuốc trợ lực cho Sinh địa, Mạch môn để bổ dưỡng Tâm huyết. Trường hợp gân cốt mệt mỏi, dùng làm thuốc trợ lực cho Thục địa, Đương quy để tư âm, bổ Can huyết” (Trung Dược Học).

+ “Long nhãn vị ngọt, thể nhuận, màu đỏ tía, chẳng những bổ khí của Tỳ Vị mà còn tư âm huyết bất túc, không có dính nhờn của Thục địa, ủng tắc khí của Đại táo, là vị thuốc rất tốt về ích khí, bổ huyết. Cho nên trong bài Quy Tỳ Thang, dùng Long nhãn để chữa Tâm Tỳ bị tổn thương. Người gìa yếu sau khi ốm, Tỳ khí hư nhược, chỉ dùng 1 vị này đun lên lấy nước  uống thay trà rất hay. Nếu dùng để ăn thì lấy quả Vải làm quý, nếu dùng để tu bổ thì lấy quả Nhãn là tốt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ “Long nhãn nhục và Tang thầm đều là những vị thuốc tốt để tư bổ, cả 2 đều có công dụng bổ huyết, ích hư. Tuy nhiên, Tang thầm có tác dụng bổ huyết, tư âm. Thiên về tư bổ Can, Thận, tính của nó hay tức phong, lợi thủy. Chữa Can, Thận âm huyết không đủ thường dùng vị thuốc này. Còn Long nhãn nhục, bổ huyết, ích khí, công dụng thiên về bổ Tâm, Tỳ, an thần, dưỡng huyết. Chữa Tâm khí huyết bất túc phải dùng đến vị này (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

A Giao

A Giao

Tên Khác:

Vị thuốc A giao còn gọi A giao nhân, A tỉnh giao, A tỉnh lư bì giao, Bồ hoàng sao A giao (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bì giao, Bồn giao, Hiển minh bả, Ô giao, Phó tri giao, Phú bồn giao (Hòa Hán Dược Khảo), Cáp sao a giao, Châu a giao, Hắc lư bì giao, Sao a giao, Sao a giao châu, Thanh a giao, Thượng a giao, Trần a giao (Đông Dược học Thiết Yếu), Lư bì giao (Thiên Kim).
A Giao

+ Ích khí, an thai.Trị lưng, bụng đau, tay chân đau nhức, lao nhọc gây ra chứng giống như sốt rét, rong huyết, Mất ngủ (Bản Kinh).

+ Dưỡng Can khí. Trị bụng dưới đau, hư lao, gầy ốm, âm khí không đủ, chân đau không đứng được (Biệt Lục).

+ Làm mạnh gân xương, ích khí, chỉ lỵ (Dược Tính Luận).

+ Trị đại phong (Thiên Kim).

+ Tiêu tích.Trị các chứng phong độc, khớp xương đau nhức, giải độc rượu

(Thực Liệu Bản Thảo).

+ Trị các chứng phong, mũi chảy nước, nôn ra máu, tiêu ra máu, lỵ ra máu, băng trung, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Hòa huyết, tư âm, trừ phong, nhuận táo, lợi tiểu tiện, điều đại trường.  Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ, phụ nữ bị các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh, khớp xương đau nhức, phù thũng, hư lao, ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc (Bản Thảo Cương Mục).

+ Làm mạnh gân cơ, sáp tinh, cố Thận. Trị lưng đau do nội thương (Bản Thảo Cương Mục Thập Di).

+Tư âm, bổ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).

+Tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
A giao, a giáo, agiaoLiều Dùng:

Ngày dùng 8 -  24g, uống với rượu hoặc cho vào thuốc hoàn, tán.
A giao, a giáo, agiaoKiêng Kỵ  :

+ Kỵ dùng chung với vị Đại hoàng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+Vị (bao tử) yếu, nôn mửa: không dùng. Tỳ Vị hư, ăn uống không tiêu không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+Vị hư, nôn mửa, có hàn đàm, lưu ẩm, không nên dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).

+Tiêu chảy không nên dùng (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Ngưòi tỳ vị hư yếu (tiêu chảy, ói mửa, tiêu hóa kém...) không dùng  (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Rêu lưỡi béo bệu, ăn không tiêu,     tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

- Phương Thuốc Kinh Nghiệm:

*  Về Huyết:

+ Trị Nôn ra máu không cầm: A giao (sao) 80g, Bồ hoàng 40g, Sinh địa 120g. Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia làm 2 lần uống (Thiên Kim Dực Phương).

+ Trị ho ra máu: A giao (sao) 12g, Mộc hương 4g, Gạo nếp 40g. Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 4g.

(Phổ Tế phương).

+ Trị có thai ra máu:

1- A giao sao vàng,tán nhỏ. Ngày uống 16g với nước  cháo, trước bữa ăn (Thánh Huệ phương) .

2- A giao 120g, sao, sắc với 200ml rượu cho tan ra rồi uống (Mai sư phương).

+ Trị kinh nguyệt máu ra nhiều:

1- A giao sao vàng. Ngày uống 16g với rượu (Bí Uẩn Phương).

- A giao, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo, Xuyên khung, Ngải diệp. Các vị thuốc sau khi sắc xong, lọc bỏ bã rồi mới cho A giao vào, quấy đều uống (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).

+ Trị nôn ra máu: A giao (sao với Cáp phấn) 40g, thêm 2g Thần sa, tán bột. Uống chung với nước cốt Ngó sen và Mật ong (Nghiệm phương).

+ Trị nôn ra máu, Mũi chảy máu, Tai ra máu: A giao,sao chung với 20g Bồ hoàng. Ngày uống 2 lần mỗi lần dùng 8g pha với 200ml nước  và 200ml nước  cốt Sinh Địa, uống  (Thánh Huệ phương).

* Về Hô Hấp:

+ Trị ho lâu ngày:

1- A giao (sao)40g, Nhân sâm 80g, Tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước  sắc Thông bạch (A  Giao Ẩm - Thánh Tế Tổng Lục).

2- A giao (chưng cách thủy )12g, Mã đâu linh 8g, Ngưu bàng tử 8g, Hạnh nhân  12g, Nhu mễ 16g, Cam thảo 4g. Sắc uống  (Bổ Phế A Giao Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ  Điển).

+ Trị suyễn (do phong tà nhập Phế): A giao (loại tốt), sao. Dùng Tử tô và Ô mai, sao, tán bột, sắc uống (Nhân Trai Trực Chỉ phương).

+ Trị trẻ nhỏ Phế bị hư, khí suyễn: A giao 40g (sao), Thử niêm tử (sao thơm) 10g, Mã đâu linh (sấy) 20g, Hạnh nhân  (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao) 7 hột, Cam thảo (nướng) 10g, Gạo nếp (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc uống ấm (A Giao Tán - Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

* Về Thai-Sản .

+ Tri có thai mà bụng đau, hạ lỵ: Hoàng liên 120g, Thạch lựu bì 120g, Đương quy 120g, A giao (nướng) 80g, Ngải diệp 60g . Sắc uống (Kinh Hiệu Sản Bảo).

+ Trị thai động không yên: A giao 80g, Ngải diệp 80g, Thông bạch 20g, nước  800ml, sắc còn 200ml chia 2 lần uống ( Sản Bảo phương).

+ Trị hai động làm tiểu són, trong người bứt rứt: A giao 120g, sắc với 400ml nước  còn 80ml, uống nóng (Thiên Kim).

* Về Tiêu Hóa.

+ Trị táo bón (nơi người lớn tuổi, hư yếu): A giao (sao) 8g, Thông bạch 12g, Sắc chung với rượu cho tan ra, thêm 8ml mật ong vào uống nóng (Trực Chỉ phương).

+ Trị khí  ở trường vị bị hư: A giao 80g, Hoàng liên (sao) 120g,  Phục linh 80g. Tán bột, làm viên, ngày  uống 12 - 16g (Hòa Tễ Cục phương)

* Về Gân Cơ.

+ Trị gân cơ co quắp, tay chân run giật (do nhiệt làm tổn thương tân dịch): A giao 12g, Bạch thược  (sống) 12g, Thạch quyết minh 12g, Câu đằng 12g, Sinh địa 16g, Phục thần 12g, Lạc thạch đằng 12g, Mẫu lệ (sống) 16g. Trừ A giao, các vị thuốc sắc, lọc bỏ bã, thêm A giao vào cho chảy ra, rồi cho Kê tử hoàng  1 trái vào, quấy đều, uống nóng  (A Giao Kê Tử Hoàng Thang - Thông Tục Thương Hàn Luận).

+ Trị lao phổi, ho ra máu: dùng A giao tán bột mịn, mỗi lần uống 20-30g, ngày 2-3 lần với nước sôi ấm hoặc sắc nấu thành hồ uống. Trường hợp ho ra nhiều máu không cầm, cho tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị hoặc các loại thuốc Tây cầm máu khác cho ho ra máu bớt đi rồi dùng A giao uống. Trường hợp ho ra máu ít và vừa, chỉ dùng A giao cầm máu. Có kết hợp thuốc chống lao. Trị 56 ca, kết quả tốt 37 ca, có kết quả 15 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ có kết quả 92,7% (Trương Tâm Như, A Giao Điều Trị 56 Ca Lao Phổi, Ho Ra Máu, Liêu Ninh Tạp Chí Trung Y 1987, 9: 39).

+ Trị xuất huyết tử cung cơ năng: A giao là vị thuốc thường dùng, thường kết hợp với bài Tứ Vật Thang, dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang: A giao 20g (hòa tan), Ngải diệp 20g, Đương qui 16g, Thụcđịa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 4g, sắc uống. Tùy chứng có thể gia giảm(Giao Ngải Tứ Vật Thang - Kim Qũy Yếu Lược).

+ Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư tâm phiền, mạch Tế Sác: A giao 20g (hòa tan), Hoàng ìiên 8g, Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, sắc nước uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà (Kê Tử Hoàng) 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày (Hoàng Liên A Giao Thang - Thương Hàn Luận).

+ Trị chứng âm hư co giật: thường gặp trong các bệnh di chứng não, di chứng màng não, động kinh thể âm huyết hư:: A giao, Bạch thược (sống), Thạch quyết minh, Câu đằng, Phục thần, mỗi thứ 12g, Sinh địa, Mẫu lệ (sống), Qui bản, mỗì thứ 16g. A giao, Kê tử hoàng (để riêng), các thuốc khác sắc lấy nước, bỏ bã, lúc nước đang sôi, cho A giao rồi cho Kê tử hoàng vào, khuấy đều uống lúc còn nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị cẳng chân loét (mạn tính): Rửa vô trùng vùng loét, chiếu tia hồng ngoại 10-15 phút, cho A giao vào l chén đổ 70ml nước, sắc nhỏ lửa cho thành cao rồi phết cao vào miếng gạc độ 2-3g, tùy diện tích to nhỏ của vết loét, mỗi ngày đắp l lần, thường khoảng 20 lần là khỏi. Đã trị 24 ca đều khỏi (Duẫn Hồng Như và cộng sự, Dùng Tia Hồng Ngoại Kết Hợp A Giao Trị Loét Cẳng Chân 24 Ca, Tạp Chí Trung Tây Y Kết Hợp 1987, 4: 24).

+ Trị chứng bạch cầu giảm và thiếu máu nhược sắc: dùng cao lỏng A giao (A giao, Nhân sâm, Thục địa, Đảng sâm, Sơn tra...), có tác dụng tăng bạch cầu, bổ huyết và tăng miễn dịch. Đã trị bạch cầu giảm 179 ca, tỷ lệ kết quả 79,33%, thiếu máu nhược sắc 230 ca, tỷ lệ kết quả 6',8% (Lý Thượng Ngọc, Kết Quả Nghiên Cứu A Giao, Báo Công Nghiệp Sơn Đông, 1986, 3: 21).

+ Trị động thai: Thuốc có tác dụng an thai. Dùng A giao 12g, Trứng gà 2 quả, đường đỏ 30g. Trị 36 ca, khỏi 30 ca, tỷ lệ khỏi 83,3% (Vương Tâm Hảo, Tự Chế A Giao Kê Tử Hoàng Thang Trị Động Thai, Hoạt Thai, báo Trung Y Sơn Tây 1987, 2: 35).

Viễn chí

Viễn chí

Tên khác:

Vị thuốc Viễn chí còn gọi Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Viễn chí

Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTác dụng: Viễn trí, vien tri, vientri, khổ viễn chí, kho vien chi, Polygala tenuifolia Willd- Họ Viễn chí (Polygalaceae).
+ Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh).
+ Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục).
+ An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcChủ trị:
+ Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh).
+ Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị thận tích, bôn đồn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, Di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt, ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcKiêng kỵ:
+ Sợ Tề tào (Dược Tính Luận).
+ Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcLiều dùng:
4 – 10g. Dùng ngoài tùy dùng.
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tâm thống lâu ngày: Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát. Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương).
+ Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương).
+ Trị não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí (bỏ lõi). Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2g. lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi (Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160g (sao với trấu). Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi), Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương).
+ Trị vú sưng (suy nhũ): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương (Thần Trân phương).
+ Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ: Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược).
+ Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ:  Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí 12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược Quảng Châu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược Học Học Báo 1977, 1: 48).
+ Trị âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêm  Glycerine làm thành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khi  đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử, Khổ sâm, Chỉ xác,  đều 15g, Bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ.  Đặt thuốc vào âm đạo mỗi  tối 1 lần. Trị 225  ca, sau 3 - 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 40).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3g, sắc, thêm bột  Quế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Quy bản, Long cốt, Viễn chí,  đều 10g, Xương bồ 3g, sắc uống (Chẩm Trung Đơn  - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3g, sắc uống  (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị tuyến vú sưng đau: Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cách thủy uống,  dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTên khoa học:
Polygala tenuifolia Willd- Họ Viễn chí (Polygalaceae).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcMô Tả:
Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây Viễn chí Polygala sibirica L., hoặc của cây Viễn chí Polygala tenuifolia Willd.
Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn chí như Polygala japonica Houtt., Polygala sibirica L... nhưng chúng chưa được khai thác.
Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt. còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu thảo. Cây thảo, cao 10-20cm. Cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4-5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Cây này mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà.
Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cây thảo, sống lâu năm. Đường kính thân 1-6mm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3-7cm. Cánh hoa màu lam tím. Cây này mọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcThu hoạch:
Vào mùa xuân, thu đào  lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô là được.
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcPhần dùng làm thuốc:
Rễ khô (Radix Polygalae). Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứ tốt.
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcMô tả dược liệu:
Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi coa mùi, vị đắng, hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcBào chế:
+ Bỏ lõi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏ bã, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửa cho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcBảo quản:
Để nơi thoáng gió, khô ráo.
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcThành phần hóa học:
+ Tenuigenin A, B Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed 1947, 36: 241).
+ Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron 1971, 27 (19): 4417).
+ Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull 1981, 29 (9): 2431).
+ Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (10): 2600).
+ Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991, 39 (11): 3082).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTác dụng dược lý:
+  Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là ó vó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản  (Trung Dược Học).
+ Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học).
+ Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học).
+ Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học).
+ Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học).
+Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung Dược Học).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcĐộc tính:
+ Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10.03 ± 1.98g/kg. Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2.01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử vong (Châu Lương Kiên, Sơn Tây Y Dược 1973 (9): 52).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Vị dắng, hơi cay, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vị chua, hơi cay, tính bình (Y Học Trung Trung Tham Tây lục).
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcQuy kinh:
. Vào kinh  Thận, phần khí (Thang Dịch Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
. Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTham khảo:
+ Dùng dơn phương (độc vi) Viễn chí trị tất cả các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài đều khỏi cả  (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận. Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận. Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên. Sách Linh Khu ghi: Thận tàng tinh, tinh hợp chí, Thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương, hay quên. Gười có chứng hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ở  dưới có thừa, trường vị thực mà Tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệ xuống dưới lâu mà không có lúc nào đi lên, cho nên hay quên. Hơn nữa, trong mùi vị của Viễn chí có vị cay cho nên hạ được khí mà chạy đến kinh quyết âm. Sách Nội kinh ghi: Dùng vị cay để bổ là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa ai nói ra được  (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm. Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Viễn chí sống có tác dụng khử đàm, khai khiếu mạnh. Viễn chí mà chích thì độc tính giảm, vị kh í kém cũng dùng được. Viễn chí tẩm mật, sao, thì  tính nhuận, tác dụng an thần tốt. Viễn chí tính ôn, táo, uống trong kích thích mạnh vì vậy, đàm nhiệt thực hỏa, bao tử tá tràng loét cần thận trọng. Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn  (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Hồ tiêu

HỒ TIÊU

Tên khác: Hạt tiêu, Hắc hồ tiêu, Tiêu.

Tên khoa học: Piper nigrum L., họ Hồ tiêu (Piperaceae).


Mô tả:

Cây: Dây leo sống nhiều năm. Các nhánh của thân có những rễ móc để đính thân cây vào giá tựa. Lá đơn, mọc so le, có cuống; phiến hình trái xoan nhọn, dài 11- 15cm, rộng 5-9cm. Cụm hoa đối diện với lá, là những bông thõng xuống mang nhiều hoa không có bao hoa nhưng bao bởi nhiều lá bắc. Quả mọng không cuống, đường kính cỡ 4-8mm, lúc non màu lục rồi vàng và khi chín có màu đỏ. Hạt tròn, cứng, có mùi thơm và vị cay. Mùa hoa quả tháng 5-8.

Hồ tiêu đen: Quả hình cầu, đường kính 3,5-5 mm. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều vết nhăn hình vân lưới nổi lên. Đỉnh đầu quả có vết của vòi nhụy nhỏ hơi nổi lên, gốc quả có vết sẹo của cuống quả. Chất cứng. Vỏ quả ngoài có thể bóc ra được. Vỏ quả trong màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt; mặt cắt ngang màu trắng vàng. Quả có chất bột, trong có lỗ hổng nhỏ. Mùi thơm, vị cay.

Hồ tiêu sọ: Mặt ngoài màu trắng tro hoặc màu trắng vàng nhạt, nhẵn.

Bộ phận dùng: Quả chưa chín hẳn đã phơi khô của cây Hồ tiêu (Fructus Piperis nigri).

Phân bố: Ở Việt Nam Hồ tiêu được trồng nhiều ở các vùng đất bazan từ Quảng Trị vào đến các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Một số nơi khác của Nam bộ cũng có trồng như Hà Tiên, Châu Đốc…

Thu hái: Thu hoạch vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa xuân năm sau. Hái lấy quả chín có màu đỏ, ngâm nước mấy ngày, sát bỏ thịt quả, phơi khô, gọi là Bạch hồ tiêu (Hồ tiêu sọ). Khi thấy trên chùm quả xuất hiện 1 – 2 quả chín đỏ, hay vàng, hái về, phơi hoặc sấy khô ở 40 – 50oC, màu quả ngả sang đen (Hồ tiêu đen).

Thành phần hoá học:

Tinh dầu (1,2-3,5%) gồm các terpen (phellandren, pinen, limonen) nên có mùi thơm và vị dịu. Alcaloid (2-5%) thành phần chính là piperin (5-8%).

Công năng: Ôn trung, tán hàn, hạ khí, tiêu đàm.

Công dụng: Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, động kinh do hàn, đờm nhiều, kích thích tiêu hoá. Làm gia vị thực phẩm.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-4g, dạng thuốc sắc, bột hay viên.


Hồ tiêu

Bài thuốc:
  1. Phong thấp: Tiêu, Hồi, Phèn chua, đều bằng Tán nhỏ xoa bóp vào chỗ đau.
  1. Ỉa chảy, thổ tả: Tiêu tán nhỏ, uống với nước cơm.
  1. Nấc và ợ hơi: Tiêu sao và tán nhỏ, viên với hồ, uống với giấm
  1. Ho lâu không khỏi: Tiêu 6 hạt tán nhỏ, quả thận lợn 1 đôi, cắt miế Nấu lấy nước uống.
  1. Âm hộ sưng ngứa: Tiêu 9 hạt, cho vào nước nấu sôi, để ấm mà rửa
  1. Chữa đi lỏng, ăn uống không tiêu: Tiêu, Bán hạ chế, hai vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, làm viên to bằng hạt đậ Ngày dùng 15-20 viên, dùng nước Gừng chiêu thuốc.
  1. Lang ben: Lá tiêu giã nhỏ trộn với giấm hoặc rượu, bọc vải xát.
  1. Tràng nhạc đã hoặc chưa vỡ: Lá Tiêu giã nát, thêm ít muối và đắp
  1. Cấp cứu dịch tả (ở An Giang), dùng trị bệnh dịch tả, trên mửa, dưới ỉa, khát nước, người mê mệt, lăn lộn: Đậu xanh (để cả vỏ) 5 chỉ, Tiêu sọ 5 chỉ, bột cà phê 2 chỉ và Gừng sống 5 chỉ. Các vị hiệp chung, quết cho nhừ, chế nước sôi vào nhồi cho đều, lược lấy nước cho bệnh nhân uống mỗi lần 1 muỗng Cách 1 giờ đồng hồ uống 1 lần, uống nhiều lần trong ngày.
Bào chế: Loại bỏ tạp chất, vụn nát, khi dùng nghiền thành bột mịn.

Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, không nên dùng.

Chú ý: Quả chín phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài của cây Hồ tiêu gọi là Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album).

Hải long

HẢI LONG

Tên khoa học: Syngnathoides biaculeatus Bloch, Syngnathus acus L., Solenograthus hardwichii Gray., họ Hải long (Syngnathidae).

Phân bố: Vùng biển nước ta có khai thác các loài Hải long làm thuốc.

Bộ phận dùng: Toàn thân bỏ ruột phơi khô của một số loài Hải long (Syngnathoides biaculeatus Bloch, Syngnathus acus L., Solenograthus hardwichii Gray.)

Thành phần hoá học: Protid, lipid.

Công năng: Bổ Can thận, mạnh gân cốt.

Công dụng: Thuốc bổ, kích thích sinh dục, chữa liệt dương, phụ nữ khó mang thai, đau lưng mỏi gối, báng bụng. Dùng ngoài chữa đinh độc, u nhọt.

Cách dùng, liều lượng: 4 – 10g một ngày. Dạng thuốc sắc, bột, rượu, hoàn.

Hải long

Giảo cổ lam

GIẢO CỔ LAM


Tên khác: Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm.

Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb). Makino họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Mô tả: Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi sấy khô của cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)

Phân bố: Cây mọc ở độ cao 200 – 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Ở Việt Nam đã được trồng ở Sa Pa và Hòa Bình.

Giảo cổ lam

Thành phần hóa học:



  • Chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm)

  • Có chứa nhiều Flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và chống lão hoá mạ

  • Chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe,

Tác dụng dược lý:


+ Tác dụng giảm mỡ máu (triglycerid và cholesterol): GCL ức chế tăng cholesterol 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh

+ Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): GCL làm tăng lực 214,2%

+ Tác dụng bảo vệ tế bào gan: đã chứng minh GCL bảo vệ tế bào gan mạnh tr¬uớc sự tấn công của các chất gây độc (CCL4) và làm tăng tiết mật.

+ Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: GCL làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hoá chất Cyclophosphamid.

+ Tác dụng hạ đuờng máu: GCL có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500 mg/ kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000mg/ kg làm hạ tối đa tới 36%. Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000 mg/ kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm chứng. GCL gây hạ đường huyết yếu trên chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường huyết cao. Như vậy, ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin, GCL có thể còn làm tăng nhậy cảm của mô đích với insulin.

+ Phòng ung thư: Tỷ lệ ức chế khối u từ 20 – 80%, phòng ngừa u hoá tế bào bình thường.

+ Chống suy thoái tế bào: cho dịch chiết GCL vào môi tru¬ờng nuôi cấy tế bào da ng¬uời, số lần tái sinh tăng từ 20 lên 27 lần, kéo dài tuổi thọ tế bào 22,7%

Tác dụng lâm sàng (thử trên người):

  • Tác dụng giảm cân: Sau hai tháng dùng GCL chỉ số BMI giảm từ 25,04 xuống còn 23,12 với P<0,01. Như vậy tác dụng giảm cân của GCL là tương đối mạnh, tuy nhiên GCL chỉ làm giảm luợng mỡ dư thừa tích tụ ở vùng bụng, đùi và nội tạng do tăng cường chuyển hoá mỡ nhưng lại làm tăng trọng lượng cơ bắp nên chỉ giảm cân tốt ở những người béo.

  • Tác dụng tăng lực: GCL làm tăng lực co cơ tới 11,112kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng GCL cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc (còn được gọi là doping thiên nhiên)

  • Tác dụng trên huyết áp: sau hai tháng điều trị bằng GCL, huyết áp trung bình của các bệnh nhân giảm từ 113, 765 xuống còn 97,

  • Tác dụng giảm mỡ máu: Giảo cổ lam làm hạ mỡ trong máu tới 20%, đặc biệt làm giảm LDL (Cholesterol xấu) 22%
  • Tác dụng bảo vệ gan: 100 bệnh nhân bị viêm gan B dùng GCL trong hai tháng đã cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh

  • Các triệu chứng cơ năng khác: Đau đầu, thiếu máu não, đau tức ngực, choáng ngất, mệt mỏi đều đu¬ợc cải thiện rất tố Về ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều có cải thiện tốt lên (bệnh nhân dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng, hạn chế số lần đi tiểu trong đêm, hết táo bón).

Công dụng:
  • Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.

  • Chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc

  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối

  • Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.

  • Tăng cường chức năng giải độc của gan.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc hoặc hãm với nước uống thay chè.

Ghi chú:

  • Người ta còn dùng cây Cổ yếm lá bóng (Gynostemma laxum ) với cùng công dụng.
  • Giảo cổ lam cũng hay bị nhầm lẫn với cây Dây quai bị – Tetrastigma strumarium , thuộc họ Nho – Vitaceae

Cây Gấc

GẤC


Tên khác: Mộc miết (木鳖), Muricic (Pháp), Cochinchina Momordica (Anh).

Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng, họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Mô tả: Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ.

Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.

Phân bố: Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta.

Thu hái: Trồng bằng hạt hay giâm cành vào các tháng 2 – 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả.

Bộ phận dùng: Màng hạt, nhân hạt (Mộc miết tử – Semen Momordicae), rễ.

+ Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen Momordicae) đã bốc vỏ màng và chế biến khô.

+ Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc.

+ Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.

Thành phần hoá học: Nhân hạt Gấc có khoảng 6% nước, 8,9% chất vô cơ 55,3% acid béo 16,5% protein, 2,9% đường. 1,8% tanin, 2,8% cellulose và một số enzym. Hạt gấc chứa acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic, acid a- elacostearic, còn có acid amin, alcol. Dầu gấc chứa acid oleic 44,4%, acid linoleic 14,7%, acid stearic 7,89%, acid palmatic 33,8%. Màng hạt Gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là b-caroten và lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng b-caroten của Gấc cao gấp đôi của Cà rốt. Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa momordin một saponin triterpenoid; các chiết xuất cồn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol.

Cây Gấc

Công dụng, cách dùng:


+ Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.

+ Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn trong bệnh khô mắt, quáng gà. Liều dùng dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bơi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng).

+ Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g.

Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.

+ Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam.

+ Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy.

Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm.

Đương quy

Tên khác: Can Qui, cây đương quy

Tính vị:

  1. Bản Kinh: ngọt cay, ấm

  1. Ngô Phổ Bản Kinh: “thần nông, hoàng đế, biển thước: ngọt, không độc. kỳ bá, lôi công: cay, không độc.

  1. Biệt Lục: cay, đại ôn, không độc

  1. Bản Thảo Thuật: vị đắng, ôn, không độc
Đương quy

Quy kinh: vào Tâm, Can, Tỳ Kinh
  1. Thang Dịch Bản Thảo: nhập thủ thiếu âm, túc thái dương, quyết âm
  1. Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: nhập tâm, can, phế
Công năng chủ trị:

Đương quy dùng để bổ huyết hòa huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận táo hoạt trường. trị kinh nguyệt bất điều, bế kinh phúc thống, chưng hà kết tụ, băng huyết, huyết hư đầu thống, huyễn vựng, nuy tý, trường táo, tiện khó, xích lỵ, ung thũng, bị đòn đánh.
  1. Bản Kinh: “ chủ khái nghịch thượng khí, ôn ngược hàn nhiệt, phụ nữ lậu hạ, tuyệt tử, các chứng ngứa, mụn nhọt, sắc uống.
  1. Biệt Lục: “ông trung chỉ thống, trừ các huyết tắc ở trong, trúng phong co quắp, không ra mồ hôi, thấp tý, bổ ngũ tạng, sinh cơ nhục.
  1. Dược Tính Luận: chỉ khái nghịch, hư lao hàn nhiệt, phá xúc huyết, chủ phụ nữ băng trung, hạ truongf vị lãnh, bổ các loại bất túc, chỉ lỵ phúc thống. sắc uống một mình trị ôn ngược, chủ phụ nữ lịch huyết yêu thống, trị đau răng không thể chịu, người hư lạnh càng nên dùng.
  1. Nhật Hoa Tử Bản Thảo: trị phong, huyết, bổ lao, phá ác huyết, dưỡng huyết mới.
  1. Trân Châu Nang: đầu thì phá huyết, thân hành huyết, đuôi chỉ huyết. (thang dịch bản thảo: đầu chỉ huyết, thân hòa huyết, ngọn phá huyết
  1. Lý Cảo: “ngọn đương quy phá ác huyết, chủ sản hậu ác huyết thượng xung, khứ các loại mụn nhọt thũng kết, trị kim thương ác huyết, ôn trung nhuận táo chit thống
  1. Vương Hảo Cổ: chủ quặt quẹo thích nằm, chân nóng mà đau. Là bệnh của xung mạch, khí nghịch bên trong, là bệnh của đới mạch bụng đau, lưng đung đưa như ngồi trên nước.
  1. Bản Thảo Mông Thuyên: trục huyết ngưng do bị đánh, đau do nhiệt lỵ trong trường vị

  1. Cương Mục: trị đau đầu, các loại đau tâm phúc, nhuận trường vị cân cốt bì phu, trị ung thũng, bài nùng chỉ thống, hòa huyết bổ huyết.

  1. Bản Thảo Tái Tân: trị thân người trướng thũng, huyết mạch bất hòa, âm phận bất túc, an thai sống, trụy thai chết.

Cách dùng, liều lượng:

Uống trong: sắc thang 5-15g. ngâm rượu, nấu cao hoặc làm hoàn, tán. Trường hợp bổ huyết, cải thiện tuần hoàn, táo bón đương quy có thể dùng liều cao, có thể dùng đến 40 – 80g.
Chú ý:

Trường hợp thấp trở trung mãn đại tiện lỏng dùng thận trọng

  1. Bản Thảo Hối Ngôn: phong hàn chưa rõ, sợ lạnh phát nhiệt, biểu chứng cấm dùng.

  1. Thái Thảo Kinh Sơ: trường vị hư nhược, tiết tả , bệnh tỳ vị sợ ăn, ăn không ngon, chậm tiêu cấm dùng, ngay cả sản hậu, thai tiền cũng không dùng.


Phụ phương:


  1. Điều ích vinh vệ, tư dưỡng khí huyết. Trị xung nhâm hư tổn, nguyệt thủy bất điều, bụng, rốn đau, băng trung đới hạ, huyết báng thành khối, đau đớn khát nước, mang thai vốn lạnh, thai động bất an, huyết ra không ngừng, phong hàn nội bác, ác lộ bất hạ, kết thành tích tụ, bụng dưới cứng đau, khi hàn khi nhiệt: đương qui, xuyên khung, bạch thược, thục địa tất cả tán bột, mỗi ngày uống 12 g, nước một chén rưỡi sắc lấy 8 phần bỏ cặn uống nóng, lúc bụng rỗng trước ăn.
  1. Trị phụ nữ kinh nguyệt không thông: đương quy 40g, can tất (sao đến khí ra khói), xuyên khung 20. Cho 3 vị trên tán bột, luyện mật làm hoàn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 viên, uống với rượu ấm.

  1. Trị kinh nguyệt nghịch hành từ mũi miệng ra: quy vỹ, hồng hoa đều 12g, nước bát rưỡi sắc láy 8 phần uống ấm.

  1. Trị huyết băng: đương quy 40 g, long cốt 80g, hương phụ 12, tông mao sao cháy 20g, nghiền thành bột.

  1. Trị huyết báng đau trướng, mạch đới sáp: đương quy 90g, quế tâm 70, bạch thược 60, bồ hoàng 60, huyết kiệt 90, diên hồ sách 70, tán nhỏ, sắc với rượu 12g, bỏ bã uống nóng.

  1. Trị đới hạ ngũ sắc, phúc thống, ăn ít, người gầy: đương quy 30g, miết giáp 30, xuyên đại hoàng 30, bạch truật 10, hồ tiêu 60, binh lang 10, chỉ xác 10, tất bát 15g, cho vào tán bột, luyện mật hoàn như hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống trước ăn với rượu ấm 30 viên.

  1. Trị phụ nữ có thai trong bụng đau: đương qui 90, bạch thược 300, phục linh 120, bạch truật 120, trạch tả 150, xuyên khung 150, tất cả tán bột. Uống mỗi lần 1 thìa với rượu

  1. Phụ nữ mang thai tiểu tiện khó, ăn uống không ngon: đương qui, bối mẫu, khổ sâm, đều 120g, tán nhỏ luyệ hoàn như hạt đậu nhỏ, mỗi lần uống 3 viên.

  1. Trị phụ nữ mang thai động thai, lưng bụng đau đớn: đương quy 15 g, thông bạch 3, sắc uống.

  1. Trị sản hậu bại huyết không tán, kết tích thành khối, đau đớn khát nước không chịu nổi: đương qui 30, quỉ tiễn vũ 30, hồng lam hoa 30, các vị trên tán bột, mỗi lần uống 12g.

  1. Trị bệnh sài, hoặc sản hậu bất tỉnh nhân sự, miệng chảy dãi: đương qui, kinh giới tuệ lượng bằng nhau. Tán bột mỗi lần uống 12g.

  1. Trị sau đẻ bụng đau, hàn sán hư lao bất túc: đương quy 120, sinh khương 150, thịt dê 300. Ba vị trên lấy nước đun 800ml lấy 300ml, uống nóng. Ngày 3 lần uống.

  1. Trị đại tiên không thông: đương qui, bạch chỉ lượng bằng nhau, mỗi lần uống 6g.

  1. Trị cơ nhiệt, táo nhiệt, khát muốn uống, mắt đỏ, mặt đỏ, ngày đêm không đỡ, mạch hồng đại mà hư, trọng ấn là mất: hoàng kỳ 30, đương qui 60, thuốc trên cho 2 bát nước sắc lấy 1, uống ấm, lúc bụng rỗng trước ăn.

  1. Trị bách hổ phong, đau đớn không thôi: đương qui 30, quế tâm 30, địa long 30, bạch cương tằm 30, uy linh tiên 30, lậu lô 30, xuyên khung 30, bạch chỉ 30, thuốc trên tán nhỏ, uống với rượu nóng 6g.

  1. Trị huyết lỵ, trong ruột đau đớn: đương qui 12g, hoàng liên 30, long cốt 60, 3 vị trên tán bột. Mỗi lần uống 6 g.

  1. Trị tự hãn: đương qui, sinh địa, thục địa, hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên lượng bằng nhau, thêm một chút hoàng kỳ. Tán bột, mỗi lần uongs 20g, 2 bát nước đun thành 1 bát, uống trước ăn, trẻ con giảm liều 1 nửa.

  1. Trị các loại mụn nhọt thũng trướng, đã vỡ hoặc chưa vỡ: đương qui, hoàng kỳ, qua lâu, mộc hương, hoàng liên lượng bằng nhau, tán nhỏ, sắc 30g uống.

  1. Trị từ cốt ung đến ác sang: đương qui 20, cam thảo 30, chi tử 12 hạt, miết giáp 1 cái. Tán bột uống 12g.

Ứng dụng lâm sàng:

Đương qui là vị thuốc dùng nhiều nhất trên lâm sàng Đông y. Trường hợp cần dưỡng huyết thông mạch thì dù là huyết chứng, hư chứng, biểu chứng hay ung nhọt ngoài da đều dùng được Đương qui.

1.Đối với phụ khoa: Đương qui là chủ dược, chủ yếu dùng điều kinh, đối với đau kinh dùng rất hay, thường phối hợp với Bạch thưọc, Xuyên khung, Hương phụ. Nói chung các bài thuốc không thể thiếu Đưong qui.

Tứ vật thang ( Qui Thục Khung Thược): là bài thuốc chính để điều huyết ( lý huyết). Trị các chứng huyết hư, huyết ứ, kinh nguyệt không đều, các chứng tai biến tiền sản hậu đều trên cơ sở bài thuốc đó mà gia giảm.

2.Dùng Đương qui dưỡng huyết: đối với chứng Tâm huyết hư ( hồi hộp, dễ quên, mất ngủ, tâm phiền, bứt rứt.) thường dùng bài:

Đương qui bổ huyết thang ( Nội ngoại thương biên hoạt luận): Đương qui 8g, Hoàng kỳ 30 – 40g, sắc nước uống.

Trường hợp tỳ huyết hư (da vàng bủng, người gầy, ăn kém) dùng bài:

Tứ vật thang ( Hòa tể cục phương): Thục địa 12g, Đương qui 8g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 4g, sắc uống.

Trường hợp can huyết hư ( đau váng đầu, hoa mắt, ù tai, chân tay co rút.) dùng bài:

Nhất quán tiễn ( Liễu châu y thoại): Đương qui thân 12g, Bắc Sa sâm 12g, Mạch môn 8g, Sinh địa 8g, Kỷ tử 16g, Xuyên luyện tử 4 – 6g, sắc uống.

3.Trị ứ huyết chân tay do té ngã chấn thương: phần mềm sưng đau, hoặc viêm tắc động mạch, dùng Đương qui hoạt huyết trục ứ, dùng bài:

Hoạt lạc hiệu linh đơn: Đơn sâm 20g, Đương qui 12g, Nhũ hương 6g, Mộc dược 6g, sắc uống. Bài thuốc này trị được đau bụng.

4.Trị đau lưng do khí huyết ứ trệ kiêm hư hàn: thường gặp sau đẻ đau bụng, dùng bài:

Đương qui kiến trung thang ( Thiên kim dực phương): Đương qui 16g, Quế chi 8g, Bạch thược 16g, Bột Cam thảo 10g, Sinh khương 4g, Hồng táo 20g, Đường phèn 40g, hòa với thuốc sắc uống. Hoặc bài:

Đương qui sinh khương dương nhục thang ( Kim quỉ yếu lược): Thịt dê 200g, Đương qui 40g, Gừng tươi 20g, chưng cách thủy hoặc sắc nước uống ấm.

Trường hợp đau do ứ trệ ( đau bụng kiết lî hoặc đau bụng kinh ở phụ nữ) dùng bài gia vị Đương qui Thược dược tán:

Đương qui 12g, Bạch thược 16g, Xuyên khung 8g, Bạch truật, Bạch linh, Trạch tả mỗi thứ 12g, Hương phụ 8g, Diên hồ sách 8g, sắc uống.

5.Trị unh nhọt kéo dài ( ung thư, thóat thư, lở kéo lóet kéo dài khó lành, viêm tắt động mạch.) dùng bài:

Tứ diệu dũng an thang ( Nghiệm phương tân biên) gia vị: Huyền sâm 16g, Đương qui 12g, Kim ngân hoa 16 – 20g, sinh Cam thảo 4 – 8g, gia Bồ công anh 16g, Đơn sâm 12g, Xích tiểu đậu 12g, Xuyên sơn giáp 12 – 16g, Địa long 8 – 12g. Trường hợp thóat thư ứ huyết nặng gia Đào nhân 12g, Hồng hoa 8 – 10g, khí hư gia Hoàng kỳ 12 – 16g, Đảng sâm 12g.

6.Trị táo bón do khí hư: dùng bài Tế xuyên tiễn ( Cảnh nhạc toàn thư):

Tế xuyên tiễn: Đương qui 16g, Xuyên Ngưu tất 8 – 12g, Nhục thung dung 12g, Trạch tả 12g, Thăng ma 3g, Chỉ xác 6g, sắc uống.

Đương qui (sao với dầu mè 40g) sắc uống.

Nhuận tràng hoàn: Đương qui vĩ 12g, Đại hoàng 6 – 10g, Đào nhân, Ma nhân mỗi thứ 20 – 30g, Khương hoạt 16g, tán bột mịn luyện mật uống 8g x 2 lần/ngày, uống sáng tối trước lúc ngủ. Trị chứng bón do huyết táo.

7.Trị hen suyễn: dùng bài Kim thủy lục quân tiễn ( Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 8g, Thục địa 16 – 20g, Trần bì 12g, Khung Bán hạ 8 – 12g, Bạch linh 12g, Chích Cam thảo 6g, Sinh khương 3 lát, sắc uống.

Uống cao Đương qui mỗi ngày 9 – 10g, chia 3 lần, 10 ngày là một liệu trình. Đã theo dõi kết quả 24 ca phế khí thũng, 26 ca phế khí thũng có biến chứng tâm phế mạn sau 5 – 6 liệu trình có kết quả tương đối tốt, lượng thông khí được cải thiện rõ, hết hoặc giảm ho đờm rõ ( Phạm Huyện, Quan sát Đương qui trị Phế khí thũng và phế khí thũng có biến chứng tâm phế mạn – Học báo Trung y học viện Hà nam 1978,2:31).

8.Trị rối loạn nhịp tim: Tác giả dùng dịch tiêm Đương qui 25 – 50% 60 – 120ml chích trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc truyền ngày 1 lần hoặc dùng sirô Đương qui 150% uống 20ml x 3 lần/ngày, 15 ngày là một liệu trình. Đã trị 100 ca rối loạn nhịp tim trong đó 70 ca rối loạn nhịp thất 30 ca, có kết quả 25 ca ( tỷ lệ kết quả 83,3%). Trị 3 ca rung nhĩ, kết quả rõ 1 ca ( Tưởng Tích Gia và cộng sự, sơ bộ quan sát 100 ca rối loạn nhịp tim điều trị bằng Đương qui, Trung y tạp chí 1981,7:54).

9.Trị xơ cứng động mạch não: dùng dịch tiêm phức phương Đương qui 40ml ( mỗi 100ml có: Đương qui10g, Xuyên khung 10g, Hồng hoa8g) cho vào 60ml dịch muối sinh lý truyền tĩnh mạch 40 – 60 giọt/phút, ngày 1 lần hoặc mỗi ngày chích bắp 4ml ( mỗi 10ml có: Đương qui 2,5g, Xuyên khung 2,5g, Hồng hoa 5g), ngày 1 lần; 25 lần là một liệu trình. Đã trị 52 ca, trong đó truyền tĩnh mạch 33 ca, kết quả rõ 13 ca, tiến bộ 19 ca, tỷ lệ kết quả 84,2% ( Khoa Thần kinh Tổng Y viện Quân khu Thẩm dương, Sơ bộ nhận xét 52 ca xơ cứng mạch máu não điều trị bằng phức phương Đương qui, Tân Trung y 1977,1:23).

10.Trị đau nửa đầu: mỗi lần uống Đương qui tố 100mg, ngày 3 lần. Đã theo dõi 35 ca, có kết quả 82,9% (Đường vạn Nghi và cộng sự, theo dõi kết quả điều trị đau nửa đầu bằng cho uống Đương qui tố, Báo Y học Bắc kinh 1988,2:95).

11.Trị đau lưng đùi: Chích vào điểm đau dịch tiêm Đương qui và Xuyên khung ( một số ít chích bắp hoặc chích huyệt), hàng ngày hoặc cách nhật, 10 ngày là một liệu trình, có kết quả dùng tiếp, không kết quả ngưng dùng. Đã chữa trị hơn 1000 ca có đầy đủ tư liệu: 337 ca khỏi 215 ca, tiến bộ 112 ca, không kết quả 10 ca, tỷ lệ kết quả 97% ( Chu dụng Hào, Phép hoạt huyết hóa ứ trị lưng đùi đau. Tân trung y 1980,2:34).

12.Giảm đau sau phẫu thuật ngoại khoa lồng ngực: Sau phẫu thuật trước khi đóng lồng ngực, chích dịch tiêm Đương qui 5% vào vùng miệng phẫu thuật trên dưới 1 -2 gian sườn bao gồm vùng gian sườn có ống dẫn lưu, mỗi gian sườn 5ml. Đã trị 105 ca, kết quả tốt 84 ca, khá 16 ca, kém 5 ca, tỷ lệ số tốt và khá là 95,2% ( Khoa Ngoại Tổng Y viện Giải phóng quân Bắc kinh, dùng dịch tiêm Đương qui chống đau sau phẫu thuật lồng ngực, Tạp chí Tân y dược học 1976,12:26).

13.Trị bệnh gan:

Dùng viên Đương qui phức phương ( Đương qui, Đơn sâm lượng bằng nhau), mỗi viên 0,3g, 3 viên/lần x 3 lần/ngày, một liệu trình là 3 tháng. Trị 75 ca viêm gan mạn tính có TTT (+), có kết quả hồi phục trước mắt 49 ca (65,33%), có tác dụng giảm gamma globulin rõ ( Uông Thừa Bách, Báo cáo của Hội nghị toàn quốc về Trung tây y kết hợp điều trị bệnh tiêu hóa và viêm gan, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,2:127).

Dùng trị viêm gan mạn và xơ gan: mỗi lần tiêm bắp dịch tiêm Đương qui 4ml (hàm lượng Đương qui 4g/1ml, ngày 1 lần, một số bệnh nhân uống Đương qui hoàn (chế phẩm của Xí nghiệp Phật từ, Lan châu), mỗi lần 15 viên x 2 – 3 lần/ngày, một liệu trình 2 tháng. Trị viêm gan mạn 10 ca, viêm gan tiến triển 7 ca, xơ gan 10 ca đều có tác dụng nhất định cải thiện triệu chứng và hồi phục chức năng gan ( Quan Mậu Hội và cộng sự, Quan sát sơ bộ Đương qui điều trị viêm gan mạn và xơ gan, Tin tức Trung y dược 1985,3:18).

14.Trị viêm thận cấp: dùng dịch tiêm Đương qui 0,3 – 1ml, chích vào các huyệt Thận du, Trung cực, Thủy tuyền hoặc các điểm nhạy cảm phụ cận, mỗi ngày 1 lần, huyệt vùng lưng lượng nhiều hơn, bệnh chuyển biến tốt, giảm lượng. Đã trị 33 ca trong đó 11 ca có dùng thêm trụ sinh và các thuốc khác, không hạn chế uống nước và muối. Toàn bộ khỏi trước mắt ( Long Đức Toàn, tiêm huyệt Đương qui trị 33 ca viêm thận cấp, báo Tân y học 1976,6:294).

15.Trị thống kinh: mỗi lần uống Đương qui tinh dầu hoàn 3 hoàn ( mỗi hoàn 50mg), ngày 3 lần, uống liền trong 15 – 20 ngày. Theo dõi 112 ca tỷ lệ giảm đau 76,79% (Cao Anh Mẫn và cộng sự, Hoàn Tinh dầu Đương qui trị thống kinh, theo dõi 112 ca Học báo Y học viện Lam châu 1988,1:36).

16.Thuốc trị chảy máu đường tiêu hóa: Dùng Đương qui sống nướng khô, tán bột, mỗi lần uống nuốt 4,5g, ngày 3 lần và tùy tình hình lúc vào viện truyền dịch, chế độ ăn bán lỏng. Đã trị 40 ca (loại các trường hợp xuất huyết thực quản). Kết quả tốt 30 ca, có kết quả 4 ca không kết quả 6 ca ( Tưởng Nhật Minh và cộng sự – Bột Đương qui trị 40 ca xuất huyết tiêu hóa trên Tạp chí Trung y Liêu ninh 1982,6:40).

17.Trị sa tử cung: dùng 50% dịch tiêm Đương qui (1ml có 9,5g thuốc sống), mỗi ngày tiêm mỗi bên huyệt Tam âm giao, Túc tam lý 2ml ( hoặc 2 bên giao nhau cách nhật) 1 lần, liệu trình đối với độ 1 là 7 ngày, độ 2 là 14 ngày, độ 3 là 21 ngày. Đã trị 67 ca, khỏi 27 ca, có kết quả 34 ca, không kết quả 6 ca, tỷ lệ có kết quả 90% ( Lý cửu Cao, chế dịch Đương qui 50%, Thông báo Dược học 1979,7:310).

18.Trị mất ngủ: dùng dịch tiêm Đương qui 4ml ( mỗi ống 2 ml 5% Đương qui), chích huyệt An miên 2 bên, mỗi bên 2 ml (dùng kim nhỏ số 5), mỗi ngày hoặc cách nhật 1 lần, 10 lần là một liệu trình. Theo dõi 50 ca, sau một liệu trình, khỏi 12 ca, có kết quả 32 ca, không kết quả 6 ca, tỷ lệ kết quả chung là 88% ( Vương Ninh Sinh, thủy châm dịch Đương qui trị mất ngủ 50 ca, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1983,5:319).

19.Trị đái dầm: dùng 55 dịch tiêm Đương qui, thủy châm các huyệt sau: Thận du, Bàng quang du, Đại trường du, Quan nguyên, Trung cực, Tam âm giao, Điểm di niệu (điểm giữa nếp lằn ngang giữa 2 đốt 1 và 2 ngón út phía lòng bàn tay), mỗi lần chọn 3 – 4 huyệt, mỗi huyệt chích 0,5 – 1ml, ngày 1 lần, chích một tuần không kết quả ngưng chích. Đã trị 87 ca, theo dõi trên 2 năm, kết quả 1 lần chích khỏi 28 ca, 2 – 5 lần chích khỏi 34 ca, tiến bộ rõ 11 ca, 9 ca không được theo dõi ( Thang truyền Quân, Đương qui thủy châm trị đái dầm, Tạp chí Thầy thuốc chân đất 1977,4:21).

20.Trị viêm tắc động mạch: dùng 105 dịch chích tĩnh mạch Đương qui hoặc 255 dịch chích tĩnh mạch Đương qui 80 – 100ml, bệnh nặng gia thêm liều, chích hoặc truyền tĩnh mạch với dịch 10% 10 – 2-ml, với 25% 5 – 10ml, chích vào động mạch. Hoặc dùng 55 dịch tiêm bắp 5 – 20ml chích vào điểm huyệt nhạy cảm hoặc tiết đoạn thần kinh. Mỗi ngày 1 lần, một tuần 6 lần, 4 tuần là một liệu trình. Đã trị 52 ca, kết quả 88,5%, có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn máu, tăng nhiệt độ ở da, chống phát sinh và phát triển hoại tử, tăng nhanh lành vết lóet ( Tổ Đương qui ngoại khoa Bệnh viện số 2 Viện Y học Hà bắc, Quan sát hiệu quả lâm sàng của dịch tiêm Đương qui đối với viêm tắc động mạch, Tạp chí Tân y dược học 1977,11:35).

21.Trị Herpes zoster: mỗi lần uống bột Đương qui 0,5 – 1g, cách 4 – 6giờ uống 1 lần. Trị 54 ca, bình quân 6 – 7 ngày khỏi. ( Lê Trung Phi và cộng sự, Hiệu quả của Đương qui trị 54 ca Herpes zoster, Tạp chí Trung hoa y học 1961, 5:317).

22.Trị Psoriasis: dùng 2% dịch tiêm Đương qui 4ml 2% Procain 4ml, trộn đều thủy châm huyệt vị, ngày 1 lần. Đã trị 100 ca, khỏi 80 ca, kết quả tốt 15 ca, có tiến bộ 5 ca ( Lương Đức Niên và cộng sự, Thảo luận về 200 ca Psoriasis, có chế phát bệnh và hiệu quả điều trị, Học báo Trung y dược 1981,4:34).

23.Trị chứng trọc đầu: dùng Đương qui, Bá tử nhân mỗi thứ 500g tán bột luyện mật làm hoàn bằng hạt đậu, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống sau bữa ăn 9g. Đã trị hơn 40 ca, kết quả tốt ( Tiết Duy Chấn, Điều trị trọc đầu bằng Trung dược Báo trung y Thiểm tây, 1987,9:419).

24.Trị chàm, mề đay ( urticaire) và bệnh ngoài da: dùng dịch tiêm Đương qui thủy châm huyệt loa tai, thường dùng cách huyệt Tuyến thượng thận, nội tiết, thần môn, dưới vỏ não. Đối với chàm, mề đay gia Khu phế, bệnh sắc tố gia Khu Can, mỗi bên chọn 2 huyệt, mỗi huyệt chích 0,1 – 0,2ml, cách nhật, một liệu trình 10 – 20 lần. Đã trị 363 ca, tỷ lệ kết quả 90,75 ( Khoa Da liễu Y viện Trung tâm Thái nguyên, Quan sát hiệu quả điều trị chàm, mề đay và bệnh ngoài da bằng thủy nhĩ châm Đương qui, Tạp chí Y dương Sơn tây 1975,5:69).

25.Trị nứt nẻ hậu môn: Dịch tiêm Đương qui 2ml gia 1% Lidocain 3 – 5ml, chích vào đáy vùng nứt. Trị có theo dõi 114 ca, ttr lệ kết quả 96,5% ( Từ nguyên Khang, Nhận xét lâm sàng về điều trị nứt hậu môn bằng dịch tiêm Đương qui, Báo Trung y Thiên tân 1986,4:10).

26.Trị viêm xoang hàm mạn tính có mủ: trước rửa sạch hết nước và mủ trong xoang, rồi bơm vào nước Hoàng liên, Đương qui 5 – 8ml ( mỗi 100ml có Hoàng liên, Đương qui, mỗi thứ 20g, mỗi tuần 1 – 2 lần. Đã trị 302 ca, có 267 xoang, tỷ lệ khỏi 84,3%, tiến bộ tốt 9%, tỷ lệ kết quả 93,3% ( Chu chuẩn Thành, Trị viêm xoang hàm mạn tính có mủ bằng dịch Đương qui – Hoàng liên, Tạp chí Y học Trung hoa 1975,2:132).

27.Trị viêm mũi mạn: sau khi dùng cồn vô trùng da mũi, dùng 5% dịch Đương qui đã diệt khuẩn ( pH 5) 1ml gia thêm một ít 0,5% procain, dùng kim nhỏ số 41/2 chích vào hai huyệt Nghênh hương, mỗi bên 0,5ml, ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình. Đã trị 32 ca trong đó có 4 ca dị ứng viêm mũi đều khỏi, viêm mũi đơn thuần 17 ca, khỏi 13 ca, kết quả rõ 2 ca, giảm nhẹ 3 ca, không kết quả 1 ca ( Khoa Tai mũi họng Bệnh viện nhân dân số 4 Thành phố Cát lâm, giới thiệu dịch Đương qui thủy châm điều trị viêm mũi mạn, Tạp chí Tân y dược học 1974,9:17).

Ngoài ra còn dùng dịch Đương qui Hồng hoa ( 5% dịch Đương qui 0,5ml; 0,1% Hồng hoa 0,3ml) chích vào dưới niêm mạc mũi. Trị viêm mũi phì đại mạn 43 ca, tỷ lệ đạt kết quả 90,7% ( Lý Hồng Căn và cộng sự, Sơ bộ nhận xét về dịch Hồng hoa – Đương qui trị viêm mũi phì đại mạn tính, Tạp chí Y Trung cấp 1986,5:49).

28.Trị viêm họng mạn: dùng 50% dịch Đương qui chích vào huyệt nhạy cảm ở cổ ( thường vị trí huyệt cách đốt sống cổ 4 và 5 ra 2 bên 5 phân, tương đương huyệt Giáp tích Hoa đà), mỗi lần mỗi bên 0,5ml, ngày 1 lần, 10 lần là một liệu trình. Theo dõi 130 ca kết quả tốt ( Lý Trấn, Chích dịch 50% Đương qui vào huyệt nhạy cảm ở cổ trị viêm họng mạn tính 130 ca Tạp chí Trung y Liêu ninh 1986,4:39).

29.Trị điếc đột ngột: dùng dịch tiêm 200% Đương qui 20ml gia glucoz 5% 20ml, chích tĩnh mạch ngày 1 lần, mỗi liệu trình 5 ngày. Theo dõi 4 – 5 liệu trình, đã trị 105 ca, khỏi 21 ca, kết quả tiến bộ 29 ca, không kết quả 26 ca, tỷ lệ kết quả 75% tốt hơn tổ đối chiếu dùng Tây y ( Phùng Nghiêm và cộng sự, Quan sát lâm sàng điếc đột ngột bằng dịch tiêm nồng độ cao Đương qui, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986, 9:536).

30.Trị viêm xơ tổ chức xốp ngọc hành: dùng 10% dịch Đương qui 2ml gia 2% Procain 1ml chích vào đường cứng quanh tổ chức xốp, mỗi tuần 1 lần. Đã trị 2 ca khỏi sau 5 và 10 lần chích ( Lỗ Hiệp và cộng sự, Dịch Đương qui trị khỏi 2 ca viêm xơ tổ chức xốp Ngọc hành, Báo Y học Bắc kinh 1980,1:47).

31.Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:

Trị chảy máu cam không ngừng: Đương qui sao khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với nước cháo, ngày 2 – 3 lần.

Dưỡng não hoàn: Đương qui 100g, Viễn chí 40g, Xương bồ 40g, Táo nhân 60g, Ngũ vị 60g, Kỷ tử 80g, Đởm tinh 40g, Thiên trúc hoàng 40g, Long cốt 40g, Ích trí nhân 60g, Hổ phách 40g, Nhục thung dung 80g, Bá tử nhân 60g, Chu sa 40g, Hồ đào nhục 80g. Tất cả tán thành bột thêm mật ong viên thành viên nặng 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống liền 15 ngày.

Theo Y học cổ truyền bổ huyết dùng Đương qui thân, Hoạt huyết hóa ứ dùng Đương qui vĩ, Hòa huyết ( vừa bổ vừa hoạt) dùng toàn Đương qui. Đương qui đầu ít dùng một mình.

Bại tương thảo


Bại tương thảo – vị thuốc, tác dụng chữa bệnh


Tính bình vị đắng.Qui kinh: Vào kinh vị, Đại Trường, Can

Công dụng: giải độc bài nùng, hành kinh phá huyết.

Chủ trị: trị ung nhọt sưng đau.

Ứng dụng lâm sàng:

Chủ yếu điều trị viêm ruột thừa. Cổ nhân sớm đã dùng Ý dĩ phụ tử bại tương tán (kim quỹ yếu lược) để chữa âm sang, hiện nay dựa trên cơ sở đó gia giảm, dùng phối hợp với thuốc thanh nhiệt lương huyết, tăng cường thêm tác dụng tiêu viêm. Điều trị đám quánh ruột thừa, viêm ruột thừa dùng Âm ung phương sắc nước mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống, hiệu quả khá tốt. Ngoài ra còn phối hợp với Tử hoa địa đinh chữa mụn nhọt sưng, Nếu nhiệt tả (đi ngoài thuộc nhiệt chứng) thì phối hợp với kim ngân hoa, bồ công anh.

Bại tương thảo

Sử dụng chú ý:

Uống quá nhiều sẽ gây đau đầu, buồn nôn và bạch cầu giảm.

Lượng dùng: 9 – 30g.

Phương thuốc dùng bại tương thảo:

Âm ung phương: bại tương thảo 15g, sinh ý dĩ 15g, qua lâu nhân 15g, đào nhân 6g, đan bì 9g, ngân hoa 15g, liên tu 9g, tần bì 6g, tử hoa địa đinh 15g, diên hồ sách 6g.

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Mụn nhọt trong ruột, viêm ruột thừa, trong ruột có mủ dùng Ý dĩ nhân 10 phần, Phụ tử 2 phần, Bại tương 2 phần nghiền bột lần uống một muỗng canh đổ vào 2 bát nước uống còn 1 phân nửa uống một lần, tiêu ra thì bớt (Ý Dĩ Phụ Tử BạiTương Thang – Kim Qũy Yếu Lược).

+ Sản hậu xuống huyết đã đến 7-8 ngày không cầm, dùng đại tương, Đương quy mỗi thứ 6 phân. Tục đoạn, Thược dược mỗi thứ 8 phân, Xuyên khung, Trúc nhự mỗi thứ 4 phân, Sinh địa hoàng sao 12 phân đổ vào hai chén nước sắc còn 8 phân uống lúc đói (Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Sản hậu Đau lưng khó cử động dùng Bại tương. Đương quy mỗi thứ 8 phân, Xuyên khung, Thược dược, Quế tâm mỗi thứ 6 phân, 2 chén nước sắc còn 8 phân chia làm 2 lần uống, cử ăn hành (Quảng Tế Phương).

+ Sản hậu đau bụng như dùi châm, dùng Bại tương thảo 5 lượng, 4 bát nước sắc còn 2 bát lần uống 2 chén ngày 3 lần (Vệ Sinh Giản Dị Phương).

+ Quanh lưng lở loét ngứa ngáy dùng Bại tương thảo sắc lấy nước cốt rửa (Dương Thị Sản Nhũ Phương).

+ Trị đau bụng bón, viêm ruột thừa cấp tính thời kỳ chưa có mủ Bại tương, Tử hoa địa đinh, Bồ công anh, Đông qua nhân d?u 40g, Đào nhân 9g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị ho, đòm mủ trong phổi: Bại tương 1 cân, Ngư tinh thảo 2 cân, Lô căn, Hồng đằng mỗi thứ 1 cân, Cát cánh nửa cân, thêm nước sắc uống  (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị dinh nhọt không vỡ mû: Lá Bại tương loại non mới hái, giã nát đắp vào  (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị sản hậu ứ huyết chưa sạch, bụng dưới căng đau: Rễ Bại tương thảo 60g, sắc chia 3 lần uống  (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị viêm kết mạc cấp tính, sưng đau kết mạc do sung huyết: Bại tương thảo rễ, Bồ công anh đều 60g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống  (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị viêm gan vàng da cấp tính, giúp dễ tiểu, tiêu sưng: Bại tương, Khoản cân thảo, Thổ nhân trần đều 30g, Chi tử 15g, sắc uống với đường cát trắng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tham khảo:

+ Là thuốc hút mủ ung nhọt ngoại khoa, đặc biệt là chứng viêm ruột có mủ (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Phối hợp với Ý dĩ nhân, Phụ tử trị viêm ruột có mủ kéo dài (Thực Dụng Trung Y Học).