Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây thuốc quí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây thuốc quí. Hiển thị tất cả bài đăng

Cà vú dê

Gốc ở Trung Mỹ (Virginia) được nhập trồng làm cảnh, nay có khi gặp mọc hoang dại ở một số nơi như Lạng Sơn, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Cà vú dê 

Cà vú dê – Solanum mammosum L., thuộc họ Cà – Solanaceae.

Mô tả: Cây nhỏ, cứng cao tới 1,5m, có lông dày và gai. Lá có phiến to, dài 10-15cm, có gai đứng dẹp cao đến 2,5cm ở gân và lông dày; cuống dài. Tán hoa ngoài nách lá, mang 3-4 hoa; hoa màu vàng lam hay tím; đài có lông; cánh hoa hẹp; nhị vàng. Quả vàng, bóng, dài 5-8cm, phình rộng ở gốc và có nhiều u lồi ở gần cuống; hạt rộng 5-7mm, màu nâu đậm. Ra hoa quả quanh năm, chủ yếu vào mùa thu, mùa đông. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Solani Mammosi.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Mỹ (Virginia) được nhập trồng làm cảnh, nay có khi gặp mọc hoang dại ở một số nơi như Lạng Sơn, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Cây có độc. Với liều rất thấp, nó có tác dụng như một chất gây mê.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint – Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị.

Chân chim

Dùng vỏ thân 10-20g, vỏ rễ 6-12g dạng thuốc sắc. Rễ dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm. Người ta dùng vỏ chế dạng rượu ngọt. 1ml chứa 0,2g bột dược liệu khô với tên Langtonic (chai 500ml ngày uống hai lần, mỗi lần 15- 30ml) và dạng elixia (1ml chứa 2g bột dược liệu khô) với tên Langosin (lọ 150ml, ngày uống 5ml). Phụ nữ có thai không dùng được.

Chân chim
Chân chim, Ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng – Schefflera octophylla (Lour.) Harms, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-10m hay cây to cao đến 15m, có ruột xốp. Vỏ cây màu xám, cành nhỏ có lỗ bì. Lá mọc so le, có cuống dài, kép chân vịt, thường có 8 lá chét mép nguyên, hình bầu dục nhọn hai đầu, hơi thon hẹp hoặc tròn ở gốc, dài 7-17cm, rộng 3-6cm. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ họp thành chuỳ hoặc chùm tán ở đầu cành; trên cuống phụ của cụm hoa, đôi khi có những bông hoa đứng riêng lẻ. Quả mọng, hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín màu tím đen, chứa 6-8 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Hoa tháng 2-3, quả tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá. Cortex, Cortex Radicis, Radix et Folium Schefflerae Octophyllae.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Đông Dương, mọc hoang, thường mọc ở ven rừng, chân núi, sườn đồi, đất hoang từ 100-1500m, vùng núi từ Lạng Sơn đến Lâm Đồng (Đà Lạt). Thu hái vỏ thân, vỏ rễ và rễ nhỏ vào mùa xuân, mùa thu, cạo sạch lớp vỏ bẩn bên ngoài, đồ qua, thái miếng, ủ cho thơm rồi phơi trong râm tới khô. Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học: Vỏ thân chứa 0,9-1% tinh dầu; vỏ cành và vỏ rễ chứa saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanic.

Tính vị, tác dụng: Chân chim có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ. Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết. Người ta xem Chân chim như vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm, ngủ ngon, làm thuốc bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá thái nhỏ thành sợi, phơi khô để nấu canh cá, canh tôm. Khi nấu cá tôm chín, nêm mắm muối rồi, người ta nhắc nồi xoong xuống mới cho rau lằng vào, vì nếu nấu không thì canh rất đắng, khó ăn.

Vỏ thân và vỏ rễ dùng chữa: 1. Sổ mũi, cảm cúm phát sốt, đau họng; 2. Phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp; 3. Viêm hạch bạch huyết cấp, viêm tinh hoàn, đàn ông liệt dương, đàn bà ngứa âm hộ; 4. Phù thũng; 5. Giải độc lá ngón hay say sắn. Rễ dùng làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện, thường gọi là Sâm nam hay Nam sâm. Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, eezema, bỏng.

Cách dùng: Dùng vỏ thân 10-20g, vỏ rễ 6-12g dạng thuốc sắc. Rễ dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm. Người ta dùng vỏ chế dạng rượu ngọt. 1ml chứa 0,2g bột dược liệu khô với tên Langtonic (chai 500ml ngày uống hai lần, mỗi lần 15- 30ml) và dạng elixia (1ml chứa 2g bột dược liệu khô) với tên Langosin (lọ 150ml, ngày uống 5ml). Phụ nữ có thai không dùng được.

Đơn thuốc:

  1. Sổ mũi, đau họng: Rễ Chân chim 15g, Cúc hoa vàng (toàn cây) 35g sắc uống.

  2. Phong thấp đau nhức xương: Vỏ rễ Chân chim 180g ngâm trong 500ml rượu, hàngngày uống 2 lần, mỗi lần

  3. Giải độc lá ngón, say sắn: Vỏ Chân chim giã nát, sắc nước uống.

  4. Bệnh cước khí, chân sưng đau: Chân chim, Lõi thông, Hạt cau, Hương phụ, Tử tô, Chỉ xác, Ké đầu ngựa, mỗi vị 8-16g sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chân chim gân dày


Chân chim gân dày, Chân chim mày, Ngũ gia bì leo – Schefflera venulosa (Wight et Arn) Harms (Paratropia venulosa Wight et Arn), thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ phụ sinh. Lá có 5-7(9) lá chét hình bầu dục, đầu nhọn có mũi dai; gân phụ 6-7 cặp, cuống phụ phình hai đầu. Cụm hoa dài 10-13cm, trục mang nhiều tán như hình cầu, mỗi tán có 12-15 hoa. Quả tròn tròn, có 5 cạnh tù.

Bộ phận dùng: Thân, lá – Caulis et Folium Schefflerae Venulosae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ và các nước Đông Dương. Ở nước ta, cây thường mọc leo trên các cây to trong rừng nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt lạc, tiêu thũng chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết.

Ghi chú: Phụ nữ có thai không được dùng.

Chân chim hoa chụm


Chân chim hoa chụm, Chân chim hoa cầu – Schefflera glomerulata Li, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây bụi hay cây nhỏ cao 3-7m, cành không lông. Lá mang 5-7 lá chét hình bầu dục, dài 8- 15cm, rộng 3-5cm, chóp có mũi dài, gốc tù tròn, không lông, màu lục; gân phụ 5-7 cặp; cuống phụ 3- 5cm. Chùm hoa có nhiều nhánh mang chụm hay tán tròn trên cuống ngắn; hoa không cuống. Quả hình trứng, có 5 cạnh, dài 4-5mm. Ra hoa tháng 7-8, có quả tháng 10.

Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ rễ – Cortex et Cortex Radicis Schefflerae Glomerulatae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc phương tỉnh Ninh Bình.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng khư phong hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng được dùng chữa phong thấp đau xương.

Chân chim leo


Châm chim leo – Schefflera elliplica (Blume) Harms, thuộc họ Nhân sâm – Araliceae.

Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn hay phụ sinh. Lá do 5-7 lá chét có mép nguyên, dài 7-15cm; lá kèm dính thành ống mau rụng. Chuỳ hoa dài bằng lá hay ngắn hơn. Hoa nhỏ, rộng 2,5mm; 5 nhị; bầu 5 ô. Quả hạch 3-4 mm.

Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ thân- Radix, Folium et Cortex Schefflerae Ellipticae.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ mọc hoang ở vùng núi. Thường hay bám vào các cây gỗ lớn. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Chân chim leo có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm thông mạch máu, tiêu sưng, giảm đau nhức.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau. Liều dùng 20-40g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác có cùng tác dụng.

Chân chim leo hoa trắng

Thường được sử dụng như các loài Chân chim khác. Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu; dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da.

Chân chim leo hoa trắng 

Chân chim leo hoa trắng – Schefflera leucantha R. Vig. thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây bụi có thân trườn, ít nhánh. Lá kép với 5-7 lá chét; lá chét dài 8-9,5cm, rộng 1,7- 2,4cm, thon ngược hay thon, màu xám trắng tái; gân phụ lồi ở cả hai mặt thành mạng, cuống dài 5-7cm. Cụm hoa ở ngọn do 5-6 nhánh dài 4-6cm mang tán, cuống 4-6mm; nụ tròn tròn; cuống hoa ngắn; cánh hoa màu hồng nâu; bao phấn trắng. Quả có 5 (6) cạnh, màu cam, cao 5-6mm; cuống 2-4mm, hạt dài 0,7- 0,9mm. Ra hoa tháng 1-2, quả tháng 5.

Bộ phận dùng: Vỏ, lá – Cortex, Folium Schefflerae Leucanthae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở miền Bắc, tại Lạng Sơn, Vĩnh Phú.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được sử dụng như các loài Chân chim khác. Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu; dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da.

Chân chim núi


Chân chim núi – Schefflera petelotii Merr., thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 4-5m; nhánh non có lông vàng; thân mang nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Lá kép có 5 lá chét xoan rộng, dài đến 18 (30)cm, rộng 11cm; mép lá ở phía trên có ít răng to, mặt trên vàng bóng, mặt dưới màu vàng xỉn; gân phụ 5-6 cặp; cuống dài 20cm, có rãnh dọc mảnh. Cụm hoa ngọn nhánh, mang nhánh dài 10cm, có lông vàng, cuống tán dài 8-12mm, cuống hoa 4-5mm; nụ hoa nhỏ. Quả nhỏ, hình cầu. Hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Vỏ và lá – Cortex et Folium Schefflera Petelotii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở núi đá, gặp ở những nơi từ Lai Châu tới Ninh Bình. Thường hay mọc xen với Bình vôi, Huyết giác. Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa; cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc cường tráng và trị đau mình mẩy. Lá dùng bó gẫy xương. Người ta lấy 50-100g lá giã nát, đắp; dùng vỏ cây làm nẹp, băng lại.

Chân chim núi đá


Chân chim núi đá, Chân chim lớn, Đại đinh hai hột – Macropanax dispermus (Blume) Kuntze (M. oreophilusMiq.), thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 12m, cành không lông. Lá mang (3) 5 (7) lá chét không lông, mép có răng, gân phụ mảnh, lá kèm dính vào cuống. Chuỳ mang tán ở ngọn to, có lông hình sao; hoa nhỏ, có đốt trên cuống, nơi đốt cuống phình ra như đĩa; đài không lông, cánh hoa 5; bầu 2 ô. Quả hạch cứng dẹp dẹp. Ra hoa tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Macropanacis Dispermi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thường xanh lá rộng ở Ninh Bình (Cúc phương) đến Thừa Thiên, trên núi đá vôi.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi cay, tính bình; có tác dụng kiện tỳ lý khí, thư cân hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc (Vân Nam) rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức.

Chân danh hoa thưa

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém.

Chân danh hoa thưa 

Chân danh hoa thưa – Euonymus laxiflorus Champ., thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ; nhánh có mụt. Lá có phiến bầu dục, dài 7-10 cm, rộng 2-3cm, đầu nhọn dài; gân phụ 4-5 cặp, rất mảnh, mép có răng thấp hay nguyên; cuống 1cm. Xim tam phân thưa; hoa mẫu 5, với 6 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang có 5 cạnh màu nâu, bóng.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ – Cortex et Cortex Radicis Euonymi Laxiflori.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém.


Chân danh nam


Chân danh nam -Euonymus cochinchinensis Pierre, thuộc họ Dây gối – Celastraceae. Mô tả: Cây gỗ nhỡ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, tán thưa. Vỏ thân màu xám nhạt, có nhiều rãnh dọc. cành non nhẵn, màu xanh nâu. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 9-10cm, rộng 3-4cm, nhẵn bóng, mép nguyên. Cụm hoa hình chùm xim phân nhánh 3 lần, ở nách lá; từng đôi cụm hoa cũng mọc đối. Hoa có cuống, có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả có 5 múi, nhẵn, màu xanh tím.

Hoa tháng 12-7, quả tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Euonymi Cochinchinensis.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang từ Quảng Nam – Đà Nẵng, Ninh Thuận tới Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang, trong các rừng thứ sinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày.

Chân danh Tà lơn


Chân danh Tà lơn – Eunoymus javanicus Blume var. talungensis Pierre, thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 12m, thân to 30cm; nhánh tròn, lông dài, không lông. Lá có phiến bầu dục thon, dài 8-18cm, mỏng, không lông; gân phụ 6-7 cặp. Hoa 1-3 ở nách lá; cuống 1cm; cánh hoa 5-6mm, màu hồng hồng; nhị 5 trên đĩa mật cao. Quả nang cao 2cm, có 5 cạnh, vàng vàng trên cuống 2cm; hạt có áo hạt. Ra hoa, kết quả tháng 5-6.

Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Eunoymi Javanici.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang (Phú Quốc).

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ thân sắc uống bổ gan thận, an thần, giảm đau mỏi (Viện Dược liệu).

Chân danh Trung Quốc


Chân danh Trung Quốc, Đỗ Trọng tía – Eunonymus chinensis Lindl, thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 8m, thân to 2cm; nhánh không lông, xám nâu, vuông lúc non. Lá có phiến bầu dục thon, dài 6-9cm, rộng 2,5-3cm, đầu có mũi nhọn dài, gốc tù, gân phụ mảnh 8-10 cặp; cuống 5-7mm. Xim lưỡng phân ở nách lá; cánh hoa 4, cao 3mm, trắng, nguyên, tròn, nhị 4, trên đĩa mật. Quả nang có 4 cạnh, đầu như cắt ngang. Hoa tháng 6.

Bộ phận dùng: Vỏ cây – Cortex Eunonymi Chinensis

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm. Vỏ và lá khi bẻ ra đều có tơ dính như Đỗ trọng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cũng thường được dùng thay vị Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam.

Chay

Ở Ấn Độ, hạt dùng làm thuốc xổ; vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ, hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan gỗ, quả Chay sắc nước uống dùng trị giun như giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài trị ghẻ.

Chay 

Chay – Artocarpus lakoocha Roxb., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 10m, thân to đến 40cm, cành non có lông nâu. Lá có phiến dài 20-40cm, rộng 17-20cm, nhám, đầu tròn, gốc tù, mép có răng nhỏ, gân phụ 9-15 cặp, rất lồi ở mặt dưới; cuống lá 1,5- 2,5cm, có lông nâu. Cụm hoa đực (Dái đực) to 1,5 x 1cm trên cuống ngắn. Quả vàng, to bằng quả trứng vịt, có u không đều; hột xoan, dài 1cm.

Bộ phận dùng: Vỏ và hạt – Cortex et Semen Artocarpi Lakoochae. Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Lào Cai, Thanh Hoá. Cũng được trồng ở một số nơi; ở Thảo cầm viên TP Hồ Chí Minh có trồng.

Thành phần hoá học: Quả chứa các hợp chất polyhydric phenolic 2:4:3’:5’-tetrahydroxy-stilbeine. Vỏ thân chứa 2 triterpen kết tinh là lupeol và acetat -amyrin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, hạt dùng làm thuốc xổ; vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ, hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan gỗ, quả Chay sắc nước uống dùng trị giun như giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài trị ghẻ.

Chay Bắc bộ


Chay Bắc bộ, Chay vỏ tía – Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep, thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Quả, rễ – Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An…) và cũng được trồng để lấy quả ăn và vỏ dùng ăn trầu. Quả và rễ cũng được dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa nhiều tanin.

Tính vị, tác dụng: Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc:

  1. Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

  2. Rong kinh, bạch đới: Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50-60g, sắc nước uống.

Ghi chú: Tuỳ theo địa phương, người ta còn dùng những loài khác để ăn trầu như Artocarpus gomezianusWall. (A. masticata Gagnep.) cũng gọi là Chay, có lá cũng dùng chữa đau lưng mỏi gối.

Chay Cúc phương


Chay Cúc phương, Chay Petelot. Mit Petelot – Artocarpus petelotii Gagnep., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m, đường kính 10-30m, có lông hoe. Lá có phiến hình ngọn giáo, gốc tù, chóp có mũi nhọn, dài 10-25cm, rộng 4-9cm, mặt dưới có lông ngắn; gân phụ 7-8 cặp, cuống dài 2cm, có lông ngắn; lá kèm 5cm, có lông, sớm rụng. Bông đực xoan, dài 3cm, có lông mịn. Bông cái có ở nách lá, hình trứng ngược, to 3 x 1,5cm, có lông. Quả phức, lúc non màu xanh, khi già màu vàng cam to bằng quả trứng vịt. Thịt quả màu hồng, có nhiều hạt nhỏ. Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-8.

Bộ phận dùng: Quả, rễ – Fructus et Radix Artocarpi Petelotii.

Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Bắc Việt Nam, mọc ở Lào Cai, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đống đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ.

Chay lá bóng


Chay lá bóng, Mít rễ khoai, Vỏ khoai – Artocarpus nitidus Tréc. subsp. lingnanensis (Merr.) Jarr. (A. lingnanensis Merr.), thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao tới 15m, thân to 20cm, cành có lông. Lá có phiến bầu dục dài 7- 15cm, rộng 3-7cm, gân phụ 7-8 cặp, không lông ở cả hai mặt, mặt trên bóng, hơi ửng đen, cuống 1-1,5cm, lá kèm nhỏ 2mm. Dái đực không cuống, bao hoa tam giác. Quả không gai, có chai thấp, màu hung hung, trên cuống 4-5cm, nạc vàng hay đỏ hồng, hạt to 15x 12mm. Hoa tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Quả và rễ – Fructus et Radix Artocarpi Nitidi.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai, cũng được trồng ở Hà Nội, Hải Phòng. Thu hái rễ quanh năm; thu hái quả vào mùa thu. Rễ đào về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng: Vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, khai vị, thu liễm, chỉ huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được, dùng ngâm với đường và dùng làm gia vị. Vỏ thân và rễ dùng ăn với trầu thay cho cau.

Quả và rễ được sử dụng làm thuốc chữa: 1. Phổi nóng ho ra máu, thổ huyết, khạc ra máu, đau họng; 2. Thiếu nước chua trong dạ dày, không muốn ăn. Liều dùng 20-40g quả khô, 50-60g rễ khô, sắc nước uống.

Chìa vôi lông

Tính vị, tác dụng: Rễ hơi độc, có tác dụng tiêu thũng, bạt độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết. Ở Trung Quốc (Hải Nam) người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Chìa vôi lông, Dây xo – Cissus assamica (Laws.) Craib, thuộc họ Nho – Vitaceae.

Mô tả: Dây leo; cành non có lông sét hình thoi. Lá hình bầu dục dạng tim, dài đến 12cm; gân gốc 5; lúc non có lông dầy, nâu ở mặt dưới; cuống có lông sét. Ngù hoa kép, ngắn hơn, đầy lông; hoa mẫu 4; cánh hoa có lông. Quả mọng hình quả lê, cao 6-8mm, chứa 1 hạt. Ở thứ pilosissima Gagnep., có rất nhiều lông. Ra hoa tháng 11-12, quả tháng 1.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Cissi Assamicae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Tây Nguyên (Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng). Rễ cũng được thu hái như rễ Chìa vôi.

Tính vị, tác dụng: Rễ hơi độc, có tác dụng tiêu thũng, bạt độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết. Ở Trung Quốc (Hải Nam) người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Chìa vôi lông

Chìa vôi mũi giáo


Chìa vôi mũi giáo, Hồ đằng mũi giáo – Cissus hastata (Miq.) Planch. (Vitis hastata Miq.), thuộc họ Nho -Vitaceae.

Mô tả: Dây leo hơi mập; thân có 3-4 cánh có eo ở các mấu; tua cuốn đơn. Lá có phiến hình tim thon, dài 8-10cm; gân từ gốc 5, gân phụ 4-6 cặp, mép có răng thấp, cuống 2-3cm; lá kèm 2-3cm. Cụm hoa đối diện với lá, ngắn, mang 2-4 tán; cánh hoa 4. Quả mọng tròn, đỏ, chứa 1 hạt. Ra hoa tháng 6, có quả tháng 12-1.

Bộ phận dùng: Thân và dây – Caulis et Liana Cissi Hastatae.

Nơi sống và thu hái: Loài của vùng nhiệt đới Á Châu và Phi châu. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi chua, chát, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, hoạt huyết, tiêu thũng, khư phong thấp và rút mủ mụn nhọt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chồi non ăn được. Dây và thân được dùng ở Vân Nam (Trung Quốc) trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Chìa vôi sáu cạnh


Chìa vôi sáu cạnh, Hồ đằng sáu cạnh – Cissus hexangularis Thorel ex Planch., thuộc họ Nho – Vitaceae.

Mô tả: Dây leo cao 3-7m; nhánh non to, có 6 cánh thấp, xanh. Lá có phiến không lông, gốc cắt ngang; gân từ gốc 3, mép có răng mịn, cuống dài 5-9cm. Ngù hoa đối diện với lá; nụ hoa xoan; cánh hoa 4, cao 3-4mm, chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng: Cành lá – Ramulus cissi Hexangularis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên – Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang.

Tính vị, tác dụng: Tán huyết, khứ ứ, thư cân hoạt lạc

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cành lá dùng trị đòn ngã, dao chém.

Cây Chổi

Chổi

Chổi có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm; có tác dụng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Rượu Chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp.

Cây Chổi 

Mô tả: Cây bụi cao 0,5-2m. Thân mềm, phân nhánh từ gốc, mùi thơm. Lá mọc đối, hình sợi hẹp, không có cuống, nhẵn bóng, phiến có tuyến mờ nâu, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá; ống dài chia 4-5 thuỳ hình tam giác hơi nhọn đầu; cánh tràng tròn, rời nhau, nhị 8-10 có chỉ nhị ngắn; bầu dưới, 3 ô, rất nhiều noãn. Quả nang mở theo đường nứt ngang; hạt có cạnh. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.

Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ – Herba Baeckeae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên – Huế, Quang Nam – Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng. Thu hái cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà

Thành phần hoá học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% - thuyon và - pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau.

Tính vị, tác dụng: Chổi có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm; có tác dụng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Rượu Chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa Chổi dùng làm thuốc điều kinh, ăn uống kém tiêu.

Ðơn thuốc:

  1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa, dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi.

  2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa; nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.

  3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh, dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.

Chổi đực


Chổi đực, Bái chổi, Bái nhọn – Sida acuta Burm f. thuộc họ Bông – Malvaceae

Mô tả: Cây dưới bụi, có thân hoá gỗ, cao 0,80-1m, có rạch. Lá thon dài, màu lục nhạt, tròn ở gốc, nhọn mũi, hai mặt gần như nhẵn, dài 25-60mm, rộng 25-60mm; mép lá có răng; lá kèm nhỏ ngắn. Hoa vàng tái ở nách lá, đơn độc, có cuống hoa gần vượt quá cuống lá; 5 lá đài dính nhau đến một nửa; 5 cánh hoa vàng. Quả có 5 mảnh vỏ, có vân mạng ở mặt lưng, có cạnh có răng, nhẵn, sừng cong, nhọn. Hạt có lông ở đỉnh. Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng: Rễ và lá – Radix et Folium Sidae Acutae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ – Malaixia, mọc hoang gần như phổ biến dọc đường đi, bãi trống vùng đồi núi và cả đồng bằng khắp nước ta. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng se, tính mát, có tác dụng làm mát, hạ nhiệt, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hoá. Lá có vị đắng, có tác dụng làm dịu và làm tan sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ dùng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm cũng dùng trị đau thấp khớp. Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị đau về thần kinh và bệnh đường tiết niệu, cũng dùng trị đau ruột mạn tính và như chất kích dục. Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ. Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt. Ở Ấn Độ, lá được dùng hơ nóng thấm dầu gừng dùng đắp để làm mưng mủ mụn nhọt.

Chòi mòi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn. Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.

Chòi mòi 

Chòi mòi, Chu mòi – Antidesma ghaesembilla Gaertn, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-8m. Nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá hình bầu dục hay hình thoi hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung. Cụm hoa chuỳ gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía trên. Hoa đực không cuống có 4-5 lá đài; 4-5 nhị có bao phấn hình chữ U; nhuỵ lép có lông. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông mềm, 3-4 đầu nhuỵ. Quả tròn, to 4,5mm, hình bầu dục dẹt. Ra hoa tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Vỏ, cành non, lá, quả – Cortex Ramulus, Folium, Flos et Fructus Antilesmae Ghaesembillae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Độ tới Malaixia và châu Ðại Dương. Ở nước ta cây mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua. Vỏ se làm săn da và bổ. Cành non hoặc gỗ điều kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn. Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.


Ðơn thuốc:



  1. ỉa chảy: dùng vỏ Chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo tròn, mỗi thứ đều nhau, độ một nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 2-3 lần trong ngày.

  2. Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: dùng vỏ Chòi mòi và vỏ Dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ Dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khi

  3. Ðiều kinh: dùng cành non Chòi mòi với rễ Ðu đủ, mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.

  4. Ðau đầu: dùng lá Chòi mòi tươi giã ra đắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm.

Chòi mòi bụi


Chòi mòi bụi – Antidesma fruticosa (Lour) Muell – Arg, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 2m, đứng, nhánh ngang, lúc non có lông ngắn màu hung. Lá có phiến xoan thuôn, dài 6-8cm, rộng 2,5-3,5cm, đều có mũi ngắn, gốc tù, không lông, mép nguyên; gân phụ 6-7 cặp; cuống 2-3mm, lá kèm như kim, có lông. Chùm như bông ở ngọn, mảnh dài 4-6cm, không lông; lá đài 2, rất nhỏ, không lông; nhị 3.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Antilesmae Fruticosae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư (Viện dược liệu).

Chòi mòi Henry


Chòi mòi Henry – Antidesma henryi Pax et Hoffm (A. paxii Metc), thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỏ hay cây gỗ cao 3-6m. Lá hình bầu dục hay trái xoan, nhọn hay tù ở gốc, nhọn thành mũi, có mũi cứng ở đầu, dạng màng, nhẵn hoặc chỉ hơi có lông trên gân. Hoa thành bông đơn hay phân nhánh, hầu như nhẵn. Quả có đường kính 7mm, đỏ rồi đen, nhẵn và có lỗ tổ ong. Hoa tháng 6, quả tháng 7.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Antidesmae Henry.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam – Ðà Nẵng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết.

Chòi mòi nam


Chòi mòi Nam – Antidesma cochinchinensis Gagnep, thuộc họ Thầu dầu – Euphprbiaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 1-4m, có nhánh hình trụ, có lông mịn, dày, vàng. Lá thuôn, tròn ở gốc, thót lại thành mũi nhọn 1cm, dài 10-14cm, rộng 3-4cm, có lông ở mặt trên, trên gân giữa, có lông ở mặt dưới trên các gân và phủ lông mịn trên phiến lá. Hoa thành bông đơn hay từng đôi, ở ngọn hay ở nách lá gần ngọn. Quả mọng có cuống ngắn, tròn, đường kính 3-4mm. Hoa tháng 3.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Antidesmae Cochinchinensis.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ

Chòi mòi Poilane


Chòi mòi Poilane – Antidesma poilanei Gagnep, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây bụi cao 2-3m, nhánh có lông mịn, vàng. Lá có phiến tròn dài to, mặt trên có lông thưa ở gân, mặt dưới nhiều lông tái, gân phụ 8-10 cặp, cuống hoa 2-4mm; lá đài 4, bầu ba núm. Hoa tháng 5-8.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Antidesmae Poilanei.

Nơi sống và thu hái: Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thường xanh, phân bố ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Ninh Bình tới Ðồng Nai.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá giã ra dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau.

Chòi mòi tía


Chòi mòi tía – Antidesma bunius (L.) Spreng., thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 3-8m, có các nhánh nhẵn. Lá hình trái xoan ngược, có khi thuôn, thon – tù hay hình tim ở gốc, tròn hay hơi nhọn ở chóp, có mũi cứng, rất nhẵn, bóng, khi khô màu hung nâu, dài 6- 15cm, rộng 3-6cm; cuống ngắn. Hoa thành bông đơn độc, to, nhẵn, ở ngọn hay ở nách lá. Quả mọng, gần hình cầu, đỏ rồi đen, đường kính 6-10mm, tận cùng bởi 4 đầu nhụy. Quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ và lá – Radix et Folium Antidesmae Bunii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến khắp Ðông Dương. Còn phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin và Úc châu. Ta thường gặp trên đồi núi, bờ bụi ở nhiều nơi. Cũng được trồng. Ðể dùng làm thuốc, lấy rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Vỏ cây chứa một alcaloid độc.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị rất đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng phá tích bĩ, mạnh gân cốt, trợ khí, thông huyết. Lá có tác dụng chống độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê. Còn dùng chữa các chứng sản hậu cũng có kết quả. Lá được dùng ở Ấn Độ trị nọc độc của động vật; lá non dùng đun nước sử dụng trong suy mòn do giang mai.

Chòi mòi trắng


Chòi mòi trắng, Chòi mòi mảnh – Antidesma gracile Hemsl, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỏ 3m, nhánh non không lông. Lá không lông, dài 7-11cm, mặt trên xám nâu, mặt dưới vàng hay đỏ lúc khô, mép nguyên, gân phụ 7-8 cặp. Chùm hoa dài hơn lá, ở nách và ở ngọn. Quả cao 4mm, rộng 3mm. Quả tháng 11.

Bộ phận dùng: Rễ và lá – Radix et Folium Antidesmae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các đồi đất ở độ cao dưới 800m, vùng Cà Ná (Bình Thuận) và vài nơi ở An Giang.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả có vị chua, ăn được. Rễ và lá cũng được dùng như Chòi mòi.

Tác dụng của cây chuối hột

Chuối hột (còn gọi chuối hạt, chuối chát) có tên khoa học là: Musa balbisiana L.A.Colla, hay Musa brachycarpa, Musa seminifera Musaceae (họ Chuối).

Đặc điểm thực vật và phân bố: Chuối hột thuộc cây thân giả, cao 2-4m, to, màu xanh. Lá to có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, bẹ xanh. Buồng hoa nằm ngang, mo đỏ sẫm, không quấn lên. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm. Mỗi quả chứa trung bình 15-25 hạt. Bộ phận thường dùng là củ, quả, thân. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung. Người dân ở đây thường dùng lá để gói bánh, quả để ăn và làm gia vị, thân để nuôi gia súc. Theo kinh nghiệm dân gian, một số người đã sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc.

Tác dụng của cây chuối hột

Thành phần hóa học: Năm 1987, J.Horry và M.Ray (Pháp) đã nghiên cứu và xác định trong lá bắc của cây có anthocianin. Trong đó, delphinidin và cyanidin là các anthocianidin chính.

Năm 1995, Kong. L & cộng sự (Trung Quốc) đã nghiên cứu phân lập enzym polyphenol oxydase trong vỏ quả chuối.

Năm 1998, T.Kamo & cộng sự (Nhật Bản) xác định được phytoalexin; 1,2,3,4-tetrahydro-6,7-dihydroxy-1-(4′-hydroxycinnamyliden)naphthalen-2-on; 2-(4′-methoxyphenyl)-1,8-naphthalic anhydrid; 2-phenyl-1,8-naphthalic anhydrid trong quả.

Năm 1991 M.Ali (Ấn Độ) công bố ba Neo-clerodan Diterpenoid phân lập được từ hạt Musa balbisiana là: musabalbisian A, B, C. Cấu trúc của các thành phần này cũng đã được xác định bằng phương pháp phân tích quang phổ và phương pháp hóa học.

Ở Bộ môn Dược liệu-khoa Dược, Đại học Y Dược, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Mỹ Linh đã  nghiên cứu xác định thành phần hóa học của hạt chuối hột. Kết quả cho thấy, trong hạt chuối hột có các chất: saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic, tinh dầu, phytosterol…

Tác dụng của cây chuối hột:

+ Trị đau răng, lợi có mủ: Vỏ hoặc củ chuối hột, da trăn, cam thảo nam đồng lượng đốt toàn tính cùng phèn phi, tán bột, trộn dầu dừa bôi vào chân răng.

+ Trị nóng sốt phát cuồng, nói sảng: Thân chuối xẻ đôi, bỏ giun đất vào nướng kĩ, ép lấy nước uống.

+ Trị sỏi đường niệu: Hạt, quả xanh sắc nước uống. Hoặc nước trích từ thân cây, uống mỗi sáng một chén, dùng 1-2 tháng.

+ Trị chứng viêm loét dạ dày: Chuối hột già thái mỏng, phơi khô, tán bột uống với nước nóng.

+ Trị chứng trĩ ra máu:  Nõn chuối hột nướng nóng chườm vào hậu môn. Hoặc nõn chuối tiêu, bột khô của trái chuối hột đem giã nát gói vào lá chuối non, nướng cho nóng đắp vào hậu môn.

+ Trị mụn nhọt: Khi nhọt đã hình thành, sưng, nóng, đỏ, đau nhức nhiều; củ chuối rửa sạch giã nát với muối rồi đắp lên nhọt mỗi ngày.

+ Giải độc thực phẩm: quả xanh thái mỏng, ăn sống cùng với các rau sống khác, trừ được các chất độc trong rau sống hay trong thịt cá.

+ Trị bệnh đường ruột : Ăn quả chín, nhai cả hạt trị giun. Hoặc vỏ quả 4-8g sắc uống trị kiết lị.

+ An thai: Củ chuối, rễ móc mỗi thứ 20g sắc uống.

+ Chữa sản hậu tê thấp, chân tay tê dại: Hoa chuối thái nhỏ, sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống, bã đắp vào nơi tê đau.

+ Cầm máu: Thân cây giã nát đắp vào vết thương chảy máu.

+ Trị tiểu đường:  Uống nước trích từ thân cây chuối hột mỗi sáng.

+ Trái chuối hột già hoặc vừa chín, xát mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày.

+ Củ chuối giã nát lấy nước uống.

+ Ốc bươu rửa sạch bung với củ chuối ăn chữa bệnh đái tháo đường.

Hoắc hương

Tên Gọi: Lá đậu gọi là Hoắc, lá cây này giống lá Đậu mà có khí thơm nên gọi là Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khác: Hợp hương, Tô hợp hương, Hoắc khử bệnh, Linh lung hoắc khử bệnh (Hòa Hán Dược Khảo), Đầu lâu bà hương (Lăng Nghiêm Kinh) Đa ma la bạt hương (Pháp Hoa Kinh) Bát đát la hương (Kim Quang Minh Kinh), Gia toán hương (Niết Bàn Kinh), Quảng hoắc hương, Quảng hoắc ngạnh, Tiên hoắc hương, Thổ hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ Hoắc hương(Trấn Nam Bản Thảo), Thanh kinh Bạc hà (Qủang Tây Bản Thảo Tuyển Biên), Miêu vĩ ba hương, Miêu ba hổ (Liễu Ninh Thảo Dược), Lục hà hà (Phúc Kiến Dược Vật Chí), Ngư hương, Kê tô, Thủy ma diệp (Tứ Xuyên Trung Dược).

Hoắc hương 

Tên khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth.

Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae).

Mô tả: Cây nhỏ  sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30-60, thân có lông. Lá mọc đối có cuống ngắn, vỏ có mùi thơm. Phiến lá hình trứng, m p có răng cưa to, hai mặt đều mang lông, mặt dưới nhiều lông hơn, lá dài 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Cụm hoa mọc thành xim co, ở kẽ lá hay ngọn cành, hoa màu tím nhạt. Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm.

Địa lý: Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cành dâm cành vào mùa xuân. Thu hái quanh năm trước khi ra hoa, rửa sạch, phơi khô.

Thu hái, sơ chế: Thường thu hái vào tháng 4-6, phơi trong râm cho khô, hoặc sấy nhẹ cho tới khi khô.

Phần dùng làm thuốc: Lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứ nguyên vẹn, lá dùng mềm, mùi thơm nồng là tốt.

Mô tả dược liệu: Lá có cuống, mọc đối, phiến lá mầu lục tro hoặc lục vàng, thường bị vụn nát, nhăn nheo. Lá nguyên vẹn đủ thì hình tròn trứng, dài 6,6 – 10câm, m p có răng cưa, hai mặt đều mọc nhiều lông nhung, chất mềm mà dầy. Mùi thơm, vị hơi đắng, cay

Bào chế:

+ Lá khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Phun nước cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo.

Thành phần hóa học:

+ Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, Limonene, p-Methoxinnamaldehyde, Pinene, 3-Octanone, 1-Octen-3-ol, Linalool, 1-Caryphyllene, b-Emelene, b- Humulene, b-Farnenene, a-Ylangene, g-Cardinene, Calamenene, Cis-b-, g- Hexenal (Dương Xuất Cơ, Nhiệt Đới Tác Vật Dịch Báo 1985, (3): 15).

+ Acacetin, Tilianin, Linarin, Agastachoside, Isoagastachoside, Agastachin (Zakharova O I và cộng sự, Khim Prir Soedin 1979 (5): 642).

+ Maslinic acid, Crategolic acid, Oleanolic acid, 3-O-Acetyloleanolic aldehyde, Daucostool, b-Sitosterol, Dehydroagastol (Châu ? Mai, Dược Học Học Báo 1991, 26 (906).

+ Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, d-Limonene, p- Methoxycinamaldehyde, a-Pinene, 3-Octanone, 3-Octanol, p-Cymene, 1-Octen-3- ol, Linalool, b-Humulene, a-Ylangene, b-Farnesene (Chinese Hebral Medicine).

Tác dụng dược lý:

+ Quảng Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh: Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dược Học).

+ Tinh dầu Hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng tiêu hóa (Trung Dược Học).

+ Cho uống nước sắc Hoắc hương rồi dùng X. Quang theo dõi túi mật, thấy Hoắc hương có tác dụng làm co túi mật (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tính vị:

+ Tính hơi ôn (Biệt Lục).

+ Vị ngọt đắng (Trân Châu Nang).

+ Vị cay, tính hơi ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tỳ (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vào kinh phế, tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Tái Tân).

+ Vào 3 kinh, Phế, tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vào kinh Phế, tỳ, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng:

+ Khứ ác khí, liệu hoắc loạn, liệu phong thủy độc thủng, chỉ thống (Biệt Lục).

+ Bổ vệ khí, ích Vị khí, tiến ẩm thực (Trân Châu Nang).

+ Ôn trung, khoái khí (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, hoà vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực, hòa Vị, tránh uế (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+ Là thuốc chủ yếu trị nôn nghịch do Tỳ Vị bệnh (Bản Thảo Đồ Kinh).

+ Trị thấp ở biểu, muốn nôn, nôn mửa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)..

+ Trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đàu đau, ngực đầy, bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, miệng hôi (Trung Dược Đại Từ Điển).

Liều lượng: 8 – 12g.

Kiêng kỵ:

+ Hoắc hương vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm, hao khí, âm hư không có thấp và vị hư gây nên nôn: kỵ dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư, không có thấp, Vị có uất nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè, xuất hiện đau đầu sốt lạnh, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy: Hoắc hương 12g, Đại phúc bì 12g, Bạch chỉ 8g, Phục linh 12g, Tử tô 8g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cát cánh 8g, Khương bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 12g. Sắc uống (Hoắc Hương Chính Khí Tán – Hòa Tễ Cục phương)

+ Làm cho khí lên xuống cho đều: Hoắc hương 40g, Hương phụ (sao) 20g. Tán bột, mỗi lần uống 4g với nước (Kinh Hiệu Tế Thế phương).

+ Trị hoắc loạn thổ tả gần chết, uống vào thì có thể sống lại: Hoắc hương diệp, Trần bì, mỗi vị 20g, cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát uống lúc nóng (Bách Nhất Tuyển phương).

+ Trị cảm nắng, thổ tả: Hoạt thạch (sao) 80g, Hoắc hương 8g, Định hương 2g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước vo gạo (Vũ Giảng Sư, Kinh Nghiệm phương).

+ Trị thai động không yên, khí không lên xuống, nôn ra nước chua: Hương phụ, Hoắc hương, Cam thảo mỗi vị 8g, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, thêm ít muối vào, uống với nước sôi (Thánh Huệ phương).

+ Trị miệng hôi: sắc lấy nước Hoắc hương súc miệng thường xuyên (Trích Huyền phương).

+ Trị xông pha nơi có nhiều sương mù, sinh ra lở loét: Hoắc hương, Tế trà, hai vị bằng nhau, đốt thành tro, trộn với dầu, để trên lá, đắp vào nơi đau (Ứng Hiệu phương).

+ Trị hoắc loạn: Hoắc hương, Súc sa mật, Sao diêm [muối rang] (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị hoắc loạn, thổ tả, vọp bẻ: Hoắc hương, Nhân sâm, Quật bì, Mộc qua, Phục linh, Súc sa mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị trúng phải khí ác, đau bụng như thắt: Hoắc hương, Mộc hương, Trầm thủy hương, Nhũ hương, Súc sa mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị tự nhiên trúng phải hàn tà, nôn nghịch liên tục: Hoắc hương, Mộc hương, Đinh hương, Tử tô diệp, Nhân sâm, Sinh khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị thương thử vào mùa hè thu, ngực tức, chóng mặt, muốn nôn, trong miệng nhớt dẻo, không muốn ăn uống: Hoắc hương, Bội lan, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa: Hoắc hương diệp 12g, Bán hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g, Trần bì 12g, sắc uống (Hoắc Hương Bán Hạ Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị viêm trường vị cấp tính thuộc hàn thấp: Hoắc hương, Bán hạ (chế), mỗi thứ 12g, Thương truật, Trần bì, mỗi thứ 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đầy tức bụng và vùng vị quản, nôn mửa không muốn ăn: Hoắc hương diệp 12g, Trần bì 6g, Đảng sâm 12g, Bán hạ 6g, Xích phục linh 12g, Thương truật 12g, Hậu phác 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống nóng (Hoắc Hương Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị tỳ vị khí trệ, bụng đầy, vùng trung quản đầy: Hoắc hương 12g, Sa nhân 6g, Hậu phác 12g, Trần bì 4g, Thanh mộc hương 12g, Chỉ thực 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị mũi viêm mạn tính: dùng Hoắc hương 160g, tán bột, trộn mật heo làm viên. Mỗi lần uống 4g với nước, ngày 2 lần, liên tục 2-4 tuần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:

+ Hoắc hương có mùi thơm giúp tỳ vị, nên chữa được bệnh ẩu nghịch, làm cho ăn uống thêm lên (Dụng Dược Pháp Tượng).

+ Sách “Quảng Chí” ghi rằng Hoắc hương cành vuông có từng mắt, trong rỗng, lá hơi giống lá cà, Khiết cổ, Đông Viên chỉ dùng lá, nay họ dùng cả cành nữa. Sách sử đời nhà Đường ghi:” Xứ Đốn Tổn thổ sản Hoắc hương, trồng cành cũng sống được, như lá Đô lương”. Sách ‘Giao Châu Ký’ của Lưu Huân có ch p: “Hoắc hương giống Tô hợp hương, đó là nói về mùi thơm, chứ không phải nói về hình dạng” (Bản Thảo Cương Mục).

+ Hoắc hương vào kinh Phế, vì thế ngày xưa dùng để chữa bệnh tỵ uyên (mũi viêm dị ứng), nghĩa là hay dẫn khí thanh dương đi lên tới đỉnh đầu (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).

+ Hoắc hương tuy không táo nhiệt lắm, nhưng nói cho đúng cốt dùng tại mùi thơm, bệnh mà trong miệng có mùi hôi, uống vào rất hay, nếu lưỡi ráo, tân dịch thông nhuận thì không nên dùng. Phàm những vị thuốc có mùi thơm đều một lối như thể cả, chẳng những Hoắc hương mà thôi (Y Học Nhất Đắc).

+ Quảng Hoắc hương mùi thơm tương dối đậm, tính táo, vì vậy nó thiên về tán thấp. Tiên Hoắc hương có mùi thơm nhẹ hơn, không táo, thiên về hóa thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Hoắc hương và Tô tử có tính vị và công dụng cách chung là giống nhau. Tuy nhiên, Tử tô mầu tía, thường đi vào phần huyết. Hoắc hương thơm hơn Tử tô, có tác dụng lý khí hay hơn, nhưng sức hành huyết thì không bằng Tử tô. Tử tô có tác dụng tuyên thông Phế khí mà phát hãn, giải biểu mạnh, hiệu lực của Hoắc hương là kích thích Vị khí, tránh uếu khí mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Phân biệt:    Phân biệt với cây Thổ hoắc hương hoặc Xuyên hoắc hương có tên khoa học Agastacherugosa (fisch etmey) Ktze, thuộc họ Lamiaceae là một thứ cây thảo sống hàng năm, cao chừng 0,4-1m. Lá hình gần như tam giác, răng cưa nhỏ và mau hơn, dài 2-8cm, rộng 1-5cm đầu lá nhọn, gốc lá hơi hình tim. Cuống dài 1- 4cm. Hoa mọc thành vòng quanh thân, ở ngọn cành hay kẽ lá, cánh hoa màu tím hay màu trắng. Quả cứng nhỏ hình trứng ngược. Cây có mọc ở Sapa, Hoàng Liên Sơn, thường ngươøi ta thu hái toàn cây vào mùa hè, phơi âm can hoặc dùng tươi, có vị cay tính hơi ấm. Thường sắc 1-12g hoặc làm thang tể để trị đau đầu do trúng nắng, đầy tức ngực bụng, nôi mửa ỉa chảy, đàm thấp tích trệ, ăn uống kém.