Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

“Nhấm nháp” khoai lang, phòng ngừa bệnh tật

Khoai lang là loại thực phẩm được cho là lâu đời nhất của nhân loại, được mệnh danh là “Đông gặp Tây”. Khoai lang được tiêu thụ ở bất kỳ nền văn hóa ẩm thực nào. Trên thế giới có khoảng 400 loại khoai lang khác nhau. Dù là loại nào, khoai lang cũng chứa một thành phần dinh dưỡng vô cùng quý giá cho sức khỏe.

“Nhấm nháp” khoai lang, phòng ngừa bệnh tật

Phòng ngừa thoái hóa

Khoai lang chứa rất nhiều vitamin A và C, cả hai loại vitamin này đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể. Khoai lang cũng chứa một hàm lượng cao vitamin B6, sắt, kali, kẽm, chất xơ, man-gan, đồng... Với những thành phần dinh dưỡng này, khoai lang được xem là một ứng viên tiềm năng trong việc phòng ngừa và điều trị một số căn bệnh thoái hóa.

Những nghiên cứu mới đã khám phá rằng có những loại protein trong khoai lang có khả năng chống ôxy hóa (antioxidant) rất cao. Những protein này chứa khoảng một phần ba lượng chất chống ôxy hóa quan trọng nhất có trong cơ thể là glutathione. Ngoài ra, khoai lang còn chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa khác vốn được xem là có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thậm chí ung thư.

Nhờ chứa một hàm lượng cao vitamin A và C, khoai lang có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào, chống lại những gốc tự do trong cơ thể. Sự hình thành các gốc tự do được xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như xơ cứng mạch máu, tiểu đường, tim mạch, ung thư...

Ăn khoai lang cũng có thể giúp ngăn ngừa sự viêm phổi. Những hóa chất trong khói thuốc làm giảm nguồn vitamin A của cơ thể và gây ra những căn bệnh về phổi. Bằng cách bổ sung lại vitamin A, cơ thể có thể hạn chế những rủi ro này.

Khoai lang cũng là nguồn thực phẩm có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh trĩ vì có chứa rất nhiều chất xơ. Do chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, khoai lang cũng là một loại thức ăn cho những người làm việc chân tay nặng nhọc hay những người đang luyện tập thể hình.

Bạn đường của bệnh nhân tiểu đường

Khoai lang có chứa nhiều carotenoids. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để mở khóa tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên.

Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị chuyển hóa thành glucose để được hấp thu vào máu.

Hơn nữa do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Vì vậy, hãy ngưng lại vài ngày rượu thịt, hãy “nhấm nháp” khoai lang để cơ thể bạn được hưởng lợi!

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày

Độ dày của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào độ tuổi sinh sản của người phụ nữ, phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Bình thường độ dày của nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) vào ngày thứ 21 của chu kỳ ở mức 12-15mm là mức cho phép. Sự phát triển của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào chất lượng của lưu lượng máu đến tử cung cũng như tác dụng của estrogen trong việc khuyến khích các lớp lót để phát triển. Những người có niêm mạc tử cung dày (tăng sinh niêm mạc tử cung) thường do sự rối loạn nội tiết tố. Điều trị niêm mạc tử cung dày không chỉ dùng thuốc mà cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày 

Lời khuyên cho bệh nhân niêm mạc tử cung dày:

Những thực phẩm không nên ăn nhiều:

Hạn chế thực phẩm giàu chất sắt vì sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và tăng độ dày của niêm mạc tử cung. (các thực phẩm giàu chất sắt nên hạn chế như: lá mâm xôi, lá cây tầm ma, gốc đông quai, hoa dâm bụt, các loại thịt màu đỏ,...)

Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều vitamin E và L –Agrinine

Hạn chế các sản phẩm làm từ đậu tương

Hạn chế các thực phẩm giàu vitamin C vì vitamin C giúp tăng cường sự hấp thu sắt trong cơ thể.

Hạn chế ăn nhiều đường vì rất dễ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Chú ý: Các loại thực phẩm trên nên hạn chế sử dụng nhiều chứ không phải kiêng tuyệt đối. Cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài chế độ ăn uống phụ nữ niêm mạc tử cung dày có thể tập một số bài tập thể dục tiêu hao nhiều năng lượng, bởi khi tập các bài này sẽ giảm một phần lượng estrogen cung cấp cho cơ thể (estrogen làm dầy niêm mạc tử cung).

Phụ nữ có niêm mạc tử cung dày nên ngủ đủ giấc, ngủ đủ giấc giúp cơ thế sản sinh lượng hormon cân bằng và đầy đủ cho cơ thể.

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phụ nữ có niêm mạc tử cung dày. Ngoài chế độ ăn uống người bệnh nên kết hợp uống thuốc đông y để có hiệu quả tốt.

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng

Kích thước nội mạc tử cung khỏe mạnh bình thường có vai trò rất quan trọng cho sự làm tổ và phát triển của thai nhi. Nếu lớp niêm mạc tử cung là quá mỏng, thì quá trình trứng làm tổ và phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Do đó phụ nữ có lớp lót nội mạc tử cung mỏng khó có thể có thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: ngoài việc dùng thuốc điều trị giúp tăng cường nội mạc tử cung, thì thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng tác động một phần lớn tới lớp niêm mạc tử cung.

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng 

Cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể, bổ sung những chất làm tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể. Sắt có vai trò quan trọng trong việc tái tạo và tăng độ dày lớp lót nội mạc tử cung. Có nhiều thực phẩm thông dụng giàu chất sắt mà bạn biết, tuy nhiên một số sản phẩm dưới đây ngoài việc cung cấp chất sắt còn có tác dụng rất tốt cho tử cung, buồng trứng của phụ nữ:

-         Lá mâm xôi: hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tử cung vì nó giàu carotenoid (hợp chất chống oxy hóa), vitamin, acid citric, sắt, canxi, phốt pho. Vì thế mà lá mâm xôi là loại thuốc bổ tự nhiên của tử cung.

-         Lá cây tầm ma chứa nhiều chất sắt và vitamin C giúp nuôi dưỡng máu, gia tăng lưu lượng máu giữ cho nội mạc tử cung khỏe mạnh và màu mỡ.

-         Gốc Đông Quai được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ bị thiếu máu, thiếu sắt. Đông Quai  có tác dụng tăng lưu lượng máu về tử cung.

-         Hoa dâm bụt rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng lớp niêm mạc tử cung bởi vì nó giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Vitamin E và L-Arginine đã được chứng minh là rất hữu ích trong việc tăng độ dày của nội mạc tử cung ở những phụ nữ có độ dày niêm mạc dưới 8 mm. Vitamin E giúp làm tăng tốc độ tăng trưởng biểu mô tuyến và phát triển các mạch máu cung cấp cho các mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung 600mg vitamin E hàng ngày giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung ở 50% số lượng người tham gia nghiên cứu, ngoài ra vitamin E cũng làm tăng lưu lượng máu lưu thông trong tử cung ở 65% bệnh nhân. Ngoài ra bổ sung 6 gam L-Arginine giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung ở 90% phụ nữ, tăng cường lưu lượng máu tử cung radial ở 68% phụ nữ.

Đậu nành: Đậu nành là thực phẩm giàu phytoestrogen đặc biệt tốt cho những phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng.

Ngoài việc bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng thì các loại thảo mộc tự nhiên cũng góp phần tăng cường độ dày lớp niêm mạc tử cung.

Xoa dầu hoa anh thảo vào buổi tối có tác dụng trực tiếp vào các tế bào tử cung. Dầu hoa anh thảo giàu L- arginine làm tăng sự thư giãn và co thắt cơ trơn của tử cung, tăng khả năng phân chia tế bào trong nội mạc tử cung.

Xoa cao ngải cứu giúp kích thích nhẹ tử cung, tăng độ dày của nội mạc tử cung.

Xoa cao cỏ ba lá đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất: canxi và magiê giúp tăng cường sự co giãn của các cơ tử cung, cải thiện lưu thông máu trong nội mạc tử cung, giúp làm dày nội mạc tử cung.

Trên đây là một số hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng, ngoài chế độ ăn uống nên kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sự lưu thông máu ở tử cung, giúp tăng độ dày niêm mạc tử cung.

Những thực phẩm tốt cho người Cao huyết áp

Cần tây: Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp

Cải cúc: Là loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giảm huyết áp...

Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

chua: Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Những thực phẩm tốt cho người Cao huyết áp 

Ngoài ra một số thức ăn tốt  cho người cao huyết áp như: Hành tây, Nấm hương, Nấm rơm, Mộc nhĩ, Tỏi, Lạc, Hải tảo, Đậu hà lan, Đậu xanh, Táo, Chuối tiêu, Dưa hấu, Dưa chuột.......

Thức ăn không muối làm giảm huyết áp: Đây là kết quả nghiên cứu của TS Kojuri và Rahim Rahim (ĐH Shiraz – Iran). Theo đó, chỉ cần dùng ít muối trong thức ăn cũng có thể dẫn đến sự thay đổi huyết áp. Sự thay đổi này được đo bằng nồng độ natri trong nước tiểu khoảng 35%; ban ngày huyết áp tối đa giảm 12,1 mm Hg, huyết áp tối thiểu giảm 6,8 mm Hg; ban đêm huyết áp giảm nhẹ.

Hai nhà khoa học trên đã tiến hành theo dõi huyết áp và sự bài tiết natri trong nước tiểu của 60 người trước và sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng không muối.

Họ cũng lập ra một nhóm đối chiếu, gồm 20 người không thực hiện chế độ ăn kiêng này. Sau 6 tuần cho thấy có sự thay đổi đáng kể nồng độ natri bài tiết trong nước tiểu ở những người ăn kiêng so với những người không ăn kiêng. 50% trong số những người dùng vừa phải (3-7gr muối mỗi ngày) có sự giảm huyết áp.

Theo Kojuri, tuy chưa nghiên cứu trên quy mô rộng nhưng kết quả này một lần nữa khẳng định những người bị cao huyết áp không nên dùng nhiều muối.

Chế độ ăn uống cho người vô sinh

Một chế độ ăn uống hợp lý của cả vợ và chồng sẽ góp phần quan trọng để thụ thai thành công và cho ra đời một em bé khỏe mạnh. Tổ chức y tế thế giới đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống ngoài việc tăng cường sức khỏe còn góp phần đáng kể làm thay đổi sự mất cân bằng hormone – yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Sau nhiều nghiên cứu thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý được khuyên dùng với các cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh, hiếm muộn.

Chế độ ăn uống cho người vô sinh 

Trước tiên cần phải tránh các loại sau:

Rượu cần được hạn chế đến mức tối đa có thể ở cả bạn và vợ hoặc chồng của bạn. Uống rượu sẽ làm giảm khả năng sinh sản của bạn cũng như vợ hoặc chồng bạn. Kết quả của một nghiên cứu cho thấy nếu 1 người phụ nữ uống ít hơn 5 đơn vị rượu bia trong 1 tuần sẽ có khả năng thụ thai cao hơn gấp 2 lần so với những phụ nữ sử dụng nhiều hơn 5 đơn vị rượu bia mỗi tuần. Còn đối với nam giới thì rượu làm giảm số lượng tinh trùng, gia răng sự bất thường trong tinh trùng và chất lượng tinh trùng cũng kém hơn. Như vậy thì rượu làm suy giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ

Caffeine: Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng caffeine, đặc biệt là trong cà phê, giảm khả năng sinh sản. Uống ít nhất là một cốc cà phê mỗi ngày có thể giảm một nửa cơ hội thụ thai của bạn. Trên nghiên cứu cho thấy rằng các vấn đề với tinh trùng: vận động, số lượng tinh trùng và bất thường, tỉ lệ thuận với số lượng tách cà phê tiêu thụ mỗi ngày. Chính vì thế cả bạn và vợ hoặc chồng bạn đều phải loại bỏ những chất như có caffeine như: cà phê, socola... trong thói quen ăn uống hàng ngày.

Xenoestrogens: Xenoestrogens các oestrogen có trong thuốc trừ sâu và các ngành công nghiệp nhựa.Khi bạn đang cố gắng thụ thai, một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm là để cân bằng hormone của bạn. Nó là vô cùng quan trọng để tránh bất cứ điều gì có thể gây ra sự mất cân bằng, và một trong những thủ phạm chính là xenoestrogens. Một trong những cách tốt nhất để loại bỏ một lượng dư thừa của xenoestrogens là nên tiêu thụ những sản phẩm hữu cơ.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá đã  được chứng minh có liên quan đến vô sinh ở phụ nữ. Nó thậm chí còn làm cho phụ nữ đến với thời kì mãn kinh sớm và sẽ làm phụ nữ già trước tuổi. Hút thuốc có thể làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, làm cho tinh trùng chậm chạp hơn, và nó có thể tăng số lượng tinh trùng bất thường. Với nam giới, ảnh hưởng trên khả năng sinh sản được tăng lên với số lượng thuốc lá.

Ngoài việc tránh sử dụng các sản phẩm đã liệt kê ở trên thì một chế độ bổ sung dinh dưỡng cũng được các chuyên gia về dinh dưỡng quốc tế khuyên cần bổ sung với người mắc bệnh vô sinh, hiếm muộn.

Có rất nhiều kiến thức khoa học về việc sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng và tác dụng có lợi của họ trên cả hai khả năng sinh sản nam và nữ. Như bạn sẽ thấy, những chất bổ sung có thể rất hiệu quả trong việc tái cân bằng hormone của bạn, cũng như cải thiện bạn và sức khỏe tổng thể của đối tác của bạn, rất quan trọng để thụ thai thành công. Bổ sung là cần thiết bởi vì ngay cả những chế độ ăn uống tốt nhất trên thế giới sẽ không chứa tất cả các chất dinh dưỡng bạn cần phải cung cấp cho bạn cơ hội thụ thai.

Acid Folic: Aixit folic đóng vai trò quan trọng giúp ngăn chặn chứng nứt đốt sống của bào thai. Ngoài ra cùng với các vitamin nhóm B khác thì nó cũng là thành phần cần thiết để sản xuất các vật liệu di truyền ADN và ARN. Cùng với vitamin B12, thì axit folic đảm bảo rằng bào thai trong bụng sẽ có một mã di truyền nguyên vẹn. Còn đối với việc tăng khả năng thụ thai thì axit folic cũng giữ vai trò quan trọng không kém, nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi cho một số phụ nữ bổ sung lượng vừa đủ axit folic và vitamin B12 thì khả năng thụ thai của họ gia tăng, còn ở nam giới thì hai yếu tố này giúp cải thiện số lượng tinh trùng.

Kẽm: Là khoáng chất góp phần quan trọng làm tăng khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Nó là thành phần thiết yếu của vật liệu di truyền, nếu vợ hoặc chồng thiếu hụt kẽm thì có thể gây ra sự thay đổi nhiễm sắc thể của bào thai và nếu trong quá trình mang thai mà thiếu kẽm thì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Kẽm cần thiết với nữ giới vì kẽm chính là nhân tố kích thích hormon sinh sản. Còn đối với nam giới thì kẽm được tìm thấy trong tinh trùng, nó cần thiết để tạo lớp vỏ bọc cho tinh trùng, đuôi của tinh trùng và cũng làm sức khỏe của tinh trùng tốt hơn. Nếu trong chế độ ăn uống của nam giới mà thiếu kẽm thì số lượng tinh trung của anh ta cũng giảm theo.

Selenium: Là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa nhiễm sắc thể bị đứt, gãy. Thiếu chất này bào thai sẽ dễ bị những dị tật và dễ bị sẩy thai. Selenium là rất cần thiết để hình thành tinh trùng đối với nam giới. Những nam giới có lượng tinh trùng thấp thì lượng Selenium thường rất thấp.

Axit béo cần thiết (EFAs): Những chất béo thiết yếu có ảnh hưởng sâu sắc trên tất cả các hệ thống của cơ thể, bao gồm cả hệ thống sinh sản và họ là rất quan trọng cho hoạt động hormone khỏe mạnh. Đối với nam giới bổ sung acid béo thiết yếu là rất quan trọng bởi axit béo cần thiết tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch. Người đàn ông với chất lượng tinh trùng kém, tinh trùng bất thường, nhu động kém hoặc số lượng thấp thường thiếu lượng axit béo cần thiết

Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và đã được hiển thị để tăng khả năng sinh sản khi cho cả nam giới và phụ nữ. Vitamin E giúp buồng trứng của phụ nữ tốt hơn, chất lượng trứng tốt hơn, tăng khả năng thụ thai. Còn với nam giới việc bổ sung Vitamin E giúp cho tinh trùng màu mỡ hơn.

Vitamin C: Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, và nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C giúp tăng cường chất lượng tinh trùng, bảo vệ tinh trùng và các ADN của tinh trùng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại tổn thương ADN trong tinh trùng có thể làm cho nó khó thụ thai ở nơi đầu tiên, hoặc nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai nếu thụ thai diễn ra. Tăng cường vitamin C để giữ cho tinh trùng tụ lại với nhau làm cho chúng di chuyển dễ dàng hơn trong cổ tử cung của nữ giới và sẽ làm tăng khả năng thụ thai.Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ dùng clomiphene thuốc kích thích rụng trứng sẽ có một cơ hội tốt hơn rụng trứng nếu vitamin C được thực hiện cùng với thuốc.

L-Arginine: Đây là một axit amino được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và chất này là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc sản xuất tinh trùng. Bổ sung L-arginine có thể giúp tăng cả số lượng tinh trùng và chất lượng. Lưu ý: Những người bị herpes tấn công (hoặc vết loét lạnh hoặc herpes sinh dục) không nên bổ sung với arginine bởi vì nó kích thích các vi rút.

L-Carnitine: Acid amin là cần thiết cho hoạt động bình thường của các tế bào tinh trùng. Theo nghiên cứu, cơ thể của nam giới được bổ sung đầy đủ chất này sẽ làm chất lượng tinh trùng tăng lên và cũng làm tăng khả năng vận động của tinh trùng.

Vitamin A: Vitamin này cần phải được đề cập đến vì có rất nhiều nhầm lẫn về việc sử dụng của nó trước và sau khi mang thai. Nhiều nhân viên y tế khuyên rằng không có vitamin A được thực hiện trong thời kỳ mang thai.Lời khuyên này là không chính xác, và nó có thể gây nguy hiểm cho giả định rằng bất kỳ vitamin hay chất dinh dưỡng khác nên được tránh trong thời gian thai kỳ. Vitamin A có tính chống oxy hóa quan trọng, và những kết quả của thiếu Vitamin A trong quá trình mang thai có thể bị phá hỏng. Nghiên cứu ở động vật chỉ ra nếu thiếu Vitamin A trong quá trình mang thai sẽ khiến lớp động vật con được sinh ra không có mắt, dị tật mắt, tinh hoàn không xuống và thoát vị cơ hoành.

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh tiểu đường

Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường  tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh tiểu đường

Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.

Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.

Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng:  Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động




























      Thể trạngLao động nhẹLao động vừaLao động nặng
Gầy35 Kcal/kg40 Kcal/kg45 Kcal/kg
Trung bình30 Kcal/kg35 Kcal/kg40 Kcal/kg
Mập25 Kcal/kg30 Kcal/kg35 Kcal/kg


Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.

Một số áp dụng trên thực tế:

- Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
- Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit
- Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit.

1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:

Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

2. Đối với chất đạm:

Pate không tốt cho bệnh tiểu đườngHạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

3. Đối với chất béo:

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

4. Rau, trái cây tươi:

Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...

5. Chất ngọt

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Ăn kiêng như thế nào?

-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.

-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

Lê tốt cho bệnh tiểu đườngCác thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.

Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 - 1/3
-  2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 - 2/7 - 1/7
-  trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 - 2/9 - 1/9

Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu.

Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục, dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc bệnh này:

- Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm dạ dầy phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau, nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày

- Các loại thức ăn nên dùng là: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa lại có chát kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.

- Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

- Không nên ăn là những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ, tương ớt..., các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dầy, các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu bia, ớt, tỏi, cà phê, trà..., các loại thức ăn tăng tiết axit như các loại xốt thịt, cá đậm đặc..., không nên ăn những thức ăn   thô ráp như các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, các loại thức ăn cay, là những loại thức ăn khó tiêu hóa, có thể kích thích bài tiết nhiều axit và làm hỏng niêm mạc dạ dầy, khó lành chỗ loét thậm chí càng loét thêm.

- Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh, còn những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dầy.

- Những người bệnh dạ dầy còn phải giữ một tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá.

Sau đây là một loại thực phẩm giúp bạn chống lại cơn đau dạ dày

- Gừng: Thường được sử dụng làm gia vị chữa bệnh, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách kích thích việc tiết enzyme tiêu hóa.

- Cây thì là: Thì là chứa nhiều anethole, chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Thì là cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.

- Cây bạc hà: Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.

Chế độ ăn uống Kiêng kỵ đối với thuốc

Nhiều vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn, vì vậy khi bốc thuốc thường được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: Mật ong kỵ tỏi, hành. Kinh giới kỵ cua cá. Thiên môn đông kỵ cá chép. Chất sắt kỵ lá chè. Bạch truật kỵ đào, mận. Nếu uống thuốc bổ nhân sâm kiêng ăn cải củ và thức ăn có tính kiềm. Hà thủ ô đỏ nên kiêng ăn cá không vảy như lươn, trạch, cá trê... Kiêng thịt chó khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai... Kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà. Kiêng giấm khi thuốc có phục linh. Kiêng chè khi thuốc có thổ phục linh. Kiêng thịt lợn khi thuốc có ké đầu ngựa...

Chế độ ăn uống Kiêng kỵ đối với thuốc 

Thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường trợ thấp sinh đàm, khó tiêu hóa... ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc. Nên tất cả những người đang uống thuốc đông dược đều nên kiêng.

Các thuốc đông y thường có tinh dầu, có tác dụng bốc hơi đưa thuốc đi lên, nâng cao tác dụng của thuốc. Thức ăn tanh thường không dung hòa với các tinh dầu có trong thuốc. Vì vậy để tăng hiệu quả của thuốc, không nên ăn đồ tanh như tôm cá và các thức ăn có mùi hôi như thịt trâu, bò, cừu...

Một số thức ăn thường được các thầy thuốc hướng dẫn phải kiêng kỵ trong khi dùng thuốc đông y là đậu xanh , giá đậu xanh vì nó làm mất tác dụng của thuốc. Thực chất, đậu xanh còn là một vị thuốc giải độc thường được dùng trong đông y.

Chế độ ăn uống đối với bệnh tật

Thường căn cứ vào cơ quan bị bệnh. Ví dụ người có bệnh gan mật kiêng thức ăn có chất béo, để tránh cho gan phải tiết nhiều nước mật và túi mật phải chịu gánh nặng tiết nước mật.


Chế độ ăn uống đối với bệnh tật

Người bị bệnh viêm đường ruột, dạ dày và tuyến tụy phải kiêng phàm ăn uống để bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa, làm giảm nhẹ bệnh; người bị bệnh về hậu môn phải kiêng thức ăn cay, đề phòng đại tiện táo bón làm bệnh nặng thêm.

Còn các bệnh như tim, thận, huyết áp cao, phải kiêng muối hoặc ăn ít muối, đề phòng bị phù nề; các bệnh xơ cứng động mạch, nhiều mỡ trong máu thì kiêng các thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, cá, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật để tránh tăng huyết áp và làm xơ cứng động mạch.

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡngNhững bệnh nhân bị gây dị ứng cần phải kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng; đối với bệnh nhân tiêu chảy cần phải kiêng dầu mỡ và thức ăn khó tiêu; bệnh nhân bị bệnh phụ khoa thì trong thời kỳ có kinh nên ít ăn thức ăn sống, lạnh; những bệnh nhân chức năng gan thận thoái hóa nặng cần phải kiêng các thức ăn làm tăng thêm trao đổi độc chất trong cơ thể như: Cá, thịt, trứng để đề phòng gây nên chứng nhiễm độc urê hoặc nhiễm độc gan.

Theo đông y thì:

Những bệnh hư hàn cần kiêng các thức ăn sống lạnh Thức ăn sống lạnh phần lớn có tính hàn lương (lạnh mát)... ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ðặc biệt người tỳ vị hư hàn, hoặc đang uống thuốc ôn (ấm), thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ hoãn vị nên ăn các thức ăn có tính ôn ấm có tác dụng ấm trung tiêu, có tác dụng tốt trong quá trình tiêu hóa.

Người mắc bệnh âm hư hỏa vượng, tạng nhiệt, háo khát cần kiêng ăn thức ăn cay nóng. thức ăn cay nóng sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Tăng cường ăn thức ăn sống, lạnh lại có thể giảm được bệnh tật, thậm chí khỏi bệnh.

Món ăn kỵ nhau

Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến.Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể "hợp đồng tác chiến" (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.

Món ăn kỵ nhau 

Một số món ăn kỵ nhau:

1. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.

Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

2. Không  nấu gan động vật với carốt, rau cần

Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất  cellulose và acid oxalic  ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt  của cơ thể.

3. Không ăn dưa chuột với cà chua.

Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.

4. Sữa đậu nành và trứng gà:

Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

5. Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt):

Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

6. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.

7. Sữa đậu nành và đường đen

Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

8. Thịt dê, thịt chó và nước chè:

Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:

Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:

Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

11. Thịt dê kỵ giấm:

Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

12. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau.

Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

13. Hồng với cua.

Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

14. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

15.  Cá chép kỵ thịt cầy:

Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

16. Bí rợ kỵ cải thìa:

Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).

18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).

19. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:

Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây:

Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

21. Cà chua kỵ rượu:

Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.

23. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành:

Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

24. Đào lông kỵ thịt ba ba:

Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

25. Tiêu muối kỵ chè - cháo:

Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.)

26. Thịt ba ba kỵ trứng gà:

Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

27. Thịt bò kỵ hạt dẻ:

Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

28. Cà rốt kỵ củ cải:

Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

29. Củ cải kỵ nấm mèo đen:

Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

30. Rượu kỵ thịt bò:

Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai

31. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:

Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Ăn kiêng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Chế độ ăn uống nhiều dầu oliu, các loại hạt, cá và một số loại trái cây, rau quả có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, một nghiên cứu mới công bố.

Ăn kiêng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Nghiên cứu được tiến hành đối với 2.148 người trên 65 tuổi trong vòng 4 năm. Những người này được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống, kết quả nghiên cứu cho thấy có 253 người có triệu chứng mắc bệnh Alzheimer nằm trong nhóm thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo có cholesterol.

Theo TS. Yian Gu, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Columbia, Mỹ cùng các cộng sự: Chế độ ăn uống nhiều rau, củ quả, các loại hạt có thể giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh vì trong những đồ ăn này chứa nhiều chất như: axit béo omega 3, axit béo omega 6, vitamin E, vitamin B12 và folate rất tốt cho tim và bảo vệ não tránh được đột quỵ - đây là nguyên nhân dễ dẫn đến nguy cơ mắc Alzheimer. TS. Gu cũng cho biết thêm: Những người đang mắc căn bệnh này cần tránh chế độ ăn uống nhiều axit béo bão hoà trong thịt đỏ và bơ để bệnh không phát triển nhanh.

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người cho con bú

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, chế độ ăn uống cần lưu ý.

  1. Cố gắng ăn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên kiềm chế cơn thèm với những thứ trước đây bạn thích nhưng có chứa ít hàm lượng calo.

  2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày với lượng protein, chất béo, cacbonhydrate vừa đủ. Đây không phải là lúc mà bạn thực hiện chiến dịch giảm cân vì thấy mình quá “khổ” sau khi sinh.

  3. Mỗi ngày cung cấp thêm hàm lượng calo, không quá 500g.

  4. Uống nhiều nước vì khi cho con bú cơ thể sẽ bị thiếu nước. Trước mỗi lần cho con bú, nên uống một cốc nước, tuyệt đối tránh dùng cà phê hay các thức uống khác như bia, rượu, trà…Nên uống 8 cốc nước mỗi ngày.

  5. Nếu bạn nghiện hoặc thèm rượu hoặc uống vì bất kỳ lý do gì thì chỉ uống khi đảm bảo không cho con bú sau đó một vài giờ, và không uống quá 1 hoặc 2 cốc/ngày.

  6. Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên chú ý tới lượng canxi và sắt. Để giúp cho cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn, kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa vitamin C.

  7. Vẫn tiếp tục duy trì “nạp” lượng vitamin giống như trước khi sinh. Dành chút thời gian phơi nắng hàng ngày để làm tăng lượng vitamin D trong cơ thể bạn.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người cho con bú

Lưu ý:

- Cho con bú chính là phương thức hữu hiệu để giúp bạn giảm cân nên bạn đừng có quá e ngại khi ăn nhiều chất dinh dưỡng quá. Đó chỉ là dành cho bé yêu thôi. Nhiều bà mẹ thấy trọng lượng cơ thể giảm nhanh rõ rệt mặc dù ăn nhiều hơn bình thường.

- Hãy xem xét kỹ lưỡng các loại thuốc mà bạn sử dụng vì thuốc đó có thể truyền vào con bạn qua đường sữa và theo dõi xem nó có làm giảm lượng sữa trong cơ thể không.

- Một chế độ ăn chay hợp lý cũng không quá ảnh hưởng gì đến các bà mẹ khi đang cho con bú. Nhưng nếu vì lý do gì đó mà bạn đang thực hiện chế độ ăn chay thì nên tìm cách cung cấp đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết.

- Nếu như trẻ hay khóc hoặc đau bụng thì có lẽ trẻ rất nhạy cảm với chế độ ăn uống của bạn đấy (đặc biệt trong gia đình bạn có “tiền sử” bị dị ứng thức ăn). Thủ phạm có thể là các thực phẩm chế biến từ sữa, cà phê, thực phẩm có chứa chất axít và chất cay nóng. Hãy cẩn thận!

Nấc kéo dài làm sao hết

Theo thời gian diễn biến, nấc được chia thành các thể cấp tính (diễn biến dưới 48 giờ), mạn tính kéo dài (từ 48 giờ đến 2 tháng) và dai dẳng (trên 2 tháng). Nấc mạn tính thường gây ra do các tổn thương bệnh lý khác.

Rất nhiều loại thuốc có khả năng gây nấc, gặp nhiều nhất là nhóm corticosteriod (prednisolone), benzodiazepine (diazepam), thuốc điều trị parkinson, các hoá chất chống ung thư, kháng sinh (như nhóm macrolid, fluoroquinolon), thuốc trợ tim (digoxin) và một số dẫn xuất thuốc phiện (như hydrocodone), cần lưu ý là các thuốc chữa nấc cũng có thể gây nấc. Các nguyên nhân gây nấc khác có thể gặp là do tổn thương thần kinh trung ương (chấn thương sọ não, viêm não), yếu tố tâm lí (lo lắng, sang chấn tâm lí), sau phẫu thuật bụng, nhồi máu cơ tim, một số trường hợp nấc không xác định được căn nguyên.

Nấc kéo dài làm sao hết 

Mặc dù nấc không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể đem lại khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Nấc sau mổ có thể gây đau đớn, làm nứt vết mổ và giảm sút thể lực của người bệnh. Những trường hợp nấc kéo dài thường làm cho người bệnh bị mệt mỏi, mất ngủ, mất nước và kiềm hô hấp do tăng thông khí.

Điều trị nấc: điều trị nguyên nhân là biện pháp quan trọng nhất, trước tiên cần xác định tất cả các tác nhân gây nấc hoặc làm nặng tình trạng nấc để loại bỏ hoặc sửa chữa nếu có thể. Trong những trường hợp không xác định được hoặc không thể điều trị được nguyên nhân, có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị triệu chứng.

Điều trị bằng thuốc: rất nhiều loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nấc theo những cơ chế khác nhau. Baclofen - một chất có cấu trúc giống GABA có tác dụng hoạt hoá một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, từ đó ngăn chặn được các kích thích nấc. Đây là một trong những thuốc hiệu quả nhất trong điều trị các trường hợp nấc mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh lý ở dạ dày - thực quản, tổn thương thân não hoặc nấc vô căn, kể cả những trường hợp không đáp ứng với nhiều loại thuốc khác. Thuốc có thể gây buồn ngủ, mất ngủ, yếu cơ, lú lẫn... Các loại thuốc liệt thần như chlorpromazine, promethazine, prochloperazine và haloperidol đều có tác dụng giảm nấc thông qua việc ức chế cạnh tranh với dopamin ở vùng dưới đồi. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc này là gây buồn ngủ, khô miệng và dấu hiệu ngoại tháp... Do nhiều tác dụng phụ nên hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng trong điều trị giảm nấc. Metoclopramide - một thuốc thường dùng để chống nôn cũng có tác dụng giảm nấc thông qua việc làm giảm cường độ co bóp của thực quản. Các thuốc ức chế bơm proton (như omeprazole) có thể giảm triệu chứng nấc thông qua việc giảm tiết dịch vị và giảm tình trạng đầy trướng hơi của dạ dày. Nifedipine - thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi thường dùng với mục đích hạ huyết áp cũng có thể giúp giảm nấc thông qua việc đảo ngược quá trình khử cực bất thường trong cung phản xạ nấc. Trong khi đó, sertraline tác dụng chống nấc thông qua các receptor 5HT4 ở ống tiêu hoá, gây giảm các nhu động bất thường ở thực quản, dạ dày và cơ hoành hoặc qua các receptor 5HT1A  và 5HT2 gây ức chế cung phản xạ nấc. Nhiều loại thuốc khác cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm nấc ở một số trường hợp như nefopam, lidocaine tiêm tĩnh mạch, amitriptyline, amantadine, acid valproic, gabapentin, clonazepam, cisapride, một số thuốc gây mê và chống co giật (như phenytoin). Trong những trường hợp nấc dai dẳng không đáp ứng với một loại thuốc, việc phối hợp đồng thời nhiều thuốc là cần thiết. Phác đồ phối hợp thường được sử dụng và đã chứng minh được hiệu quả là cisapride + omeprazole + baclofen, có thể dùng thêm gabapentin.

Điều trị không dùng thuốc:

Một số nghiệm pháp mang tính cơ học có thể được thử nghiệm trước khi quyết định dùng thuốc như hít sâu và nín thở, kích thích vào vùng hầu họng, ngoáy mũi gây hắt hơi, ép mạnh vào vùng cơ hoành bằng tay, xoa bóp vùng hậu môn, uống nước thật chậm và bịt mũi trong khi nuốt, uống một cốc nước lạnh và bịt tai trong khi uống, uống một cốc nước ấm có pha một thìa mật ong,  nuốt nhanh một thìa đường hoặc mật ong... Riêng ở trẻ nhỏ có thể điều trị nấc bằng cách gây động tác mút ở trẻ (cho trẻ bú mẹ, bú bình hoặc núm vú giả...). Một phương pháp khác có thể được sử dụng là hít thở vài lần vào một túi kín (thở lại khí giàu carbonic), đây là phương pháp khá mạo hiểm vì có thể gây tăng nồng độ carbonic trong máu dẫn đến toan máu và cần được thực hiện dưới sự giám sát của người khác và phải có ôxy dự phòng. Nói chung, hiệu quả của các biện pháp cơ học này thường chỉ mang tính tạm thời. Một số phương pháp phức tạp hơn có thể được thử nghiệm như châm cứu, gây tê ngoài màng cứng ở cột sống cổ, phong bế thần kinh hoành... Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là biện pháp cuối cùng, chỉ dùng trong những trường hợp nấc nặng, dai dẳng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác vì có nguy cơ gây suy hô hấp.

Có khoảng gần 100 nguyên nhân khác nhau gây ra nấc, thường gặp nhất là do các bệnh lý ở đường tiêu hoá gây kích thích các đầu dây thần kinh phế vị và thần kinh hoành (như bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, viêm thực quản, viêm túi mật, viêm tụy, dạ dày trướng hơi). Các rối loạn chuyển hoá do thuốc và độc chất (như tăng urê máu, ngộ độc rượu, sau dùng một số thuốc) cũng là nhóm nguyên nhân thường gặp.

Trầm cảm làm tăng nguy cơ suy tim

Nấc cụt là một tình trạng phổ biến và thường thoáng qua, hầu như đại đa số chúng ta đều bị, nhưng đôi khi dấu hiệu này trở nên khó chữa và có thể dẫn đến kết cục xấu.

Trầm cảm làm tăng nguy cơ suy tim

Hiện tượng nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 - 60 lần/phút.

Nấc cục có thể được chia thành ba loại dựa trên thời gian của nó:

- “Cơn nấc cụt” là một đợt nấc cụt có thể kéo dài đến 48 giờ.

- “Nấc cụt liên tục” khi cơn tiếp tục dài hơn 48 giờ và lên tới một tháng.

- “Cơn nấc cụt khó chữa” khi tiếp tục dài hơn một tháng.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân dưới đây gây nấc cụt, bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp không rõ nguyên do:

- Rối loạn hệ thần kinh trung ương: nguyên nhân của nấc cụt liên tục hoặc khó chữa gồm các bệnh lý gây tổn thương mạch máu (thường là dị dạng động tĩnh mạch), nguyên nhân nhiễm trùng (viêm não và viêm màng não) là phổ biến nhất, tiếp theo là các tổn thương cấu trúc, trong đó bao gồm hàng loạt tổn thương nội sọ và thân não, đa xơ cứng, não úng thủy và syringomyelia.

- Kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành: nguyên nhân phổ biến của các cơn nấc cụt liên tục hoặc khó chữa. Nguyên nhân gây kích thích thần kinh bao gồm:

Viêm họng, viêm thanh quản, hoặc các khối u vùng cổ kích thích các dây thần kinh thanh quản quặt ngược(recurrent laryngeal nerve - một nhánh của dây thần kinh phế vị).

Bướu cổ, khối u, hoặc các nang ở cổ, bệnh lý vùng trung thất, và bất thường của cơ hoành gây kích ứng thần kinh cơ hoành.

Các dị vật tiếp xúc với màng nhĩ gây kích ứng nhánh tai (auricular) của thần kinh phế vị.

Một số các rối loạn, hay yếu tố dưới đây cũng có khả năng kích thích các dây thần kinh phế vị và cơ hoành, có thể dẫn đến nấc cụt:

Rối loạn tiêu hóa: gồm trướng dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, ung thư tuyến tụy, ung thư biểu mô dạ dày, áp-xe ổ bụng, bệnh túi mật, bệnh viêm ruột, viêm gan, nuốt hơi quá nhiều trong lúc ăn hoặc uống (aerophagia), trướng thực quản (esophageal distention) và viêm thực quản.

Nấc cụt khó chữa cũng là một biến chứng hiếm gặp của bệnh AIDS, đặc biệt khi kết hợp với bệnh thực quản như nhiễm nấm candida ở thực quản.

- Bệnh lý vùng ngực: gây nấc cụt bao gồm các hạch bạch huyết to thứ phát do nhiễm trùng hoặc khối u, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, viêm màng phổi, phình động mạch chủ,viêm trung thất(mediastinitis), khối u trung thất, và chấn thương ngực.

- Bệnh lý tim mạch liên quan đến chứng nấc cụt là nhồi máu cơ tim và viêm màng ngoài tim.

- Rối loạn chuyển hóa hoặc do độc chất: có thể gây ra nấc cụt do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương hoặc các dây thần kinh phế vị /cơ hoành. Các cơn nấc cụt khó chữa có thể xảy ra với tăng urê huyết, hạ natri máu, hạ kali máu, hạ canxi máu, tăng đường huyết, giảm thán khí.

- Hậu phẫu: lý do thường gặp sau phẫu thuật do gây mê toàn thân, đặt nội khí quản (gây sự kích thích thanh môn) và kích thích nội tạng.

- Liên quan đến thủ thuật: do mở bụng, mở ngực, mở hộp sọ.

- Thuốc gây ra nấc cụt liên quan đến thuốc diazepam, barbiturates, dexamethasone và alpha methyldopa.

- Yếu tố tâm lý gây nấc cụt bao gồm lo lắng, căng thẳng, kích thích.

Xử lý như thế nào?

Thông thường, các chứng nấc cụt vô hại và tự hết sau vài phút. Dưới đây là một số mẹo để khắc phục chứng nấc cụt:

Làm gián đoạn chức năng hô hấp bình thường, ví dụ như nín thở, nghiệm  pháp Valsalva (cách làm: bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra).

Kích thích vòm  họng, lưỡi gà, ví dụ: nhấm nháp nước lạnh, nuốt một thìa cà phê đường cát khô, uống nhiều ngụm nước: dân gian hay có câu nói nam 7 hớp, nữ 9 hớp.

Tăng kích thích phế vị, ví dụ: nhấn vào nhãn cầu.

Phản kích thích cơ hoành, ví dụ: kéo đầu gối vào ngực, nghiêng về phía trước để nén ngực.

Hiệu quả của các mẹo này không phải khi nào cũng thành công.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ. Với các trường hợp nấc cụt kéo dài, các bác sĩ sẽ làm một vài xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh(X-quang, CT-scan, siêu âm...). Tùy thuộc vào triệu chứng, bệnh sử của bạn, và những gì thu được qua khám lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân.

Nếu các bước được đề cập như trên mà không giúp bạn cải thiện chứng nấc cụt, bên cạnh việc chẩn đoán nguyên nhân để điều trị tận gốc, sẽ có một số thuốc theo toa có thể giúp đỡ, ngoài ra còn có các thủ thuật, chẳng hạn như châm cứu, thôi miên hoặc phẫu thuật để điều trị, nhưng thường chỉ áp dụng cho những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Thuốc: điều trị bằng thuốc nên được dành cho điều trị nấc cụt khi bạn đã làm các mẹo trên và đã thất bại. Một loạt các loại thuốc đã được các bác sĩ sử dụng để điều trị:

- Chlorpromazine là thuốc chống loạn thần, một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị nấc cụt, có hiệu quả tốt. Nếu nấc cụt giảm dần sau khi điều trị, có thể được dừng lại một ngày sau khi chấm dứt nấc cụt.

- Metoclopramide: một chất đối kháng dopamine hay được chỉ định trong những trường hợp chống nôn, rối loạn nhu động tiêu hóa. Metoclopramide có thể gây các tác dụng phụ như: phản ứng ngoại tháp, ngầy ngật, mệt mõi, chóng mặt, lo âu…

- Baclofen: thuốc thuộc nhóm giãn cơ, được sử dụng cho các cơn nấc cụt khó chữa. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn ngủ và chóng mặt…

Châm cứu và thôi miên: châm cứu được coi là một thủ thuật an toàn và đã được sử dụng trong điều trị nấc cụt. Thôi miên cũng đã được sử dụng trong một số trường hợp, với thành công trong điều trị một số trường hợp nấc cụt khó chữa.

Phẫu thuật: kỹ thuật chẹn thần kinh hoành với gây tê tại chỗ có thể thành công trong những trường hợp nấc cụt dai dẳng.

Nấc - những điều cần biết

Nấc là những cơn co thắt đột ngột của cơ hoành và thường xuất hiện khi mức CO2trong máu xuống quá thấp. Nguyên nhân gây nấc có thể là các khí độc, khói thuốc, thức ăn hay thức uống cay, uống quá nhiều rượu bia hoặc do bạn uống nước lạnh khi đang ăn thức ăn nóng; cũng có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang ăn, uống quá nhiều hoặc quá nhanh.

Nấc - những điều cần biết

Hầu hết, các cơn nấc đều xảy ra rất ngắn, chỉ trong một vài phút nhưng có khi lâu hơn. Nếu cơn nấc kéo dài trên 2 hay 3 giờ thì gọi là cơn nấc kéo dài hay cơn nấc dai dẳng. Những cơn nấc kéo dài hơn một tháng thường được gọi là cơn nấc khó điều trị. Cả hai loại nấc này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Người ta cho rằng, các cơn nấc daai dẳng và khó chữa xuất hiện do tình trạng mất xung điện ở dây thần kinh phế vị (dây thần kinh chạy từ thân não đến dạ dày và kiểm soát nhịp tim), do việc tiết acid trong dạ dày, do ruột và các cơ ở cổ họng. Ngoài ra, sự kích thích dây thần kinh hoành (dây thần kinh vận động ở cơ hoành giúp kiểm soát việc thở) cũng được coi là nguyên nhân gây nấc. Trên thực tế, người ta đã từng cắt dây thần kinh này để ngăn những cơn nấc không kiểm soát được.

Nấc cũng có thể cho biết bạn có vật lạ hay khối u ở tai hoặc bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Nấc kéo dài còn xuất hiện trước và sau những lần ngất xỉu do rối loạn nhịp tim. Hơn 1/3 số bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa chất cũng có những cơn nấc dai dẳng.

Các cơn nấc kéo dài cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng phổi, viêm phúc mạc (nhiễm khuẩn ổ bụng), viêm màng ngoài tim, viêm tụy, bệnh thận hay suy thận mạn tính. Trong một số trường hợp, các cơn nấc dai dẳng hay khó chữa có thể là biểu hiện nguy hiểm của cơn đột quỵ hay u não (một trong hai bệnh này có thể làm gián đoạn trung khu thở của não).

Có nhiều cách chữa nấc thông thường tại nhà bằng cách làm tăng mức CO2 trong máu hoặc kích thích dây thần kinh phế vị (nhằm giúp nó hoạt động bình thường trở lại). Các cách này bao gồm: Nín thở, thở vào trong một túi giấy, kéo lưỡi, xoa hai nhãn cầu, nuốt bánh mỳ khô, ăn đá bào, ăn một thìa đường, dùng muối ngửi (gồm amoni cacbonat và chất thơm), nín thở và uống nhanh một ly nước

Nấc - Khi nào là nguy hiểm?

Nấc là một triệu chứng thường gặp và gây không ít phiền toái cho người bệnh mặc dù nấc không gây nguy hiểm đến tính mạng. Người ta còn dùng danh từ là "nấc cụt", bởi vì nó xảy ra nhanh, cường độ mạnh, dứt khoát, mỗi tiếng nấc chỉ diễn ra trong giây lát. Ít khi người bị nấc phải cấp cứu nhưng cũng có những trường hợp hãn hữu nấc liên tục và kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày làm cho người bệnh rất khó chịu và lúc này lại rất cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Nấc - Khi nào là nguy hiểm?

Nguyên nhân gây nấc

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc nhưng gặp nhiều nhất là nguyên nhân do bệnh tật gây ra. Một số bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá như viêm thực quản cấp hoặc mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, các bệnh thuộc dạ dày - tá tràng như viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm loét dạ  dày - tá tràng (viêm hang vị, viêm bờ cong lớn hoặc nhỏ); loét môn vị, loét tiền môn vị, loét bờ cong (lớn, nhỏ), loét tâm vị hoặc ung thư dạ dày... Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày - tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh có thể bị nấc do thần kinh hoành bị kích thích. Bệnh về đường dẫn mật như viêm đường dẫn mật (viêm túi mật, sỏi túi mật) hoặc viêm tụỵ tạng, ung thư tụỵ tạng  cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên triệu chứng nấc. Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp bị stress hoặc histerie hoặc do tổn thương hệ thần kinh trung ương với bất kỳ một lý do nào đó như viêm não (do vi khuẩn hoặc do virut)  hoặc chấn thương sọ não với bất kỳ lý do gì. Nấc cũng có thể xuất hiện ở một số người bệnh sau khi phẫu thuật như sau phẫu thuật ổ bụng (phẫu thuật dạ dày- tá tràng, gan mật, tụy tạng...). Nguyên nhân nấc gặp khá nhiều trong việc  sử dụng một số dược phẩm hoặc hoá chất độc như thuốc thuộc nhóm corticosteroid, thuốc an thần gây ngủ benzodiazepine hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson. Người ta cũng nhận thấy có một số thuốc kháng sinh khi dùng có thể gây nên nấc như kháng sinh thuộc nhóm macrolid (erythromycin, roxythromycin...) hoặc nhóm kháng sinh fluoroquinolon (ciprofloxacin, ciprobay, ofloxacin, norfloxacin...). Vì vậy khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào đó mà gây nấc thì cần ngừng ngay và nếu ngừng sử dụng thuốc đó mà hết nấc thì chứng tỏ nấc do thuốc gây ra. Sau khi ngừng dùng thuốc cần báo cho bác sĩ điều trị biết để được thay thế thuốc khác thích hợp hơn. Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp dùng hoá chất điều trị ung thư, trong trường hợp này cũng rất cần cho bác sĩ biết để bác sĩ cho một số thuốc nào đó điều trị nhằm giải quyết hết nấc.

Tuy vậy, nhiều trường hợp nấc không xác định được nguyên nhân do đó rất khó khăn trong công tác điều trị, có khi bác sĩ phải điều trị thăm dò từ đơn giản đến dùng các loại thuốc có hiệu nghiệm nhất. Nấc tuy là một triệu chứng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Người ta phân chia nấc thành nấc cấp tính và nấc mạn tính. Nấc cấp tính thông thường chỉ nấc một thời gian ngắn (khoảng vài giờ đến vài ngày, tần số thấp). Nấc mạn tính là những trường hợp nấc liên tục và kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nấc kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn làm cho người bệnh rất khó chịu, lo lắng và có nhiều bức xúc gây mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân. Đối với một số người bệnh sau mổ vùng bụng, vùng ngực đang thời kỳ hậu phẫu, mà bị nấc thì làm cho vết mổ bị đau, đôi khi làm cho vết mổ chậm liền sẹo do khi lên cơn nấc làm co kéo các cơ thành bụng.

Điều trị khi nấc như thế nào?

Mặc dù nấc không gây nguy hiểm chết người nhưng làm cho người bệnh rất khó chịu và gây nhiều phiền phức. Vì vậy khi bị nấc nghi liên quan đến bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân. Nếu nấc có nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị nấc không gặp nhiều khó khăn nhưng một khi không xác định được nguyên nhân (nấc không rõ nguyên nhân) thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn. Ví dụ nếu nấc do các bệnh thuộc đường tiêu hoá thì nên điều trị dứt điểm bởi vì các bệnh về đường tiêu hoá nhất là bệnh thuộc thực quản và dạ dày- tá tràng gây kích thích cơ hoành nhiều nhất. Tuy vậy trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phải điều trị triệu chứng nấc. Tuy vậy trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phải điều trị triệu chứng nấc.

Ngay từ khi mới bị nấc lần đầu có thể chưa dùng thuốc ngay mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh (mát), uống từ từ từng ngụm một hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Người ta cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền, đấm bốc... Về Đông y thì châm huyệt cũng có thể đưa lại hiệu quả. Thuốc Tây y cũng có nhiều phác đồ điều trị có hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) cũng như nhiều tương tác với thuốc khác hoặc chống chỉ định. Vì vậy người bệnh dứt khoát không được tự mua thuốc để điều trị bệnh nấc khi không có đơn của bác sĩ. Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là biện pháp cuối cùng khi mọi biện pháp khác không đưa lại kết quả trong khi bệnh có chiều hướng tăng lên cả cường độ cả về tần suất xuất hiện và kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nói chung.

Hiểu đúng về bột ngọt và bột nêm

Bột ngọt hay mì chính là tên gọi thường dùng của natri glutamat (tên đầy đủ là mononatri glutamat), trong công nghiệp thực phẩm hay dùng với tên gọi chất điều vị E621, nó là chất phụ gia gây ra vị umami - tiếng Nhật là thơm ngon.

Hiểu đúng về bột ngọt và bột nêm


Theo danh pháp quốc tế của IUPAC, natri glutamat còn có các tên gọi sau: 2-aminopentanedioic acid, 2-aminoglutaric acid, 1-aminopropane-1, 3-dicarboxylic acid là loại muối natri của axít glutamic, có công thức hóa học NaC5NO4H8.

 Natri glutamat được công ty Ajinomoto khám phá và lấy bằng sáng chế năm 1909. Gluatamat natri nguyên chất có hình thức bột kết tinh trắng; khi ngâm vào nước nó phân ly thành các ion natri và glutamat tự do, glutamat là dạng anion của axít glutamic, một axít amin có trong tự nhiên.

Natri glutamat là tinh thể rắn không màu, không mùi, có vị muối nhạt. Nhiệt độ nóng chảy 232°C, độ tan trong nước 74g/ml.

Nhiều năm qua, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành trên quy mô lớn để đánh giá mì chính có gây phản ứng nào ở người sử dụng không? Tuy nhiên, các nghiên cứu từ đó đến nay đều chưa tìm ra ảnh hưởng nào của mì chính đối với sức khỏe người sử dụng.

Ngoài ra, nhiều cơ quan y tế và sức khỏe có uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới, Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu, Cục Quản lý dược và thực phẩm của Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra những kết luận cho thấy, mì chính an toàn cho sức khỏe khi được sử dụng dưới dạng gia vị trong chế biến món ăn.

Tuy nhiên, việc lạm dụng loại gia vị này có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.

Ngoài ra, trong chế biến thực phẩm hàng ngày, cũng nên lưu ý một số điều sau khi dùng bột ngọt:

1. Không nấu ở nhiệt độ cao

Khi cho thêm bột ngọt vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. 70 - 90oC là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan bột ngọt. Vì vậy nên gia giảm bột ngọt khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.

2. Không cho trực tiếp khi thực phẩm ở nhiệt độ thấp

Bột ngọt hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan bột ngọt trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.

3. Không cho vào các thực phẩm ngọt

Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.

4. Cho quá nhiều

Cũng như các gia vị khác, lượng bột ngọt dư thừa sẽ khiến món ăn bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe.

5. Không cho vào các món chiên rán rau củ và thực phẩm có màu vàng

Ví như với món trứng, trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho bột ngọt vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.

Gần đây trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại bột nêm có khả năng tạo ngọt gấp nhiều lần so với mì chính. Theo các nhà chuyên môn, các loại bột nêm trên cũng chẳng có giá trị dinh dưỡng gì, nhưng lại cho ảo giác khá cao, làm tăng hương vị lên hàng chục lần nhờ vào các nucleotid và muối natri. Việc sử dụng chúng sẽ không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, hiện nay xuất hiện các loại mì chính giả nhái nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng và pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn. Các chất này là tác nhân gây tổn hại cho dạ dày, gan, làm cho con người kém ăn, khó chịu toàn thân và có thể gây ung thư bàng quang

Cà phê làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới

Cà phê là chất kích thích vẫn luôn được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng cà phê ở mức độ vừa phải thì sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Đã từng có những nghiên cứu trước đây cho rằng, một trong những chất trong hạt cà phê có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện lưu thông máu và giảm đau đầu.

Gần đây, các nhà khoa học tiết lộ thêm cà phê cũng có thể giúp tinh trùng bơi nhanh hơn và kích thích khả năng sinh sản nam giới.

Cà phê làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới 

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Sao Paulo - Brazil cho hay, nam giới thường xuyên uống một tách cà phê mỗi sáng thì tinh trùng có khả năng bơi lội nhanh nhẹn hơn so với những người đàn ông không bao giờ uống.

Họ đã thực hiện nghiên cứu đối với 750 người đàn ông, họ sẽ tiến hành thắt ống dẫn tinh và chia thành bốn nhóm, dựa trên số lượng cà phê tiêu thụ, tức là những người không uống cà phê, uống cà phê ít, uống cà phê vừa phải và uống cà phê nhiều. Nghiên cứu này sử dụng cốc cà phê 100ml để tính lượng cà phê tiêu thụ.

Kết quả, những người tiêu thụ cà phê hằng ngày có chất lượng tinh trùng tốt hơn nhiều hơn so với những người không tiêu thụ cà phê.

Chất caffein trong cà phê giúp tinh trùng có thể bơi nhanh hơn, giúp cải thiện các mẫu tinh trùng trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, phương pháp thụ tinh bên ngoài tử cung. Kết quả được công bố trong hội nghị của Hội Y học Sinh sản Mỹ mới diễn ra ở San Antonio.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác do Đại học bang New York, Buffalo tiến hành cho biết cà phê tốt hơn nhiều so với chất kích thích khác là cần sa, bị coi là rút ngắn tuổi thọ tinh trùng, gây chứng rối loạn cương dương và giảm đáng kể khả năng sinh sản.

Những thực phẩm tốt cho thời kì nguyệt san

Hầu hết phụ nữ đều gặp phải những triệu chứng của sự mệt mỏi đầy hơi, đau bụng, nhức đầu, khó tiêu hóa và thay đổi tâm trạng trước và trong khi chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, đầy hơi, đau bụng, nhức đầu... là lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh.

Những thực phẩm tốt cho thời kì nguyệt san
Đậu

Các loại đậu, trong đó có cả đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ sẽ làm giảm các triệu chứng sung huyết do chuột rút gây ra, đồng thời tốt cho tiêu hóa, giảm cả táo bón và tiêu chảy. Các cây họ đậu cũng là một nguồn dồi dào các vitamin B.

Rau quả màu xanh lá cây

Rau xanh có nhiều chất magiê, canxi và kali, sẽ làm giảm và ngăn chặn sự co thắt dẫn đến đau do chuột rút. Ngoài ra, các khoáng chất có trong rau xanh có thể còn giúp bạn bình tĩnh, thư giãn cảm xúc và giảm sự khó chịu. Lượng vitamin K trong rau xanh cao là rất cần thiết cho sự đông máu và ngăn ngừa chảy máu quá mức.

Omega 3 có nhiều trong cá hồi, quả óc chó và hạt lanh. Một nghiên cứu năm 1995 tại các "Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu” cho thấy rằng, phụ nữ bổ sung omega 3 sẽ tốt hơn các chất béo khác và làm cho chu kì kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn. Bởi omega 3 có tác dụng khống chế một nhóm các chất giống như nội tiết tố trong cơ thể gọi là prostaglandin có liên quan đến các cơn co thắt cơ bắp và đau bụng kinh.

Dứa

Một báo cáo của Tiến sĩ Phyllis Johnson, của Bộ Nông nghiệp Mỹ của Trung tâm dinh dưỡng con người tại Grand Forks, North Dakota, cho thấy, phụ nữ trẻ, những người thiếu lượng mangan sẽ có kinh nguyệt tăng lên đến 50%.

Do vậy, chị em cần bổ sung thêm mangan cho cơ thể trong những ngày này. Trái cây có nhiều chất mangan, nhưng một trong những nguồn thực phẩm giàu mangan là dứa. Dứa cũng chứa hàm lượng cao bromelain, một loại enzyme để giúp thư giãn cơ bắp và do đó ngăn ngừa chuột rút kinh nguyệt.

Trà

Mặc dù chị em được khuyến cáo là nên tránh tất cả các loại cafein bởi nó có thể làm cho kì nguyệt san khó chịu hơn, nhưng trà lại là một nguồn mangan phong phú.

Trà gừng có thể hữu ích trong việc làm giảm buồn nôn và đầy hơi, và trà hoa cúc cũng có tác dụng làm giảm co thắt cơ và làm giảm sự căng thẳng có thể dẫn đến sự lo lắng và khó chịu.

Nước

Giữ nước quá mức là một trong những nguyên nhân chính của triệu chứng sung huyết như khi bị chuột rút, khiến bạn cảm thấy đau đầu, u mê. Một trong những cách tốt nhất để hạn chế việc giữ nước trong cơ thể là bổ sung nước theo cách uống.

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng nếu không uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ phải cố gắng giữ lại nhiều nước nhất có thể, dẫn đến tình trạng giữ nước.

Ngũ cốc

Một nghiên cứu của bác sĩ người Anh phát hiện ra rằng cứ ba giờ một lần hãy ăn một lượng nhỏ tinh bột và trong vòng một giờ trước khi đi ngủ thì sẽ giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở 70% phụ nữ. Ngũ cốc còn là nguồn cung cấp magiê, làm giảm căng thẳng thần kinh cơ. Ngũ cốc nguyên cám cũng có vitamin nhóm B và vitamin E để chống mệt mỏi và trầm cảm.

Sữa chua

Sữa chua có chứa các vi khuẩn sống và thúc đẩy một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Sữa chua cũng là một nguồn cung cấp canxi, có thể giảm bớt sự khó chịu kinh nguyệt.Tuy nhiên, vì thịt và sản phẩm sữa có chứa acid arachidonic, làm tăng mức prostaglandin gây co cứng, nên chị em có thể lựa chọn các sản phẩm chứa canxi khác như bông cải xanh, cải xoăn cá hồi đóng hộp cả xương và các loại thực phẩm giàu canxi như ngũ cốc và các loại nước ép.

Lợi ích của nấm tươi và cách bảo quản

Trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có từ 7 - 9 loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Nấm tươi con chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…

Nấm có rất nhiều chủng loại, có thể nuôi trồng được quanh năm. Theo các chuyên gia, ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có giá trị dược liệu phòng một số bệnh như: ung thư, cao huyết áp…

Trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có từ 7 - 9 loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Nấm tươi con chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…

Thạc sĩ Ngô Xuân Nghiên - Trưởng phòng nghiên cứu nấm ăn và nấm dược liệu, viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, đối với các sản phẩm nấm đã được các nhà khoa học chọn tạo và nuôi trồng theo hình thức nhân tạo thì tất cả các sản phẩm đó không có độc tính. Tuy nhiên, những sản phẩm nấm này được bày bán ngoài tự nhiên một cách bình thường, không có thiết bị bảo quản thì thời gian sử dụng rất ngắn, chỉ dùng trong ngày.

Lợi ích của nấm tươi và cách bảo quản 

Nếu chúng ta để sản phẩm đến ngày hôm sau thì sẽ bị vi khuẩn tấn công. Lúc này màu sắc của nấm có thể chuyển màu, từ trắng sang vàng, hoặc khi sờ vào sản phẩm cảm thấy nấm bị nhớt và mùi bị chua hoặc lên men, rất khó chịu. Những sản phẩm đã có những dấu hiệu trên thì chúng ta không nên dùng.

Cách bảo quản nấm để giữ được độ tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng như sau:

Để nấm nơi thoáng mát, không buộc vào túi nilông, bảo quản được 8 - 12 tiếng. Với nấm thân mềm, dài, nhỏ và phần mũ bé, ngay khi còn tươi ta nên đóng gói vào những túi hút chân không có sẵn, cho vào tủ lạnh. Sản phẩm như vậy có thể sử dụng được tròng vòng 3 - 4 ngày.

Khi chúng ta sử dụng sản phẩm không hết thì có thể dùng các giấy bóng mỏng (dạng phin thực phẩm) bọc chúng lại, cất trong tủ lạnh, sản phẩm này có thể giữa được 2 - 3 ngày.

Với loại thân cứng, to, dài, trước khi bảo quản phải sơ chế chúng, gọt bỏ hết phần thâm đen, các phần bẩn lẫn tạp chất trên thân nấm, chần qua nước sôi trong vòng 2 - 3 phút, sau đó vớt ra ngâm vào nước lạnh, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được 3 - 4 ngày.

Nước muối có tác dụng giữ được độ giòn và các khoáng chất trong nấm. Và khi ngâm trong nước lạnh cất trong tủ lạnh giúp cho nấm không mất quá nhiều chất dinh dưỡng.