Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Viêm bể thận cấp

Đại cương


Là một bệnh nhiễm khuẩn vào tổ chức kẽ của Thận, vì vậy, còn gọi là Viêm Thận Kẽ.

Đông y xếp vào loại ‘Nhiệt Lâm’, ‘Yêu Thống’.

Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: ‘Lâm bệnh, tiểu ra như nước vo gạo, bụng dưới đau cứng, lan đến giữa rốn’.

Trên lâm sàng cho thấy đa số thuộc thực chứng, nhiệt chứng.

Viêm bể thận cấp

Nguyên Nhân


Vi khuẩn có thể xâm nhập vào Thận theo hai đường chính:

a- Đường máu: Do các ổ nhiễm khuẩn địa phương như Amidal viêm, xoang viêm,bệnh ở răng miệng, ruột dư, túi mật, bệnh đường ruột... từ đó chuyển vào thận.

b- Đường ngược chiều: Từ một viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu dưới lan lên: tử cung viêm, âm đạo viêm, bàng quang, tiền liệt tuyến...

c- Đường hạch bạch huyết ít gặp xẩy ra.

Bệnh thường xẩy ra trên cơ sở đã có một tổn thương địa phương ở bể thận như sự ứ nghẽn nước tiểu gây tắc, giãn đài thận, bể thận... phụ nữ có thai, tử cung đè vào niệu quản hai bên, sỏi bể thận, đài thận, niệu quản...

Vi Khuẩn: Đứng hàng đầu là E. Coli 40-70%, Tụ cầu khuẩn, Liên cầu khuẩn...

Thường có liên hệ với Thận và Bàng quang. Thận hư, Bàng quang có thấp nhiệt là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh.

Đa số do ăn các thức ăn cay, nóng, nhiều chất béo hoặc uống rượu nhiều quá, sinh ra nhiệt, dồn xuống hạ tiêu gây nên bệnh. Hoặc do bộ phận sinh dục bị rối loạn, uế trọc xâm nhập vào bàng quang, gây nên thấp nhiệt, thấp nhiệt làm cho khí hóa bị ngăn trở, đường tiểu không thông lợi khiến cho tiểu buốt, tiểu nhiều, đau, tiểu ra máu.

Điều trị


Triệu chứng:

a- Dấu hiệu nhiễm khuẩn khu trú vào vùng Thận:

+ Sốt, có thể cao đến 39-40o, có khi có cơn rét run.

+ Đau vùng thận một bên hoặc cả hai bên.

b- Tiểu đục, tiểu gắt (50% trường hợp)

c- Tiểu ra protein: 80-90%. Trường hợp tiểu ra protein nhẹ thì từ 40-50mg% đến 150-300mg%, ít khi quá 300mg% (tức 3g/lít nước tiểu), thường dưới 5g/24 giờ. Trong trường hợp cấp tính mức protein thường trên dưới 300mg%.

d- Tiểu ra bạch cầu: là dấu hiệu phổ biến nhất trong trường hợp cấp tính.

+ Tiểu ra hồng cầu (máu), ít phổ biến hơn.

Pháp: Thanh nhiệt, trừ thấp, lợi niệu, thông lâm.

Bài thuốc

+ Thận Vu Thanh Giải Thang (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí )










































Bạch đầu ông30Liên kiều30Hoạt thạch đều30
Hoàng bá15Mộc thông15Biển súc15Cù mạch15
Phục linh15Hoàng liên10Cam thảo10

Sắc uống. Điều trị 14-90 ngày

Đã trị 67 ca, nam 12, nữ 55.tuổi từ 12 đến 67. Trong đó, cấp tính 45 ca, mạn tính 22. khỏi hoàn toàn 21 (cấp tính 16, mạn tính 5). Có hiệu quả 24 (cấp 19, mạn 5). Có chuyển biến 18 (cấp 9, mạn 9). Không hiệu quả 4 (cấp 1, mạn 3). Đạt tỉ lệ 94%.

+ Bát Chính Ô Linh Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1991: 6, 16):










































Thổ phục linh30Cù mạch20Biển súc18
Xa tiền tử18Hoạt thạch18Mộc thông12Đăng tâm thảo5
Ô dược10Sơn chi(sao),10Đại hoàng (sống)10

. Cứ 6 giờ uống một lần.

TD: Thanh lợi thấp nhiệt. Trị bí tiểu cấp tính do viêm nhiễm.

Đã trị 60 a, nam 24, nữ 36. Tuổi từ 6 đến 64. có dấu hiệu sợ lạnh, sốt 38-39,5oC, lưng đau, bụng dưới trướng đau, tiểu nhiều, đường tiểu sưng, đau, rát hoặc tiểu ra máu hoặc tiểu ra sỏi. Vùng Thận đau. Xét nghiệm nước tiểu có albumin, bạch cầu, hồng cầu. Sau khi uống thuốc, khỏi 45 ca, có chuyển biến 12, không kết quả 3. Đạt tỉ lệ 95%. Thuốc uống ít nhất 5 ngày, nhiều nhất 45 ngày. Trương hợp mạn tính, phải uống trên 10-15 ngày mới thấy có kết quả.

Bôn đồn khí

Đại cương:

Bệnh này chủ yếu do sợ hãi gây nên. Chứng trạng chính là tự cảm thấy có khí từ bụng dưới xông lên ngực, họng, giống như con heo chạy (bôn đồn), vì vậy gọi là Bôn Đồn Khí.

Tên bệnh Bôn đồn bắt đầu thấy ở sách Nội kinh, cũng có tên chung với các chứng Phục Lương, Tức Bôn, Phì Khí, Bĩ Khí.

Sách Nạn Kinh lại nói rõ thêm về bôn và chứng trạng của bệnh này.

Theo chứng trạng của bệnh Bôn đồn mà xét, cũng giống với bệnh bôn đồn khí, trong sách Kim Quỹ Yếu Lược nhưng một chứng là bệnh tích, một chứng là bệnh khí.

Bôn đồn khí


Nguyên Nhân

Về nguyên nhân bệnh bôn đồn, theo thuyết của Trương Trọng Cảnh thì một là vì sau khi sợ hãi, làm cho khí của Can Thận nghịch lên, hai là vì khí hàn thủy, từ bụng dưới xông lên gây ra.

1 - Do Khí Của Can Thận: Sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Bệnh bôn đồn khí bắt đầu từ bụng dưới xông lên yết hầu, khi bệnh phát ra thì muốn chết rồi lại khỏi, đều do sợ hãi gây nên" và “Bệnh bôn đồn khí xông lên bụng ngực đau, lúc nóng lúc lạnh, dùng bài Bôn Đồn Thang làm chủ. Đó là nói rõ bệnh này do sợ hãi mà gây ra, chủ yếu là bệnh ở hai kinh Can và Thận: Đồng thời chứng trạng này, có thể tái phát nhiều lần.

2- Do Khí Hàn Thủy: Sách Kim Quỹ Yếu Lược có đề cập đến trường hợp "Sau khi cho ra mồ hôi, lại đốt kim châm cho ra mồ hôi, chỗ châm bị lạnh, nổi hạch đỏ tất nhiên phải bôn đồn. Khi từ bụng dưới xông lên Tâm. Cứu trên các hạch, mỗi chỗ một mồi, và dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang làm chủ. Sau khi cho ra mồ hôi, dưới rốn thấy động, muốn phát bôn đồn, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang làm chủ. Chứng trước là do mồ hôi ra quá nhiều, tâm dương không mạnh, mà lúc châm lại không cẩn thận phòng lạnh, thì khi lạnh lấn vào đột nhiên phát bệnh bôn đồn khí, chủ yếu do khí lạnh xông lên.

Điều Trị

Nên dùng phép ôn trung, tán hàn làm chủ yếu, dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang nhưng cũng nên tùy chứng mà gia giảm. Chứng sau cũng do sau khi cho ra mồ hôi, tâm dương không đủ, hoặc người đó sẵn có thủy khí ở hạ tiêu, nhân lúc tâm dương không đủ, thủy khí muốn động cho nên dưới rốn máy động mà chưa đến nỗi nghịch lên, cho nên cách chữa lấy trợ dương, hành thủy làm chủ, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang.

Nhưng khi thủy hàn nghịch lên, cũng không phải đều do khi trị liệu hư hàn, thấy hàn tụ ở dưới, nghịch mà chạy lên, cho nên sách Thiên Kim Yếu Phương dùng phép ôn dương để giáng nghịch có bài Bôn Đồn Khí Thang. Sách Y Học Tâm Ngộ có bài Bôn Đồn Hoàn. Hai bài này để bổ sung sự thiếu sót của sách Kim Quỹ Yếu Lược.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Sâm Luyện Lệ Chi Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1990, 6)










































Đẳng sâm9Xuyên luyện tử9Trần bì5
Sài hồ5Cam thảo5Mộc qua6Thăng ma6
Phục linh6Cát hạch12Lệ hạch12

Sắc uống. Dùng cho trẻ nhỏ 1~2 tuổi

+ thuốc dùng ngoài: Tề Sán Phương (Tứ Xuyên Trung Y 1989, 7):

Ngô thù du, Thương truật đều 12g, Đinh hương 3g, Bạch hồ tiêu 12 hột. Sấy nhỏ lửa, tán bột để dành dùng. Mỗi lần dùng 3~4g, trộn với dầu Mè cho đều, đắp vào vùng trên rốn, dùng băng rốn băng cố định lại. 1~2 ngày thay một lần. Nếu vùng bệnh phản ứng với thuốc đắp thì có thể cách 1~2 ngày đắp một lần.

TD:Ôn kinh tán hàn, lý khí, táo thấp, chỉ thống. Trị tề sán.

Bỏng

Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: "Thập thích thủy" ( Bắc kinh thị trung dược thành phương tuyển tập)

Bỏng 

Thập thích thủyTiên khương60Đinh hương60Đại hoàng120
Lạt tiêu60Bạc hà thủy21

Các vị thuốc trên ngâm tẩm trên 10 ngày, bỏ bả lấy phần trong, đem bỏ vào lọ,  mỗi lần uống 2,5 gam uống với nước ấm.

Công hiệu. thanh thử tị trọc, hòa vị chỉ ẩu.

Bế tinh

Thế nào là bế tinh ?

Hiện tượng bế tinh dẫn tới hiếm muộn không phải hiếm gặp ở nam giới. Vậy bế tinh là gì? Bế tinh có thể do nguyên nhân thủ dâm sai cách, hoặc do nhiều trường hợp nam giới muốn duy trì bản lĩnh đàn ông càng lâu càng tốt nên đã cố gắng kiềm chế không xuất tinh khi lên đỉnh, hoặc kiềm chế xuất tinh để tránh thụ thai, hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến tinh trùng không xuất ra ngoài được mà đi ngược vào bàng quang, dẫn tới tình trạng xuất tinh ngược dòng. Xuất tinh ngược dòng không gây hại cho sức khỏe nhưng lại gây vô sinh ở nam giới vì tinh dịch khi được phóng vào âm đạo của người phụ nữ mà đi ngược vào bàng quang.


Bế tinh

Vậy nguyên nhân nào khiến tinh trùng đi ngược dòng ?

Lương y Nguyễn Hữu Toàn (Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn số 16, lô 1b, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết. Nam giới bị xuất tinh ngược dòng có thể do 2 nguyên nhân chính: thứ nhất là do bẩm sinh ví dụ như tắc nghẽn ống dẫn tinh khiến không thể xuất tinh được, thứ hai là do nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động vào như: thủ dâm không đúng cách, kìm nén xuất tinh khi đạt đỉnh (hay còn gọi là bế tinh). Trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập tới nguyên nhân bế tinh dẫn tới vô sinh.

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới bế tinh Lương y Nguyễn Hữu Toàn cho biết: Ở nam giới đường dẫn nước tiểu và đường ra của tinh dịch chung nhau. Nhưng vẫn tồn tại 1 van ngăn giữa túi đựng tinh trùng và bàng quang. Van này hoạt động nhịp nhàng theo cơ chế: Khi có kích thích, tinh dịch được tiết ra và bị nén chặt trong phần sâu của ống tiểu (niệu đạo) vì cả 2 van trong (cơ vòng trong) và van ngoài (cơ vòng ngoài) bị khóa chặt. Khi xuất tinh, van ngoài mở ra đột ngột, van trong vẫn khóa nên tinh trùng được phóng mạnh ra ngoài. Do đó, kìm nén xuất tinh, hoặc khi dùng tay bóp chặt dương vật để không cho xuất tinh cũng chỉ đóng được van ngoài nhưng không thể ngăn được sự xuất tinh. Khi đó sẽ gây hiện tượng tinh dịch từ sâu bên trong đã bị xuất ra rồi bị dội ngược lại, hiện tượng này không chỉ làm vi trùng từ đoạn bên ngoài của ống tiểu chui ngược vào bên trong, chui vào các lỗ của ống dẫn tinh, ống túi tinh đang mở to, gây viêm túi tinh, viêm mào tinh, tinh hoàn, tinh dịch có mủ hôi. Mà nguy hiểm hơn khi đó áp lực trong lòng ống tiểu tăng cao quá có thể làm van trong (chặn giữa bàng quang và ống tiểu) bị hở, gây xuất tinh ngược dòng vào bàng quang. Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại “ngựa quen đường cũ” khiến nam giới bị xuất tinh ngược dòng, nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Hơn nữa áp lực quá cao trong ống tiểu còn làm các cơ gây xuất tinh (cơ hành hang) mau bị nhão, lâu dần chẳng những tinh không xuất nổi (gây vô sinh) mà cương dương cũng có thể giảm sút.

Đông y cho rằng bệnh chủ yếu do ảnh hưởng của thần kinh, cơ quan tiết niệu tổn thương, bệnh nội tiết và tác dụng phụ của một số thuốc. Đông y cho rằng: thận chủ sinh sản, chủ tàng tinh, can chủ sơ tiết, điều lý khí cơ. Như thận khí sung thịnh, âm dương hiệp điều, can khí sơ đạt, khí cơ điều sướng, thì có thể hoàn thành hoạt động phóng tinh bình thường. ngược lại, thận khí bất túc, âm dương bất điều thì tinh quan đóng mở không lợi, tinh dịch không thể bài xuất dẫn đến xuất tinh ngược dòng, can không điều đạt, khí cơ rối loạn, cũng khiến tinh quan đóng mở rối loạn, tinh dịch không theo tuần hoàn bình thường mà ngược dòng. Còn do ứ huyết, thấp nhiệt, đàm trọc cũng có thể trở tắc tinh quan cũng có thể khiến phóng tinh ngược dòng. Do vậy để phóng tinh bình thường cần điều trị các nguyên nhân trên sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Đông y điều trị xuất tinh ngược dòng như nào?

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, đông y phân thành các thể bệnh để điều trị. Về cơ bản đối với trường hợp xuất tinh ngược dòng phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn chia thành 5 thể chính: Thận khí bất túc, âm hư hỏa vượng, can thận điều tiết, ứ huyết trở trệ và thấp nhiệt uẩn trở.

  1. Thận khí bất túc

Triệu chứng: giao hợp có thể đạt đến cao trào, có cảm giác xuất tinh, nhưng cảm giác phóng tinh không có lực, không có tinh dịch chảy ra, sau khi giao hợp nước tiểu màu trắng đục, kèm theo tình dục suy giảm, dương vật bột khởi không đủ cứng, lưng gối đau mỏi, hoặc sợ lạnh chân tay lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế không lực.

Phép chữa: ích khí bổ thận trợ dương

Bài thuốc
































Bế tinh thận khí bất túcHoài sơn10Đan bì10Trạch tả10
Thục địa10Sơn thù10Phục linh10Phụ tử (r)10
Nhục quế10Ngô công8Xạ hương0.03



  1. Âm hư hỏa vượng

Tình dụng kháng thịnh, dễ đạt đến cao trào và xuất tinh, nhưng không tiết ra tinh dịch kèm theo lưng đau gối mỏi, tinh thần kém, ngũ tam phiền nhiệt, hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác hoặc phù đại vô lực

Phép chữa: tư âm thanh nhiệt tả hỏa

Bài thuốc




















































Bế tinh âm hư hỏa vượngQuy bản15Hoàng bá10Thục địa10
Sinh địa20Phục linh10Trạch tả10Mạch môn10
Thiên môn10Đẳng sâm,15Thái tử sâm15Nguyên sâm15
Sơn dược30Đan bì10Tri mẫu10Ngũ vị tử10
Viễn chí10Thạch xương bồ10Trích thảo10



  1. Can thất điều tiết

Triệu chứng: phóng tinh ngược dòng, kèm theo thấy cảm xúc không tốt, phiền táo, hoặc u uất không thoải mái, tâm trạng không yên, tình dục suy giảm, ăn không biết ăn, lưỡi nhạt hoặc đỏ, lưỡi nhạt, mạch huyền

Phép trị: sơ can lý khí

Bài thuốc:
































Bế tinh can thất điều tiếtSài hồ10Bạch thược20Bạch truật15
Phục linh10Đương quy10Đan sâm15Thạch xương bồ15
Uất kim10Phòng phong10Chỉ xác10Trích thảo8



  1. Ứ huyết trở trệ

triệu chứng: xuất tinh ngược dòng, hạ bộ đau, hoạc có tiền sử chấn thương, lưỡi có điểm hoặc ban ứ, mạch sáp.

Pháp trị: hoạt huyết hóa ứ, thông khiếu trợ dương










































Bế tinh ứ huyết trở trệĐào nhân10Hồng hoa10Xuyên khung10
Du dong quy15Xích thược15Ngưu tất15Ngô công5
Địa long12Lệ chi hạch15Tiên linh tỳ15Tiên mao15
Trích thảo6



  1. Thấp nhiệt uẩn trở

Triệu chứng: phòng tinh ngược dòng, kèm theo lưng mỏi gối đau, tiểu tiên đỏ ngắn, sau đó tiểu trắng đục, bìu có thể có mụn, lưỡi đỏ, hoặc vàng dính, mạch hoạt sác hoặc nhu sác.

Pháp trị: thanh lợi thấp nhiệt, thông quan khai khiếu

Bài thuốc:










































Bế tinh thấp trệ ứ nhiệtXuyên tỳ giải10Phục linh15Thạch vỹ10
Sa tiền10Thạch xương bồ10Hoàng bá10Khổ sâm10
Thương truật10Lộ lộ thông10Ý dĩ30Ngưu tất15
Đạm trúc diêp6



Các bài thuốc kinh nghiệm điều trị hiệu quả

  1. Quế chi phục linh hợp đào hồng tứ vật thang

Quế chi 10, phục linh 15, đan bì 12, đào nhân 15, hồng hoa 9, sinh địa 20. Thích hợp với chứng phóng tinh ngược dòng thể ứ huyết trở trệ.

  1. Bổ thận giáng tinh phương

Sa uyển tử 10, khiếm thực 12, kim anh tử 15, tang phiêu tiêu 12, long cốt 15, mẫu lệ 15, sà sàng tử 10, sinh hoàng kỳ 30, thăng ma 5, cát cánh 6, tri mẫu 12, chích cam thảo 12. Thích hợp cho chứng phóng tinh ngược dòng thể thận khí bất túc.

  1. Gia giảm trình thị tỳ giải phân thanh ẩm

Bột tỳ giải 15, hoàng bá 10, thạch xương bồ 10, phục linh 10, bạch truật 10, đan sâm 15, xa tiền tử 15, thích hợp với chứng xuất tinh ngược dòng thể thấp nhiệt hạ trú.

  1. Giải uất thông tinh thang

Sài hồ 6, uất kim 12, sinh địa 12, vương bất lưu hành 10, tam lăng 10, nga truật 10, lộ lộ thông 10, trạch tả 10, sao miết giáp 20, long đởm thảo 2, thạch xương bồ 3, sinh cam thảo 3, tiêu sơn chi 7, hoàng cầm 7, lệ chi hạch 15, ma hoàng 9. Thich hợp với xuất tinh ngược dòng thể can khí uất kết, huyết mạch ứ trở.

Bệnh bạch huyết

Đại cương:

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư tuỷ xương, nơi chế tạo ra máu. Tuỷ xương sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu bất thường (tế bào non) các tế bào này không bị tiêu huỷ dần đi như các tế bào thường, chúng tích tụ trong mạch máu, trong tuỷ xương làm mất dần chỗ của hồng cầu và tiểu cầu nên gây thiếu máu và xuất huyết, khi số lượng bạch cầu bất thường quá nhiều làm cho máu đông đặc khó lưu thông, thậm chí có thể làm mạch máu tắc nghẽn và tổn thương các mô trong cơ thể.

Bệnh bạch huyết là một bệnh khó chữa, Dưới đây giới thiệu phương pháp chữa bệnh của đông y có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh, khắc phục các biến chứng của nó, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.

Bệnh bạch huyết 

Điều trị :

Căn cứ vào các giai đoạn và triệu chứng lâm sàng, bệnh bạch huyết được biện chứng như sau



Giai đoạn cấp :

Các triệu chứng chủ yếu là nhiễm khuẩn, chẩy máu và lách to, nhiều hạch lâm ba
  1. Nhiệt độc và huyết nhiệt:

Triệu chứng : Sốt cao, mệt mỏi li bì,  họng khô đau phiền táo, đái đỏ, loét miệng, chẩy máu chân răng và dưới da, đau đầu, đau khớp lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác

Thanh nhiệt giải độc lương huyết


Sinh địa20Huyền sâm20Địa cốt bì16
Sơn đậu căn16Ngân hoa20Bồ công anh20Xích thược12
Hoàng liên12Cam thảo8

Loét miệng thêm Hoàng liên 12;            Hoàng cầm 12

Chẩy máu:  Mao căn 20, Đại hoàng sao đen 12.

Đau khớp gia Địa long :12.

Khát nước gia: Sa sâm 20, Thiên môn 20
  1. Lách to nổi hạch
(huyết ứ đàm kết)

Phương pháp chữa : Hoạt huyết hoá đàm, tiêu kết

Qui đầu12Bạch thược12Tam lăng12
Nga truật12Đan sâm12Hạ khô thảo16Liên kiều16
Bối mẫu8Huyền sâm16Xạ can6

 

Giai đoạn mãn

Giai đoạn này công năng các tạng tỳ thận bị suy yếu biểu hiện hội chứng khí hư và âm hư rừ rệt

1: Khí hư

Triệu chứng : Sắc mặt trắng bệch, đầu choáng, mệt mỏi, tự hón, hồi hộp, thở gấp , lưng gối mỏi đau chất lưỡi nhạt ...

Dùng các bài "bổ trung" "Tứ quân" "qui tỳ"
  1. Âm hư

Dùng các bài:"lục vị" "tả qui hoàn"
  1. Khí âm đều hư

Phương pháp chữa: Bổ khí bổ âm

Hoàng kỳ12Đẳng sâm16Bạch truật12
Thục địa12Hà thủ ô12Qui đầu12Mạch môn12
Ngũ vị12Sa sâm12Hoàng tinh12Cam thảo6

Giảm bạch cầu

Đại Cương

Chỉ tình trạng bạch cầu bị thiếu.

Bệnh này đa phần thuộc về chứng ‘Hư Lao’, ‘Khí Huyết Hư”.

Nguyên Nhân:

Thường do Tâm, Can, Tỳ và Thận suy yếu. chủ yếu do Tỳ và Thận không nhiếp được huyết.

Giảm bạch cầu


Triệu Chứng:

Bạch cầu giảm, dưới 4000/ml, thường kèm theo đầu váng, đầu đau, tay chân không có sức, ăn uống kém, thân nhiệt giảm, mất ngủ.

Pháp: Kiện tỳ, ích thận, bổ khí, thăng huyết. Trị bạch cầu giảm.

Dùng bài: Thăng Áp Thang 1 (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn)
















Hoàng kỳHoàng tinhý dĩ
Kỉ tửCốt tóai bổTrích thảo

Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng bài này trị 84 cas kết quả đạt 92,86%.

Dùng bài: Thăng Áp Thang 2 (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):


















Hoàng kỳ15Kê huyết đằng15Nữ trinh tử15
Bạch truật15Cốt tóai bổ15

Sắc uống.

Tác dung: Ích khí, kiện tỳ, tư bổ can thận, bổ huyết, hoạt huyết. Trị bạch cầu giảm.

Theo kinh nghiệm, uống 1-2 tuần là có kết quả.

Thăng Áp 3 (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):






















Thục địa15Hoàng tinh15Qui đầu15
Nhục thung dung15Thỏ ti tử15Kê huyết đằng30Tử hà sa10

Sắc uống.

Tác dung: Dưỡng huyết, thăng huyết, ích thận, chấn tinh. Trị bạch cầu giảm.

Uống liên tục 3 tuần đến 1 tháng là có hiệu quả.

Bổ ích dưỡng huyết thang gia vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng):






































Hoàng kỳ15Đẳng sâm15Bạch truật15
Bá tử nhân15Cẩu tích15Qui đầu15Hoài sơn31
Phục linh12Xa nhân12Viễn trí12Kỉ tử12
Thỏ ti tử25Đan sâm18

Sắc uống.

Tác dung: Kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết, bổ thận. Trị bạch cầu giảm.

Ích khí dưỡng huyết thang (Tân Trung Y 1985, 10):




















Hoàng kỳ30Nhục quế6Thăng ma6
Hà thủ ô30Kê huyết đằng30Kỉ tử15

Hoàng kỳ 30g, Nhục quế, thăng ma đều 6g, Hà thủ ô (nướng), Kê huyết đằng đều 30g, Câu kỷ tử 15g. Sắc uống.

Tác dụng: Ích khí, bổ huyết, thăng dương, tăng bạch.

Uống liên tiếp 3 tuần đến 1 tháng thì khỏi bệnh.

Dùng lá Dâm dương hoắc chế thành dạng thuốc trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Tuần đầu uống 3 baongày, tuần thứ hai 2 baongày. Liệu trình 30 - 45 ngày, trong thời gian điều trị, không dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin, trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết quả (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985, 12: 719).

Châm Cứu

  1. Khí âm đều hư

Triệu chứng: Toàn thân mệt mỏi không sức, dễ bị cảm, lâu khỏi, thân nhiệt giảm, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Sác.

Pháp: Ích khí, dưỡng âm.

Châm Khí hải, Chiếu hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Thần môn.

  1. Tâm tỳ đều hư

Triệu chứng: Tim hồi hộp, hơi thở ngắn, mệt mỏi không có sức, đầu váng, hoa mắt, ăn không cảm thấy mùi vị, sắc mặt không tươi. Lưỡi nhạt có vết răng, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.

Pháp: Kiện Tỳ ích khí, dưỡng tâm an thần.

Dùng huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Thái bạch, Túc tam lý.

Dùng huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Thái bạch, Túc tam lý. lưỡi hơi to, lưỡi trắng nhạt, có vết răng.

Pháp: Ôn bổ Tỳ Thận.

Dùng huyệt Nội quan, Thận du, Tỳ du, Túc tam lý.

  1. Ngoại cảm thấp nhiệt

Triệu chứng: Sốt không giảm, mặt đỏ, răng đau, miệng khô, khát muốn uống, đầu váng, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Pháp: Thanh nhiệt giải độc.

Dùng huyệt Đại chùy, Khúc trì, Nội đình, Ngư tế.

Cách châm: Châm bình bổ bình tả, ngày châm một lần, mỗi lần lưu kim 20 phút, 10 ngày là một liệu trình.

Nhĩ Châm

Dùng huyệt Tỳ, Thận, Thượng thận, Vị

. Dùng thuốc (Vương bất lưu hành) dán vào huyệt hai bên tai. Cách ngày dán một lần. 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).

Cường giáp

Đại Cương


Là một bệnh Cường giáp là một bệnh rối loạn nội tiết thường gặp, gây ra do sự mất điều chỉnh giữa hai tuyến nội tiết: Tuyến yên và Tuyến giáp trạng. Bệnh do yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh bệnh.

Bình thường tuyến giáp bài tiết ra Thyroxin dưới sự kích thích của tuyến yên. Thyroxin là do Iod kết hợp với Globulin có vai trò quan trọng trong việc phát dục và chuyển hoá chung.

Bệnh cường tuyến giáp là bệnh cường chức năng đó, tuyến giáp trạng to lên toàn bộ, có một hạt bướu ác tính khu trú hoặc bệnh phát triển trên một bướu cổ cũ.

Đa số kèm theo to tuyến giáp, một số ít phát bệnh sau một chấn thương tinh thần mạnh, nhất là tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, tỷ lệ mắc bệnh nam: nữ là 1:4. Bệnh nhân thường tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, nhiều mồ hôi, dễ đói, người gầy sụt cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi...

Thường gặp nhất là Tuyến giáp viêm mạn kèm cường giáp (bệnh Grave).

Bệnh cường giáp có liên hệ với chứng ‘Can Hỏa’, ‘Anh Lựu’ của Đông y.

Cường giáp

Nguyên nhân gây bệnh


Theo YHCT

+ Có liên quan đến sự rối loạn tình chí.

. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’, mục ‘Anh Lựu’ viết: "Chứng anh là do lo buồn khí kết sinh ra".

. Sách "Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: "Chứng anh lựu phát sinh không phải âm dương chính khí kết thũng thì cũng là do ngũ tạng ứ huyết, trọc khí đàm trệ mà sinh ra”.

Như vậy, nguyên chủ yếu của bệnh là do khí uất, đàm kết, huyết ứ, hỏa uất, âm hư gây nên.

Có thể phân tích nguyên nhân bệnh lý như sau:

- Khí uất: chủ yếu là can khí uất trệ như sách "Tế Sinh Phương’, mục ‘Anh Lựu Luận Trị’ viết: "Chứng anh lựu đa số do vui giận thất thường, ưu tư quá độ mà sinh bệnh". Triệu chứng lâm sàng thường có: bệnh nhân bứt rứt, dễ cáu gắt, lo lắng nhiều.

- Đàm kết: do khí trệ lâu ngày sinh ra, triệu chứng của đàm kết là tuyến giáp sưng to mức độ khác nhau và mắt lồi.

- Huyết ứ: do khí trệ đàm kết cũng gây tắc mạch, huyết ứ triệu chứng chủ yếu là đau ngực, phụ nữ tắt kinh, mạch Kết, Đại.

- Hỏa uất xông lên cũng do khí trệ đàm kết gây nên, triệu chứng là phiền nhiệt (nóng nảy bứt rứt, hồi hộp, mau đói, nhiều mồ hôi, mặt nóng đỏ, rêu vàng, mạch Sác.

- Âm hư: do uất nhiệt lâu ngày làm tổn thương chân âm có những triệu chứng như người gầy nóng, tay run, sốt nhẹ, miệng khô, nam liệt dương, nữ thì tắt kinh, lưỡi thon đỏ, ít rêu mạch Tế Sác.

Triệu Chứng Lâm Sàng:


Triệu chứng chung

+ Rối loạn tuyến giáp trạng:

. Gầy nhanh và toàn thể, nhất là trong những đợt tiến triển sút 2-3 kg trong tuần dù ăn nhiều.

. Nhịp tim thường nhanh (Nhịp tim nhanh trên 100/phút thường xuyên là triệu chứng không thể thiếu được.

+ Rối loạn tuyến yên:

. Lồi mắt: cả hai bên, mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều rõ rệt. Nhìn xuống, mi mắt trên không che kín tròng trắng.

. Run tay: thường run ở các đầu ngón tay và bàn tay, run đều, độ run nhẹ, run tăng khi bị xúc động, sợ hãi.

. Thay đổi tính tình: dễ xúc cảm, khó ngủ, rối loạn tính tình, rối loạn kinh nguyệt.

. Tuyến giáp trạng to.

Trừ một số ít bệnh nhân do chấn thương tinh thần hoặc do nhiễm khuẩn tuyến giáp nên bệnh phát đột ngột, đa số bệnh phát từ từ, lâm sàng triệu chứng nặng nhẹ rất khác nhau, có thể phân làm 4 thể bệnh: nhẹ, nặng, chứng nguy và biến chứng.

  1. Chứng nhẹ: Thường là giai đoạn bệnh mới mắc, bệnh nhân thường bứt rứt, tính tình dễ nóng nảy, mệt mỏi, tim hồi hộp, đánh trống ngực, sụt cân, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Tế Sác.

  2. Chứng nặng: Xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, ngoài những triệu chứng chủ quan trên đây nặng hơn, thường có sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, mau đói, ăn nhiều, nam liệt dương, nữ thì tắt kinh, sút cân nhiều hơn, mặt đỏ ửng, ngón tay run, tuyến giáp to, mắt lồi, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch Tế Sác hoặc Kết Đại.

  3. Chứng nguy: Bệnh nhân sốt cao ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói sảng, hoặc sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, mạch Vi Tế khó bắt, huyết áp hạ, có thể có vàng da.

  4. Biến chứng: Bệnh cường tuyến giáp là một bệnh nặng, tiến triển bất ngờ, từng đợt, nếu không điều trị, bệnh dẫn đến:

+ Đau ngực: Đánh trống ngực hồi hộp, tức ngực, khó thở, vùng trước tim đau.

+ Cơ bắp yếu mềm, đi lại khó khăn do kali máu hạ..

+ Suy tim: báo hiệu bằng những cơn nhịp tim nhanh, kịch phát, sau đó loạn nhịp tim hoàn toàn rồi to tim toàn bộ.

+ Suy mòn: người gầy đét rồi chết.

+ Nếu được điều trị kịp thời, bệnh có thể ổn định, bịnh nhân lên cân, ngủ được, nhịp tim trở lại bình thường, kinh nguyệt đều.

Chẩn đoán: chủ yếu Căn cứ vào:

  1. Triệu chứng lâm sàng: có 4 loại triệu chứng chính:

. Tuyến giáp to vừa, lan tỏa hay có nhân.

- Triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh tinh thần: Bứt rứt dễ cáu gắt, đau đầu, mất ngủ, kém tập trung.

Rối loạn vận động như run tay, động tác không tự chủ, thân nhiệt tăng, mồ hôi ra nhiều.

- Rối loạn tuần hoàn và tim mạch: tim nhịp nhanh hoặc nhịp tim không đều, có tiếng thổi, tăng huyết áp kỳ tâm thu, giảm huyết áp kỳ tâm trương.

(Nhịp tim phải lấy mạch lúc bệnh nhân được nghỉ ngơi đầy đủ. Bệnh độ I là bệnh nhẹ, độ II là trung bình, độ III là bệnh nặng và độ IV là rất nặng).

Điều trị:


+ Mới phát: Chủ yếu là Can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết.

+ Thời kỳ sau: Phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu Can, tư Thận.

Biện chứng luận trị



  1. Can khí uất trệ: Ngực sườn đau tức, bụng đầy ăn ít, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền.

Phép trị: Sơ Can thanh nhiệt, lý khí, giải uất.

Bài thuốc: Đơn Chi Tiêu Dao Tán gia giảm










































Đan chi tiêu dao tánSài hồ12Bạch truật12Bạch thược12
Qui đầu12Trần Bì8Chích thảo6Sinh khương12
Bạc hà (cho sau)Bạch linh12Đan bì8Chi tử8
Hậu phác10Sinh khương3 lát


  1. Can hỏa thịnh: Bứt rứt, nóng nảy, hay cáu gắt, sắc mặt đỏ ửng, sợ nóng, miện đắng, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, chân tay run, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch Huyền Sác.

Trường hợp can hỏa phạm vị, bệnh nhân mau đói, ăn nhiều.

Phép trị: Thanh can, tả hỏa.

Bài thuốc: Long Đởm Tả Can Thang Gia giảm:






















long đởm tả can thangLong đởm thảo12Hoàng cầm12Chi tử12
Thiên hoa12Sinh địa16Bạch thược16Ngọc trúc20

Trường hợp vị nhiệt mau đói, ăn nhiều thêm Hoàng liên, Thạch cao để tả vị nhiệt. Tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, mặt đỏ tay run gia Trân châu, Từ thạch, Câu đằng, Địa long để bình can, tiềm dương. Táo bón thêm Đại hoàng để thông tiện.

  1. Tâm âm hư: Bứt rứt khó ngủ, hồi hộp ra mồ hôi, mệt mỏi, ngắn hơi (hụt hơi), chất lưỡi đỏ bóng, ít rêu hoặc rêu mỏng, mạch Tế Sác.

Phép trị: Dưỡng tâm, an thần, tư âm, sinh tân.

Bài thuốc: Bổ Tâm Đơn gia giảm:










































Sa sâm16Huyền sâm12Đan sâm12
Thiên môn12Mạch môn12Đương qui12Sinh địa12
Bá tử nhân12Ngũ vị4Sao Táo nhân20Viễn trí6
Chu sa1

Chu sa 1g (tán bột mịn hòa thuốc uống).

Sa sâm 16g, Huyền sâm, Đơn sâm, Thiên môn, Mạch môn, Đương qui, Sinh địa, Bá tử nhân đều 12g, Ngũ vị tử 4g, Sao táo nhân 20g, Viễn chí 6g,

Trường hợp thận âm hư (ù tai, miệng khô, vùng thắt lưng đau, gối mỏi, thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Quy bản, Kỷ tử để bổ thận âm.

Trường hợp âm hư hỏa vượng, thêm Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm tả hỏa.

  1. Đàm Thấp Ngưng Kết: Tuyến giáp to, ngực đầy tức, không muốn ăn, nôn, buồn nôn, tiêu lỏng, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhớt, mạch Nhu Hoạt.

Điều trị: Hóa đàm, lợi thấp, nhuyễn kiên, tán kết.
































Hải tảo ngọc hồiBán hạ12Đương qui12Xuyên khung6
Hải tảo20-40Triết bối mẫu12Thanh bì10Phục linh12
Côn bối20-40Trạch tả12Hải đới20-40

Trường hợp ngực tức, sườn đau thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ sách để sơ can chỉ thống. Nếu nôn, buồn nôn, tiêu lỏng, mệt mỏi thêm Bạch truật, Ý dĩ, Biển đậu để kiện tỳ trừ thấp.

  1. Biến Chứng

+ Đau ngực (hung tý): do can khí uất trệ, nhiệt đàm làm tắt kinh lạc.

Phép trị là sơ can, thông lạc, thanh nhiệt, hóa đàm dùng các vị: Khương bán hạ, Qua lâu bì, Chỉ thực, Uất kim, Hồng hoa, Đơn sâm, Đăng tâm, sao Hoàng liên. Hết đau (hung tý được tuyên thông) tiếp tục phép trị chứng nặng, thêm thuốc hoạt huyết hóa ứ.

+ Chân tay yếu mềm: Triệu chứng của can thịnh tỳ hư, khí thoát, đàm kết, phép trị dùng thanh can, trợ tỳø hóa đàm, tán kết, dùng các vị Đơn bì, Chi tử, Thái tử sâm, Bạch truật sống, chích Hoàng kỳ, Khương bán hạ, Thanh bì, Trần bì, Xuyên ngưu tất, Tàm sa, Côn bố, có kết quả rồi tiếp tục dùng phép trị chứng nhẹ. Thời gian điều trị bằng đông y có kết quả phải từ một đến 2 năm. Cần chú ý theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị nếu không kết quả phải dùng thuốc kháng giáp kết hợp.

Bạch điến – Bạch biến – Tử điến

Đại cương:

Từng vùng da bị trắng bệch ra lâu ngày lan rộng thì gọi là bạch điến hay bạch biến, nếu sắc đỏ thì gọi là tử điến

Nguyên nhân thường do sắc tố ở da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố

Cần phân biệt với bệnh bạch tạng

Bệnh bạch biến và bạch tạng đều có nguyên nhân giảm sắc tố da nhưng có nguyên nhân và biểu hiện khác nhau

Bạch tạng (albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc.

Biểu hiện của bệnh bạch tạng là da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc. Người bệnh sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu. Khám ghi nhận đáy mắt và mống mắt trong suốt. Hậu quả là bệnh nhân bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím và dễ bị ung thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng. Người bệnh cần mang kính mát, khăn che ánh sáng mặt trời.

Bạch biến (vitiligo) thì chỉ  giảm sắc tố da khu trú, tự phát với biểu hiện là các vết  trắng. Bệnh có tính gia đình, hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh

Điều trị

Chúng tôi chia bạch biến làm 2 thể, để điều trị. bạch biến là một bệnh khó chữa. cả 2 thể này thời gian điều trị thường 6 tháng trở ra mới có kết quả.

Bạch điến – Bạch biến – Tử điến 

  1. Huyết táo

Triệu chứng: vùng da bị bệnh khô ráo,

sinh huyết nhuận phu ẩmQui đầu4Thục địa4Sinh địa4
Hoàng kỳ2Thiên môn6Mạch môn4
Ngũ vị9 hạtThăng ma0.8Hoàng cầm2Hồng hoa1
Đào nhân2Qua lâu2



  1. Phong thấp

Tử điến phong và bạch điến phong là do phong thấp lấn vào lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông bế tắc mà thành. Tía do huyết trệ, trắng do khí trệ, đầu tiên không đau ngứa, lâu thì hơi ngứa, đều nên trong uống hồ ma hoàn, ngoài dùng mật đà tăng tán xoa xát vào


Hồ ma hoànHồ maPhòng phongKhổ sâm
Xương bồUy linh tiênBạch phụĐộc hoạt
Cam thảo


Mật đà tăng tánHùng hoàng2Lưu hoàng2Sà sàng2
Mật đà tăng1Thạch hoàng1Khinh phấn0.5

Nghiền nhỏ  hoà giấm bụi vào chỗ bị bệnh

Viêm amidal

Đại cương:

Amidan Xuất phát từ tiếng Pháp là Amygdales:là hai khối màu hồng nằm ở hai bên ở cuối đáy lưỡi và thành sau họng. Có tác dụng như hai quan ải ngăn chặn vi trùng bệnh tật xâm nhập Lớn lên amiđan teo dần đi. Người lớn có amiđan to và nhất là chỉ to một bên, cần thăm khám ngay và làm xét nghiệm tế bào để phát hiện sớm ung thư amiđan.

Các triệu chứng chính của viêm amidan cấp là sốt cao, đau, nuốt đau, amidan đỏ, hơi thở hôi. Ở thể mãn tính thì  húng hắng ho, rát họng, cảm giác vướng đờm ở họng nên bệnh nhân hay phải khạc nhổ,  amiđan to hoặc teo, nhưng trên bề mặt có nhiều chấm mủ trắng như bã đậu.

Viêm a-mi-đan, trong y học cổ truyền gọi là chứng nhũ nga. bị một bên gọi là đơn nhũ nga, bị 2 bên là song nhũ nga.

Viêm amidal


Điều trị

  1. Viêm amidal cấp

  2. Viêm amidam cấp nhẹ ( phong nhiệt)

Triệu chứng: amidal xưng đỏ  sưng cao, xung quanh chân thu gọn, mặt ngoài cao thấp không bằng, lúc mới phát sợ rét phát nóng, đỏ hồng mà đau, ăn nuốt khó khăn, miệng ráo lưỡi khô, đau đầu, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, hoạt sác hữu lực

Pháp: Sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu


































Bạc hà8Ngưu bàng8Ngân hoa8
Cát cánh6Xạ can6Huyền sâm12Sinh địa12
Nhọ nồi16Bồ công anh16Sơn đậu căn12



Thanh yết lợi cách thang gg










































Viêm amidal cấp 2Ngưu bàng12Bạc hà6Ngân hoa40
Liên kiều16Cát cánh6Cam thảo4Hoàng cầm4
Hoàng liên4Liên kiều12Hoàng cầm4Hoàng liên4
Kinh giới4

Hoặc dựng bài Tiểu sài hồ gia Cát cánh, Thạch cao thang

Châm: Thiên đột, Giáp xa, Hợp cốc, Khúc trì

2 Viêm amidal cấp nặng (Nhiệt độc)

Triệu chứng: Sốt cao, miệng khụ,  amidal xưng to, loét hoặc hoá mủ, họng đau nhiều không dám ăn, tiểu tiện đỏ, hạch nổi dưới hàm, gáy, nước tiểu đỏ đại tiện táo, rêu vàng dầy, mạch sác hữu lực có khi trên nhũ nga sưng có cái màng vàng hoặc trắng

Pháp: Thanh nhiệt giải độc ở phế vị, hoạt huyết bài nùng
































Ngân hoa20Hoàng liên12Hoàng bá12
Xạ can8Huyền sâm16Sinh địa16Tang bì12
Thạch cao20Liên kiều12Cát cánh8Cam thảo4



Hoàng liên thanh hầu ẩm gg (ĐHY)






















Ngân hoa40Liên kiều20Hoàng cầm12
Ngưu tất20Sơn đậu căn12Xạ can8Xích thược12

Hoặc dùng bài Tiểu sài hồ gia Cát cánh, Thạch cao  thang

Châm: Thiên độc , Giáp xạ, Hợp cốc, Khúc trì

  1. Viêm amidal mãn

Âm hư

Triệu chứng:  Bệnh tái phát liên tục hoặc dây dưa không khỏi dứt, amidal sưng đau, sốt nhẹ, người mệt mỏi, miệng khô, miệng hôi, ho khan,

Pháp : Dưỡng âm thanh phế , hoạt huyết tiêu viêm

Lục vị gg (ĐHY)










































Sinh địa16Hoài sơn12Sơn thù8
Đan bì9Bạch linh9Trạch tả9Huyền sâm12
Xạ can6Tri mẫu8Thiên hoa8Địa cốt bì8
Ngưu tất12Tang bì12

Ho khan gia: Hạnh nhân 8, bối mẫu 4.

2.Khí  hư

Bệnh tái phát liên tục, ăn uống khó khăn, lâu ngày da vàng sạm, chân tay đau mỏi, sắc mặt nhạt, dễ bị cảm mạo, mạch hư nhược…










































Hoàng kỳ24Cam thảo10Nhân sâm12
Qui đầu10Trần bì12Thăng ma12Sài hồ12
Bạch truật12Long nhãn10Liên kiều8Hoàng cầm10
Hạnh nhân10

Châm: Thiên đột , Giáp xạ, Hợp cốc, Khúc trì

3  Huyết ứ

Triệu chứng: Yết hầu đau hay tái phát, kéo dài không khỏi, họng sưng sắc tối, chất họng sạm, mạch sắc

Hoạt huyết lợi họng

Lưu thị yết thư thang (Lưu càn hoà y sư chủ nhiệm trung y học viện sơn đông)
































Xuyên khung15Qui đầu10Xích thược10
Quế chi5Cam thảo8Đan sâm18Đào nhân10
Xạ can10Cát cánh5

Anh lựu (Bệnh tuyến giáp)

Chứng anh là loại bệnh của tuyến giáp, thường được chia làm các chứng Khí Anh, Nhục Anh, Thạch Anh, Anh Ung.

Đặc điểm chủ yếu của chứng anh là: cổ sưng hoặc có khối u, di động theo động tác nuốt, khó tiêu và khó vỡ.

Anh lựu (Bệnh tuyến giáp)

Nguyên Nhân


Bệnh ở vị trí trước cổ, hai bên hầu kết, có mạch nhâm và nhánh của mạch đốc, 2 kinh can thận cũng đi qua vùng hầu. Do đó các yếu tố gây tắc kinh lạc các mạch này gây rối loạn chức năng can thận, mạch Nhâm, mạch Đốc mạch sinh ra khí trệ, đàm ngưng huyết ứ, kết tụ vùng trước cổ sinh bệnh.

+ Khí trệ: Do thủy thổ bất hòa, ăn uống không điều độ, tình chí nội thương gây rối loạn khí cơ, khí trệ, khí uất, kết tụ ở cổ gây bệnh như chứng Khí anh.

+ Huyết ứ: khí trệ huyết ứ (do khí là huyết soái), huyết ứ trước cổ sinh bệnh như chứng thạch anh.

+ Đờm ngưng: do thủy thổ bất hòa, tình chí nội thương hoặc chính khí suy, độc tà xâm nhập gây nên kinh lạc tắc trở gây chức năng tạng tỳ phế thận rối loạn, thủy thấp không hóa được tích tụ lại thành đàm ở hấu kết (sụn giáp) sinh bệnh như chứng nhục anh, anh ung.

Tóm lại theo YHCT thì chứng anh là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do thủy thổ bất hứa, thất tình nội thương, chính khí bất túc, ngoại tà xâm nhập dẫn đến kinh lạc, tạng phủ thất điều, khí trệ huyết ứ, đờm trọc kết tụ ở cổ sinh bệnh.

Phương Pháp Điều Trị


Theo 3 nguyên nhân trên, trên lâm sàng có 3 thể bệnh chủ yếu cùng tên, mỗi thể bệnh có phép trị và bài thuốc như sau:

  1. Thuốc uống.

+ Lý khí giải uất: Dùng bài Tiêu Dao Tán, Tứ Hải Sơ Uất Hoàn.

Chỉ định: chứng khí anh, có đặc điểm khối cục mềm, di động, đau ngực sườn, rêu lười trắng mỏng, mạch huyền hoạt.

+ Hoạt huyết tán ứ: Dùng bài thuốc: Đào Hồng Tứ Vật Thang.

- Chỉ định: chứng thạch anh có triệu chứng cục khối cứng, đau cố định, lưỡi tím đen, có ban hoặc nốt ứ huyết, mạch nhu sáp.

+ Hóa đờm nhuyễn kiên: dùng bài Hải Tảo Ngọc Hồ Thang.

- Chỉ định: chứng nhục anh do đàm ngưng kết sinh ra, không đau, ấn có cảm giác cứng hoặc nang, không đỏ không nóng, rêu lưỡi mỏng nhầy, mạch huyền.

Ngoài ra, tùy tình hình bệnh lý mà có thể dùng các phép thanh nhiệt hóa đàm, bổ thận ích can, điều nhiếp mạch xung nhâm.

  1. Phép dùng ngoài: có dán cao, châm cứu, phẫu thuật.

KHÍ ANH

Khí anh là tên gọi bệnh bướu giáp đơn thuần theo YHCT, còn gọi là bướu cổ. Bệnh phổ biến ở miền núi, có thể tập trung ở một vùng (gọi là bướu cổ địa phương), có thể xuất hiện lẻ tẻ ở nhiều nơi. Theo kết quả điều tra của một số tác giả thì tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở nước ta, nhất là miền cao nguyên có vùng lên tới trên 90% người mắc bệnh. Bệnh có thể tránh được bằng cách ăn muối có trộn Iốt.
Nguyên Nhân

1 Người cư dân vùng cao nguyên cảm phải sơn lam chướng khí sinh bệnh.

  1. Do nội thương tình chí, tức giận nhiều gây tổn thương can, can khí uất kết sinh đàm thấp, khí trệ sinh bệnh. Hoặc lo nghĩ nhiều tổn thương tỳ, kiện vận rối loạn, đàm thấp nội sinh, đàm trọc kết tụ ở cổ. sinh bệnh.

  2. Thận khí hư tổn ngoại tà xâm nhập: do cơ thể phát triển nhanh, do sinh nhiều, thai nghén, cho con bú đều làm hao tồn thận khí, thủy không đủ muôi mộc, mộc khí uất kết khắc tỳ thổ, chức năng vận hóa rối loạn, đàm thấp nội sinh, khí trệ đàm kết ở cồ mà sinh bệnh.

Tóm lại, bệnh chù yếu do ngoại cảm sơn lam chướng khí (vùng thiếu Iốt) trên cơ thể thận khí suy (do yêu cầu phát triển, sanh nhiều, nuôi con, tinh thần u uất buồn phiền, y....) mà sinh bệnh.
Triệu Chứng Lâm Sàng

Bệnh phát nhiều ở tuổi thanh niên đang phát triển, nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ cao vào thơi kỳ thai nghén và cho con bú, ở vùng lưu hành cũng gặp nhiều ở tuổi học sinh tiểu học. Lúc bắt đầu triệu chứng không rõ, tuyến giáp to dần, bờ không rõ, sắc da bình thường, không đau, ấn vào mềm, có loại to sệ xuống, cảm giác nặng. Trường hợp nặng đè ép khí quản, thực quản, họng thì có triệu chứng nuốt khó, giọng khàn, thở gấp khó thở, nếu chèn ép mạch máu thì có nổi tĩnh mạch ở cổ.

Chẩn đoán phân biệt: trong chẩn đoán thường cần phân biệt với:

- Nhục Anh: tức u giáp cứng hơn thường, khối u khu trú hình cầu hoặc hình trứng (hình thuẫn).

- Thạch Anh: tức ung thư tuyến giáp, hình thể lồi lõm không đều, cứng như đá, ít hoặc không di động theo động tác nuốt.

- Anh Ung: tức viêm tuyến giáp bán cấp, tuyến giáp sưng đau xuyên sang vùng chẫm sau tai kèm theo họng đau, đau đầu, sốt.
Biện Chứng Luận Trị

Thường chia ra 2 thể:.

+ Khí trệ đờm ngưng: tuyến giáp sưng, bờ không rõ, sắc da bình thường, ấn mềm không đau, to nhỏ thay đổi theo trạng thái vui buồn của người bệnh (vui thì nhỏ, tức giận buồn phiền thì to ra), triệu chứng toàn thân không rõ. Chất lưới hồng nhạt, rêu trắng mỏng hoặc trắng vàng.

Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa đờm, tiêu sưng. Dùng bài Tứ Hải Sơ Uất Hoàn (Dương Y Đại Toàn) : Thanh mộc hương 15g, Trần bì, Hải cáp phấn đều 6g, Hải đới, Hải tảo, Côn bố, Hải phiêu tiêu đều 60g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần với nước.

+ Thận Dương Hư Tổn: bệnh nhân đang ở thời kỳ phát triển, hoặc có thai, sau sanh, cho con bú, thường kèm theo triệu chứng váng đầu, lưng gối đau mỏi, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm hoặc tự hãn, lưới sắc nhợt ít rêu, mạch hư tế nhược.

Điều trị: bổ ích thận khí, nhuyễn kiên, tán kết. Dùng bài Tứ Hải Sơ Uất Hoàn thêm Thỏ ti tử, Nhục thung dung, Bổ cốt chi, Hà thủ ô để bổ thận, ích khí.
- Các phương pháp điều trị khác:

Châm Cứu

+ Ế phong, Đại chùy, Thiên đột, Khúc trì, Hợp cốc. Châm mỗi ngày hoặc cách ngày (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Nhĩ Châm

+ Nội tiết tố, Tuyến giáp (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Cứu Pháp

Thiên đột, Phong trì, Khúc trì, Trung chử (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Một Số Bài Thuốc Đơn Giản:

+ Hải tảo, Côn bố đều 15 - 30g, sắc nước, chia hai lần uống trong ngày hoặc làm hoàn uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Hải tảo, Côn bố lượng bằng nhau, Thanh bì lượng bằng 1/3 Côn bố, sao vàng tán bột làm hoàn. Mỗi ngày uống 10g, sau bữa ăn tối. Có thể dùng lâu dài (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Uất kim, Đan sâm, Hải tảo đều 15g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong 3-4 tuần, có thể cho thêm đường uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Hải đới 60g, Đậu xanh 150g nấu chín cho đường ăn hằng ngày (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Hạ khô thảo 30g, Hải tảo 60g sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Hà thủ ô 20g, Ô mai 10g, Côn bố 15g, sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Lá sinh địa, Hạ khô thảo đều 30g, Sơn tra 20g sắc uống.

Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng

. Luôn giữ tinh thần thanh thản thoải mái, tự kiềm chế không tức giận, không buồn phiền, không lo nghĩ quá nhiều.

. Vùng có lưu hành bệnh, chú ý cải tạo nguồn nước và dùng muối Iốt bắt buộc.

. Nên dùng thường xuyên ăn các chất hải tảo và các chất hải sản nhất là phụ nữ thời kỳ cho con bú và thời kỳ có thai, tuổi dậy thì.

NHỤC ANH


Nhục anh tức U giáp lành tính, có đặc điểm lâm sàng là u hình trứng hoặc hình nửa bán cầu, đặc cứng, bề mặt trơn, ấn không đau, di động lên xuống theo động tác nuốt, mầu da bình thường, phát triển chậm, khó tiêu và không vỡ.
Nguyên Nhân

+ Tình chí nội thương, tức giận gây tổn thương can, lo nghĩ nhiều làm tổn thương tỳ, Tỳ bị tổn thương thì chức năng kiện vận bị rối loạn, khí trệ, đờm ngưng, huyết ứ, kết tụ ở cổ gây nên bệnh.

+ Thủy thổ bất hòa, vùng cao nguyên nước uống không bình thường, uống lâu ngày gây rối loạn tạng phủ, khí trệ, đờm trọc, huyết ứ tích tụ tại cổ gây nên bệnh.
Triệu Chứng Lâm Sàng

Tuổi mắc bệnh thường dưới 40, nữ nhiều nam ít, phát hiện cục u một bên hoặc cả hai hình bán cầu hoặc hình trứng bề mặt trơn tru, di động theo động tác nuốt, ấn không đau, phát triển chậm, không có triệu chứng toàn thân rõ rệt. Trường hợp khối u to lên có thể chèn ép khí quản, thực quản gây nuốt khó, khó thở, giọng khàn. Có người kèm theo tính tình nóng, dễ gắt, hồi hộp, ngực tức, ra mồ hôi, kinh nguyệt không đều, chân tay run, mạch Tế Sác, hoặc dễ đói, giảm cân, mệt mỏi, người gầy, rụng tóc, tiêu lỏng, phần nhiều dễ ung thư hóa.
Chẩn Đoán Phân Biệt

Cần phân biệt với

- Khí Anh: tức bướu giáp đơn thuần.

- Thạch Anh: tức ung thư tuyến giáp, hình thể lồi lõm không đều, cứng như đá, ít hoặc không di động theo động tác nuốt.

- Anh Ung: tức viêm tuyến giáp bán cấp, tuyến giáp sưng đau xuyên sang vùng chẫm sau tai kèm theo họng đau, đau đầu, sốt.
Biện Chứng Luận Trị

+ Khí Trệ Đờm Ngưng: khối u bề mặt trơn, cứng vừa, ấn không đau, kèm theo ngực đầy tức, họng hơi nghẹn, rêu lưới mỏng hơi nhầy, mạch Huyền Tế.

Điều trị: Khai uất, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết.

Bài thuốc: Hải Tảo Ngọc Hồ Thang hợp Tiêu Dao Tán gia giảm.

+ Vị Nhiệt Tỳ Nhược: kèm theo triệu chứng ăn nhiều mau đói, người gầy, tiêu lỏng, lười rêu mỏng nhầy, mạch nhu.

Điều trị: Sơ can lý khí, tư âm, thanh vị nhiệt. Dùng bài Hải Tảo Ngọc Hồ Thang hợp Ngọc Nữ Tiễn gia giảm.

+ Can Thận Âm Hư: kèm theo váng đầu, hồi hộp, bứt rứt, ra mồ hôi, tay run, kinh nguyệt lượng ít hoặc bế kinh, lười đỏ, mạch Sác.

Điều trị: tư bổ can thận, dưỡng âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm hoặc bài thuốc kinh nghiệm trị bướu (Đương quy, Đan sâm, Hoàng dược tử, Hạ khô thảo, Sinh mẫu lệ, Côn bố, Hải phù thạch) gia giảm.

+ Đờm ứ ngưng kết: khối u cứng hoặc đau, chất lười đỏ tía, xám, hoặc ban ứ huyết, mạch Tế sáp.

Điều trị: hóa đờm, nhuyễn kiên, khai uất, hành ứ. Dùng bài Hải Tảo Ngọc Hồ Thang, hợp với Tiểu Kim Đơn (Bạch giao hương, Thảo ô đầu, Ngũ linh chi, Địa long, Chế mã tiền tử, đều 45g, Nhũ hương, Một dược (khử dầu) đều 22,5g, Đương qui thân 22,5g, Xạ hương 9g, Mực tàu 3,6g). Tất cả tán bột mịn, dùng bột gạo nếp làm hoàn bằng hạt khiếm thực, mỗi lần uống 1 hạt, ngày 2 lần với rượu. Phụ nữ có thai không dùng.
Các Phương Pháp Khác

+ Dán cao: dùng Dương Hòa Giải Ngưng Cao.

+ Châm cứu: Chọn huyệt Định suyễn, châm cách nhật.

Hoặc châm kim thẳng quanh bướu.

Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng

  1. Luôn giữ tinh thần thanh thản, tránh giận dữ, lo buồn.

  2. Trường hợp trị lâu không thấy tiến bộ hoặc khối u to hơn nên cắt bỏ

Áp xe gan

Đại Cương


Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp, nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng.

Áp-xe gan thường do vi khuẩn đi theo đường máu tới gan hay do các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh trong khoang phúc mạc. Áp-xe gan có thể chỉ là một ổ đơn độc, hoặc cũng có thể là nhiều ổ áp-xe.

Về mặt nguy hiểm thì áp-xe gan do vi trùng nguy hiểm hơn nhiều so với áp-xe gan do amib. Nếu áp-xe gan không được điều khi kịp thời, ổ mủ bị vỡ ra và gây viêm nhiễm toàn bộ ổ bụng (viêm phúc mạc), hậu quả sau đó có thể là choáng (sốc), hôn mê và tử vong. Có khi ổ mủ vỡ ra và ăn thông lên phổi, chèn ép lên tim gây ra khó thở & bội nhiễm nặng nề hơn.

Ở Việt Nam, đa số là loại áp xe gan do amip, áp xe gan – ống mật.

Theo YHCT:

Bệnh thuộc phạm vi chứng can cung

Áp xe gan


Chẩn Đoán -  Phân Biệt

Các triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan thường không đặc hiệu.

Đau là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất (90%), kế đến là sốt (87%), nôn ói (85%), sụt cân (45%).

Bệnh  có thể diễn tiến bán cấp hay cấp tính:

o     Diễn tiến bán cấp: BN đau âm ỉ hạ sườn phải, sốt nhẹ, chán ăn và sụt cân.

o     Diễn tiến cấp tính: BN đau hạ sườn phải ngày càng tăng, sốt, nôn ói và thường nhập viện trong vòng 10 ngày.

Phân biệt:

Để người bệnh nằm ngửa, đùi hơi co để làm giãn các cơ thành bụng, thầy thuốc ngồi bên phải, luồn tay trái vào vùng thắt lưng, bàn tay ngửa áp sát vào lưng để đẩy gan ra phía trước bụng khi gan to. Bàn tay phải đặt trên bụng, các ngón tay hơi chếch so với bờ sườn. Bảo người bệnh thở mạnh, có thể sờ thấy bờ dưới của gan.

+ Gan to nhưng mềm và đều đặn là do bệnh của tim.

+ Gan lổn nhổn, bờ sắc là gan bị xơ.

+ Gan lổn nhổn, bờ tù có thể là  áp xe gan đường mật và ứ mật.

+ Khối u cứng có thể là ung thư gan.

+ Khối u mềm có thể là  áp xe gan.

Sai lầm khi chẩn đoán phân biệt  áp xe gan hơi khó vì thường dựa theo các triệu chứng phụ và chẩn đoán:

. Thấy bệnh nhân sốt nên nghĩ đến sốt rét, phổi viêm.

. Thấy thể trạng suy kiệt nhanh nên nghĩ đến lao...

Trên lâm sàng bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn:

Điều Trị:

1- Giai Đoạn Nung Mủ:

Nguyên nhân: do Can uất hoá hoả hoặc huyết ứ hoá nhiệt, thấp nhiệt nung nấu, ngưng kết ở Can Đởm lâu ngày gây nên.

Chứng: Nóng lạnh thất thường, hạ sườn bên phải đau, ấn vào đau hơn, không muốn nằm nghiêng, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng, mạch Huyền Hoạt. Giai đoạn này tương ứng với giai đoạn viêm của YHHĐ.

Biện Chứng:Can Đởm có quan hệ Biểu Lý vì vậy tà độc nhập vào Can gây ra lúc nóng lúc lạnh. Can bệnh, khí cơ không thông, khí huyết bị ứ trệ làm tổn thương huyết lạc khiến cho hạ sườn bên phải đau, không nằm nghiêng được. Nhiệt tà làm hại tân dịch gây ra khát. Khí uất, huyết trệ, tam tiêu thuỷ đạo không thông gây ra nước tiểu vàng. Rêu lưỡi trắng, vàng, mạch Huyền Hoạt là dấu hiệu thấp nhiệt uất trệ ở Can.



Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán kết.

Sài hồ thanh can tán

































Cam thảoSài hồChi tửSinh địa
Hoàng liênThanh bìLiên kiềuXích thược
Long đởm thảo

Lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày uống 8-12g.

Gia Giảm: Hạ sườn phải đau: thêm Diên hồ sách, Mộc hương.

.Sốt: thêm Bồ công anh, Hạ khô thảo, Vương bất lưu hành.

.Táo bón thêm: Đại hoàng (sống), Mang tiêu.

2- Giai Đoạn Thành Mủ:

Nguyên nhân: do hoả độc mạnh, phần âm bị tổn thương, khí bị tiêu, huyết bị tổn hại gây nên.

Chứng: Lạnh run, sốt cao, ra mồ hôi, hông sườn đầy, đau, đau lan đến bụng dưới hoặc nách, vai, miệng khát, tâm phiền, muốn nôn, nôn, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền Sác.

Biện Chứng: Tà chính giao tranh, mủ hình thành vì vậy gây ra rét run, sốt cao, ra mồ hôi. Tà khí ngăn trở ở kinh lạc, khí huyết bị ứ trệ, hoá thành mủ khiến cho Can tạng sưng trướng, hông sườn đau. Tạng và kinh Can bị uất trệ không thông gây ra đau lan xuống bụng dưới hoặc lên nách, vai. Nhiệt làm hại phần âm vì vậy gây ra khát, tâm phiền, nhiệt độc xâm nhập vào Vị. Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác là dấu hiệu nhiệt độc thịnh.

Điều Trị: Thanh nhiệt, giải độc, khứ hủ, bài nùng.

Hoàng Liên Giải Độc Thang (Ngoại Đài Bí Yếu):

































Chi tử12Hoàng cầm12Hoàng liên12Hoàng bá8
 Sài hồ 8 Bại tương thảo8 Ngư tinh thảo 20Đông qua nhân 8
Ý dĩ nhân8Đào nhân8

Sắc uống.

* Gia Giảm:

. Nhiệt độc hoả thịnh xâm nhập vào Tâm bào gây ra hôn mê, nói cuồng: thêm Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn hoặc Chí Bảo Đơn.

. Chính khí không thắng nổi tà khí, biểu hiện sắc mặt vàng, gầy ốm, tinh thần uỷ mị, mồ hôi tự ra: thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui.

. Ho ói ra mủ, máu, áp xe bị vỡ: thêm Triết bối mẫu, Cát cánh.

. Tiêu ra mủ, máu: thêm Bạch đầu ông, Trần bì.

. Muốn nôn, nôn: thêm Tử diệp (lá Tía tô), Hoàng liên.

3- Giai Đoạn Tiềm Phục

Nguyên nhân: Do tà độc lâu ngày làm cho Vị âm bất túc, Tỳ dương hư tổn, khí huyết đều suy.

Triệu chứng: hạ sườn phải hơi đau, miệng hơi khô, lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, mạch Tế Nhược.

Biện chứng: Tà độc nhập vào Can, làm cho khí huyết bị tổn hại, nhiệt làm tổn thương phần âm khiến cho khí huyết đều hư, khí âm bất túc biểu hiện bằng hông sườn bên phải đau, mỏi mệt không có sức, miệng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Nhược.

Điều Trị : Ích khí, dưỡng huyết, giải độc.

Thánh Dũ Thang (Tỳ Vị Luận):

































Bạch thược30Nhân sâm30Đương qui20Hoàng kỳ20
Xuyên khung30Thục địa30

Thêm Bại tương thảo 20g, Bồ công anh 30g.

Sắc uống

Gia Giảm:

. Lưỡi hồng, ít nước miếng: thêm Thiên hoa phấn, Ngọc trúc.

. Bụng dưới trướng: thêm Cốc tinh thảo,

Tiên liệu

+ Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ phục hồi nhanh.

+ Nếu không điều trị đúng hoặc kịp thời, gan sẽ biến thành ổ mủ to, có khi chứa trên 2~3 lít mủ mầu sô cô la, tanh, không thối.

+ Bệnh nhân có thể cầm cự trong một thời gian khá dài nhưng sức khoẻ ngày càng suy kiệt.

+ Áp xe sẽ tiến triển và gây ra các biến chứng: rò vào cơ hoành, màng phổi, phổi, vỡ vào màng bụng, rất nguy hiểm, tử vong cao.

Áp xe phổi

Đại Cương


. Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ. Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có khi ho ra mủ, máu. Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họng khô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo, đó là chứng Phế Ung".

Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét, có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn...

Theo sách ‘Thiên Kim Phương’, có thể dùng Đậu nành (Hoàng đậu) để kiểm tra và theo dõi diễn tiến chứng Phế Ung như sau:

. Kiểm Tra: cho người bệnh nhai Đậu nành, nếu cảm thấy có vị thơm ngọt thường là bị áp xe phổi, nếu người bệnh cảm thấy có vị tanh hôi thì thường không phải là bệnh áp xe phổi.

. Theo dõi diễn tiến bệnh: Sau khi được điều trị một thời gian, nếu người bệnh nhai Đậu nành mà cảm thấy tanh không thể nuốt được là bệnh đã diễn biến tốt, có thể cho ngừng thuốc được rồi. Trái lại nếu vẫn cảm thấy vị thơm ngọt thì bệnh chưa hết, phải điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho thích hợp.

Áp xe phổi

Nguyên Nhân


Nguyên nhân chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà. Phong nhiệt độc, phong hàn hóa nhiệt uất kết lại ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông, nhiệt ủng, huyết ứ kết lại thành ung.

Thiên ‘Phế Nuy Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Phong vào phần Vệ thì thở ra được, không hít vào được. Nhiệt nhiều ở phần Vinh thì hít vào được nhưng thở ra không được. Phong làm tổn thương bì mao, nhiệt làm tổn thương huyết mạch. Phong lưu ở Phế, người bệnh ho, miệng khô, suyễn đầy, họng khô, không khát, khạc ra nhiều đàm đặc, thường bị rét run. Nóng quá huyết ngưng trệ chứa kết lại thành mủ”... Cho thấy chứng Phế ung do phong nhiệt làm tổn thương Phế.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ “Chứng Phế ung, do phong hàn làm tổn thương Phế, khí kết tụ lại gây nên... Khí bị hư, hàn thừa cơ hư làm tổn thương Phế, hàn làm cho huyết ngưng trệ, uẩn kết lại thành ung, nhiệt tăng lên, nhiệt tích không tan đi huyết bị bại hóa thành mủ”.

Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’viết: “Chứng Phế ung, do cảm phải phong hàn...”.

Sách ‘Y Học Cương Mục q 19’ viết: “Chứng Phế ung, do ăn uống thức ăn cay, nóng, thức ăn nướng, hoặc uống rượu nóng, táo nhiệt làm tổn thương Phế gây nên bệnh, cần trị sớm”.

Sách ‘Thọ Thế bảo Nguyên’ viết: “ Do điều lý thất thường, lao nhọc làm tổn thương chính khí, phong hàn thừa cơ lấn lên, phong sinh nhiệt, uẩn tích lại không tan gây nên chứng Phế ung”.

Nguyên Tắc Điều Trị


Phế ung là bệnh đàm nhiệt ủng trệ, thuộc thực chứng, vì vậy đa số dùng phép Thanh Phế giải độc làm chính, không nên dùng thuốc bổ quá sớm.

Nếu đã thành mủ, nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, tiêu mủ, tán kết.

Nếu có khó thở, khan tiếng, lượng mủ máu nhiều mà hôi, móng tay chân tím tái... đó là chứng rất nặng, nên phối hợp với y học hiện đại để điều trị tích cực.

Nếu ho nôn ra máu lượng ít, kéo dài không dứt, sốt về chiều, tâm phiền, miệng họng khô, mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, gầy ốm, chất lưỡi đỏ tía, lưới ít rêu, mạch Hư, Sác là dấu hiệu khí âm quá hao tổn, nhiệt độc chưa dứt. Điều trị nên phù chính, khu tà.

Trong phép dường Phế, tư âm, nên phối hợp các vị thuốc tiêu mủ, giải độc. Có thể chọn dùng bài Cát Cánh Hạnh Nhân Tiễn gia giảm.

Nếu tà khí hư, chính khí khôi phục dần dần, chuyển sang thời kỳ hồi phục, cơ thể bớt nóng, ho giảm nhẹ, đờm ít... mạch Tế không lực, nên dùng phép dưỡng khí âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà.

Triệu Chứng Lâm Sàng


Trên lâm sàng, bệnh thường phát triển theo ba giai đoạn như sau:

I- Giai đoạn khởi phát:

Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ.

Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi ho nhiều, khó thở, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác ( NKT.Hải), mạch Sác Thực (NKT.Đô).

Biện Chứng:

.Sợ lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chính khí tranh nhau gây ra.

. Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mất chức năng tuyên thanh.

. Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc.

. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệt từ phần biểu vào phần lý.

Điều trị:

Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm

Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện ) gia giảm

































Bạc hà8Cát cánh8Đậu xị8Liên kiều8
Lô căn8Kinh giới tuệ6Trúc diệp6Kim ngân hoa12
Ngưu bàng tử12Cam thảo4

.(Kim ngân hoa, Liên kiều, để sơ tán phong nhiệt; Bạc hà, Cát cánh, Đậu xị, Kinh giới, Ngưu bàng tử để tuyên thông Phế khí, Lô căn, Trúc diệp để thanh nhiệt, sinh tân dịch).

-Đầu đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giải phong nhiệt, làm nhẹ đầu, sáng mắt. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân, Qua lâu để giảm ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm (Huyền sâm), Thiên môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinh tân. Ngực đau nhiều: thêm Uất kim, Đào nhân để thông kinh, tán ứ, giảm đau.

+ Sách ‘Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển’ dùng 3 bài sau:

1- Phế Ung Thang: Bạch giới tử 2g, Bối mẫu 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 2g, Hạnh nhân 4g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu căn 2g. Sắc uống.

2- Vi Kinh Hợp Tứ Thuận Thang: Bối mẫu 4g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, Đào nhân 4g, Đông qua tử 4g. Tử uyển 2g, Vĩ kinh 4g, Ý dĩ nhân 8g. Sắc uống.

3- Sài Hồ Cát Cánh Gia Đình Lịch Thang: Bán hạ 6g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4g, Chỉ thực 2g, Đình lịch tử 2g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu nhân 4g, Sài hồ 6g, Sinh khương (khô) 2g. Sắc uống.



II- Thời kỳ nung mủ

- Triệu chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.

- Biện chứng: Sốt cao, không sợ lạnh là do nhiệt độc cao, tà khí và chính khí giao tranh, nhiệt bị bức bách gây nên ra mồ hôi. Đờm nhiệt uất ở Phế gây nên ho, thở gấp, nôn ra đờm mủ máu, ngực đau tức. Tân dịch bị hao tổn nên miệng khô, họng khô. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Sác là do nhiệt độc uất kết trong thời kỳ nung mủ.

Điều Trị:

Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết

Thiên Kim Vi Hành Thang (Thiên Kim Phương)

































Đào nhân12Đông qua nhân12Kim ngân hoa12Áp chích thảo8
Vĩ kinh40Ý dĩ nhân20Liên kiều8Ngư tinh thảo16

giải thích bài thuốc:Dùng Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc

-Nhiệt nhiều thêm Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao, Tri mẫu. Ói ra đàm đục, suyễn: thêm Đình lịch tử, Tang bạch bì.

Bài thuốc đơn giản: Sinh Hoàng Đậu Tương: Hoàng đậu (Đậu nành) 40-100g, rửa sạch, ngâm nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã thành nước đậu sống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 200ml (Thiên Gia Diệu Phương).

III- Giai Đoạn Vỡ Mủ

a- Chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.

b -Biện Chứng:

. Ói ra đàm lẫn mủ, máu, tanh hôi: do mủ vỡ ra trong Phế.

. Ngực đầy, đau, thở khó (suyễn), không nằm được: do Phế khí bị ủng tắc không thông.

. Phiền khát, thích uống: do nhiệt độc nung đốt làm cho Phế Vị âm bị tổn thương

. Chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác: dấu hiệu nhiệt độc quá thịnh.

c - Điều Trị:

Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.

Phương: Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang

































Bại tương thảo8Cam thảo24Cát cánh50Đông qua nhân50
Hoàng cầm24Kim ngân hoa24Liên kiều24Qua lâu24
Ý dĩ nhân24Ngư tinh thảo50Vi căn50

(Dùng Bại tương thảo, Hoàng cầm, Qua lâu, Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Cát cánh hỗ trợ tác dụng tuyên Phế, Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).

Bài 2: Tư Âm Giải Độc Thang ((Sơn Tây Trung Y Tạp Chí):

































Huyền sâm15Ngân hoa10Bồ công anh10Lô căn10
Tử hoa địa đinh10Bại tương thảo10Cát cánh10Thiên môn10
Mạch môn10Thiên hoa phấn10

Trị trẻ nhỏ bị áp xe phổi. Đã dùng bài này trị 11 ca đều khỏi hẳn.

+ HÓA NÙNG TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bối mẫu 40g, Cát cánh 40g, Cam thảo 5g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 5g, ngày 3 lần. Uống với nước sắc Ý dĩ.

Tác dụng: Thanh nhiệt, tán kết, lợi khí, bài nùng. Trị Phế nhiệt, ho ra đờm mủ.

+ VÂN MẪU CAO (Lý Luận Biền Văn): Vân mẫu, Hỏa tiêu, Cam thảo đều 128g, Hòe chi, Tang bạch bì, Liễu chi, Trắc bá diệp. Cát cánh bì đều 64g, Bạch chỉ, Một dược, Xích thược, Nhục quế, Hoàng kỳ, Huyết kiệt, Đương quy, Bồ hoàng, Bạch cập, Xuyên khung, Bạch vi, Mộc hương, Phòng phong, Hậu phác, Cát cánh, Sài hồ, Đảng sâm, Thương truật, Hoàng cầm, Long đởm thảo, Hợp hoan bì, Nhũ hương, Phục linh đều 15g. Chưng với dầu Mè, thêm Hoàng đơn, Tùng hương 32g, trộn cho đều thành cao. Dùng để đắp bên ngoài.

Tác dụng: Thanh Phế, hóa đờm, tiêu ứ, bài nùng kiêm bổ hư. Trị Phế ung.

+ PHẾ UNG TÁN (Tinh Độc Đường Tổ Truyền Bí Phương): Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa, Đông qua nhân, Bản lam căn đều 30g, Cát cánh, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Hoàng cầm, Hoàng liên đều 15g, Cam thảo 10g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi Phế, bài nùng. Trị Phế ung.