Hiển thị các bài đăng có nhãn Châm cứu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châm cứu. Hiển thị tất cả bài đăng

Biểu bát mạch giao hội huyệt

Bát mạch giao hội là nói một kinh mạch với 8 mạch kỳ kinh giao hội như huyệt Công tôn thông với Xung mạch và huyệt nội quan thông với âm duy mạch, 2 huyệt hợp dùng để chữa bệnh ở ngực, ở tâm, ở vị.

Biểu bát mạch giao hội huyệt 

Kinh mạch

TỳTâm bàoTiểu tràngBàng quangĐởmTam tiêuPhếthận
Huyệt vịCông tôn chaNội quan mẹHậu khê chồngThân mạch vợLâm khớp namNgoại quan nữLiệt khuyết chủChiếu hải khách
Kinh mạch tương thôngXung mạchâm duy mạchĐốc mạchDương kiểuĐới mạchDương duyNhâm mạchÂm kiểu

Biểu huyệt ngũ du

Huyệt ngũ du là những huyệt ở trên 2 khủy tay, gối chân trở xuống bàn tay và bàn chân

Mỗi âm kinh có 5 huyệt , mỗi dương kinh có  6 huyệt, huyệt ấy gọi là Tỉnh, huỳnh,du, nguyên, kinh, hợp,

Kinh âm không có nguyên nên lấy du thay nguyên huyệt. Tổng cộng có 66 huyệt ngũ du, mỗi huyệt đều thuộc hành nên ta theo quy luật tương sinh, tương khắc dùng.

Biểu huyệt ngũ du

  1. Của 6 kinh âm

Kinh thuộc ngũ hànhTinhHuỳnhDu nguyên

thổ
KinhHợp
MộcHỏaKimThủy
PhếThiếu  dươngNgư tếThái uyênKinh cừXích trạch
Tâm bàoTrung xungLao cungĐại lăngGian sửKhúc trạch
TâmThiếu xungThiếu phủThần mônLinh đạoThiếu hải
Tỳấn bạchĐại đôThái bạchthương khâuÂm lăng tuyền
GanĐại đônHành gianThái xungTrung phongKhúc tuyền
ThậnDững tuyềnNhiên cốcThái khêPhục lưuÂm cốc

Sáu(6) kinh âm không có nguyên chỉ có huyệt du thay vào huyệt nguyên nên gọi chungb là huyệt nguyên của 12 kinh

b. Của 6 kinh dương


Lao huyệtKinh thuộc ngũ hànhTỉnhHuỳnhduNguyênKinhHợp
KimThủyMộcHỏaThổ
Phong longĐại trườngThương dươngNhị gianTam gianHợp cốcDương khêKhúc trì
Ngoại quanTam tiêuQuan xungDịch mônTrung chữDương trìChi câuThiên tỉnh
Chi chínhTiểu trườngThiếu trạchTiểu cốcHậu khêUYên cốtDương cốcTiểu hải
Phong longVịLệ đoàiNội đìnhHàm cốcXung dươngGiải khêTúc tam lý
Quang minhđởmTúc khiếu âmHiệp khêTúc tâm khấpKhâu khưDương phụDương lăng tuyền
Phi dươngBàng quangChí âmThông cốcThúc cốtKinh cốtCôn lônUỷ trung

Biểu bát hội huyệt

Một huyệt hội chữa được bệnh toàn thân như ho, hen, khí nghịch thì châm cứu đản trung, bệnh ở huyết thì dùng cách du.

Biểu bát hội huyệt


Bát hộiphủ hộiTạng hộCân hộTủy hộiHuyệt hộiCốt hộiMạch hộiKhí hội
Tên huyệttrung quảnChương mônDương lăng tuyềnTuyệt cốtCách duĐại trữThái uyênĐản trung

Châm cứu: Chẩn đoán khái quát

Chữa bệnh bằng châm cứu cũng phải vận dụng chẩn đoán như các phép dùng thuốc của đông y( bát cương, tứ chẩn, bát pháp)

Đây chỉ là qui nạp bát cương vào tứ cương là hư: hư, thực, hàn, nhiệt, mà hư, hàn lý thuộc âm, thực , nhiệt biểu thuộc duơng để áp dụng châm bổ tả cứu, (ôn), xem biẻu chẩn đoán khái quát. Còn bệnh không hư, không thực thì châm bình bổ bình tả,

Du huyệt ( ở hàng thứ 1 của kinh bàng quang nằm 2 bên cột sống ) là bộ vị mà hư là  tặc phong từ lưng xâm nhập vào cơ thể nên muốn chữa phong, hàn cần dùng đến du huyệt tụ tập, dùng mộ huyệt trị nguyên khí kém

Khích huyệt là huyệt chủ trị các bệnh đau khe kẽ mà kinh khí khó đi tới hoặc dùng cho các bệnh đau lâu ngày

Lạc huyệt có tác dụng điều hòa kinh khí  sơ thông tạng phủ để chữa các bệnh nặng

Căn cứ vào chứng bệnh ở khí huyết, tạng phủ, của xuơng mà dùng cho thích hợp.

Châm cứu: Chẩn đoán khái quát 

Bảng chuẩn đoán khái quát
Chẩn đoánvọng(Trông tinh thần hình sắc)Văn( nghe hơi thở, tiếng nói)vấn( hỏi tình hình bệnh)Thiết ( xem mạch đập, sờ nắn đường kinháp dụng (  phép châm cứu và thủ thuật)
123456
Hư lý       ( thuộc âm)sắc mặt xanh tinh thần mệt mỏiNói nhỏ, thở yếuTự nhiên đổ mồ hôi hay đổ mồ hôi trôm, đái trong, ỉa lỏngMạch hư, vô lực, ấn vào các huyệt thiên ứng dễ chịu, ưa xoa bópChâm bổ cắm kim sâu và cứu lưu kim lâu
Thực biểu ( thuộc dương)Mặt đỏ, tinh thần nhanh nhẹn, rêu lưỡi vàngNói to, thở mạnh, miệng nhạt đắngNgực bụng đầy tức, đại tiện táo, tiểu tiện vàng xénMạch thực hữu lực, ấn vào thiên ứng đau khó chịuChâm  tả lưu châm ít hoặc châm xuất huyết
Hàn lý (thuộc âm)Mặt xanh nhợt, miệng môi trắng nhợt hay nằm co, rêu lưỡi trắng hay không có rêuTiếng nói nhỏ yếuKhông khát, chân tay và người lạnh tiểu tiện nhiều, trong, đại tiện lỏngMạch trì hay trầm hoãn, ưa chườm nóng, da thịt sờ mát lạnhCứu châm  sâu, lưu kim lâu cứu từ 15 phút trở lên

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P5)

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P5)

Các huyệt cấm cứu


Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu

(tất cả những huyệt vùng mặt và 2 tay thường hạn chế cứu vì để lại sẹo mất thẩm mỹ)

Theo kinh nghiệm cổ điển có đề ra 35 huyệt, không nên cứu, á môn , phong phủ, thiên trụ, thừa quang, đầu lâm khớp, đầu duy, ty trúc không tỏan trúc, tình minh, tố liêu, hào liêu, nghinh hương, quyền liêu, hạ quan, nhân nghinh, thiên dũ, thiên phủ, kinh cừ,  địa ngũ  hội. dương quan, tích trung,ấn bạch, lậu cốc, âm lăng, điều khẩu, độc tỵ, âm thị, phục thỏ, bể quan, thân mạch, ủy trung, ân môn, thừa phù, tâm du, bạch  hoàn du.

Sách vở viết vềsau lại nói đến một số huyệt cấm cứu nay cứu lại thấy có công hiệu tốt hơn như, cựu vĩ chữa được, bệnh điên giản, cứu thiếu thương chữa được đổ máu mũi, cứu ẩn bạch chữa đươc băng lậu, cứu độc tỵ chữa đau khớp gối, cứu tâm du chữa người yếu mộng di tinh có kết quả tốt.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các huyệt cấm cứu đều có lý do của nó, cần phải lưu ý. Còn các huyệt có sách khuyên không nên cứu mà cứu vẫn có công hiệu thì phần nhiều cũng trên bệnh nhân mãn tính, âm chứng, hư hàn đã châm lâu không đỡ, dùng lối cứu ôn hòa cũng tác dụng nhất định những huyệt trên đầu, mặt da thịt mỏng hoặc quanh mắt, mũi, cấm cứu là đúng. Bệnh nhiệt tính âm hư hỏa động không cứu, cứu trực tiếp có thể gây sẹo cũng cấm cứu

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P4)

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P4)

Cách chia đoạn cơ thể


Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu

+ Ở đầu: Từ chân  tóc trước đến chân tóc sau chia làm 12 tấc dọc hoặc từ huyệt ấn đường đến huyệt đại chùy là 18 tấc. khoảng giữa 2 mỏm xương Hoàn cốt, sau tai(xương chũm) chia làm 9 tấc ngang.

+ Ở ngực, bụng: Từ chỗ lõm dưới cổ họng( huyệt Thiên đột) đến mỏ ác chia thành 9 tấc dọc

Từ mỏ ác đến rốn chia làm 5 tấc

Khoảng giữa 2 đầu núm vú chia làm 8 tấc ngang.

+ Ở lưng, eo bụng: dựa theo đốt xương sống mà lấy huyệt.

+ Ở chi trên: Từ nếp nhăn trước nách đến nếp nhăn ngang khuỷu tay chia làm 8 tấc dọc.

Từ nếp nhăn ngang khuỷu tay đến nếp ngang cổ tay chai làm 12 tấc dọc.

+ Ở chi dưới: Từ mé trên xương mu đến mé trên xương bánh chè chia làm 12 tấc dọc.

Từ ngang bờ dưới lồi của xương chày tới chỗ lõm mắt cá trong chia làm 13 tấc dọc.

Từ đầu mấu chuyển tới xương đùi đến ngang giữa đầu gối chai làm 19 tấc dọc.

Từ mé trên xương chày đến giữa mắt cá ngoài chia làm 16 tấc dọc.

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P3)

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P3)

Cách định huyệt đơn giản


( Để định huyệt đơn giản có nhiều cách)


Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu

a-    Dựa vào tiêu chuẩn thước do: ví dụ ở cẳng tay, từ nếp nhăn ngang khủyu tay đến  nếp ngang cổ tay, quy định là 12 tấc tay( chiếc lượng thốn), muốn lấy huyệt Ngoại quan thì đo dọc từ  lằn cổ tay phía ngoài lên 2 tấc giữa 2 xương cẳng tay

b-    Dựa vào mốc tự nhiên: Ví dụ huyệt Toản trúc ở đầu lông mày, huyệt Hợp cốc ở kẽ xương ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt Thương dươngở góc trong móng tay trỏ

c-    Dựa vào cảm giác tê, tức nặng: có điểm tê tức là đúng.

Ví dụ: Khi ấn vào huyệt Túc tam lý, nếu đúng huyệt có cảm giác tê tức.

Kết hợp nhiều phương pháp lại để định huyệt thì ít sai sót. Tuy nhiên trên lâm sàng thông dụng khi đã biết qua vị trí của  các huyệt, dùng cảm giác tê tức nặng khi ấn vào vùng huyệt để xác định huyệt vị là một cách đơn giản mà kết quả tốt. Thực tế đã chỉ rõ rằng khi châm vào huyệt vị được xác định bằng cách này thường dễ gây đắc khí.

Tìm huyệt bắng cách nắn, bấm còn có tác dụng tốt nữa: Với bệnh nhân khí hư, châm đắc khí tay thầy thuốc ấn  vào huyệt và dọc theo đường kinh sẽ làm cho chóng đắc khí khi châm kim vào huyệt vị.

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P2)

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P1)

Tóm tắt bệnh hậu chủ trị của 12 kinh chính và mạch  nhâm, đốc.


Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu

Kinh Thủ thái âm phế

Đường đi: Từ huyệt trung phủ ở ngực đi ra mé trong cánh tay đến tận móng tay cái ở huyệt Thiếu thương.

Bệnh hậu tóm tắt: khó thở, hen, tức ngực, đau họng, đau vai, cánh tay, đau dọc theo đường kinh này đi qua, có khi sợ lạnh hoặc lòng bàn tay nóng, cảm thương hàn phát sốt, đổ mồ hôi..

Chủ trị: Bệnh ở ngực, phế.

Kinh thủ quyết âm tâm bào:

Đường đi: Khởi từ huỵêt Thiên trì cạnh đầu vú đi lên rồi theo đường giữa mé trong cánh tay, cánh tay, lòng bàn tay ra huyệt Trung xung đầu ngón tay giữa.

Bệnh hậu tóm tắt: Tức ngực, lòng bàn tay nóng, mặt đỏ, da vàng, hay cười, tim hồi hộp, thỉnh thoảng nhói buốt hoặc sưng đau, co thắt tại những vùng kinh này đi qua.

Chủ trị: Bệnh ở ngực, tim và bệnh thần chí.

Kinh thủ thiếu âm tâm:

Đường đi: Khởi từ huyệt Cực tuyền dưới nách ra mé trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay đến huỵêt Thiếu xung ở đầu ngón út về phía trong.

Bệnh hậu tóm tắt: Đau tức ngực, khát nước, lòng bàn tay nóng, hay sợ, hồi hộp, sưng họng, đau dọc theo đường đi của  kinh này.

Chủ trị: bệnh ở ngực, tim và bệnh thần chí.

Kinh thủ dương minh đại trường:

Đường đi: Khởi từ huyệt Thương dương đầu góc móng dọc ngón tay trỏ, chạy dọc theo mé ngoài ngón trỏ, cẳng tay, cánh tay qua vai, cổ, lên mặt đến huyệt nghinh hương ở bên  cạnh mũi.

Bệnh hậu tóm tắt: Mắt vàng, răng đau, cổ đau, miệng khô, đổ nước mũi, cổ sưng đau hoặc đau dọc theo đường đi của đường kinh này đi qua.

Chủ trị: Bệnh ở đầu, mặt, mắt tai, mũi, miệng, răng họng(phía mặt trước) và bệnh phát sốt.

Kinh Thủ thiếu dương tam tiêu

Đường đi: Khởi từ huyệt Quan xung ở góc móng của ngón tay đeo nhẫn chạy dọc theo mé ngoài cánh tay lên cổ đến đuôi lông mày tại huyệt Ty trúc không

Bệnh hậu tóm tắt: Đau họng, ù tai, điếc tai, đau mắt hoặc đau sưng, tê co thắt những nơi kinh này đi qua.

Chủ trị: Bệnh ở đầu tai, mắt họng, ngực,sườn( phía mặt bên) và bệnh phát sốt.

Kinh Thủ thái dương tiểu trường

Đường đi: Khởi từ huyệt Thiếu trạch đầu ngón tay út về phía ngoài, chạy theo mé ngoài cánh taylên cổ, mặt đến huyệt Thính cung trước tai.

Bệnh hậu tóm tắt: Sợ lạnh, ghê rét, diên cuồng, méo  mặt, liệt mặt, họng sưng đau, sôi bụng, đầy bụng, đau bụng táo kết, ỉa chảy, phù nề, sưng đau, hoặc tê dại, co thắt những nơi kinh này đi qua.

Chủ trị: Bệnh ở đầu, cổ, mặt, tai, mũi,họng( phía mặt sau) và bệnh phát sốt.

Kinh túc thái âm tỳ

Đường đi: Khởi từ huyệt ẩn bạch góc trong của móng chân cái chạy theo mé trong bàn chân, cẳng chân, đùi lên bụng, ngực đến huyệt huyệt Đại bao.

Bệnh hậu tóm tắt: Đau lưỡi, cứng lưỡi, ăn vào nôn ra, đau bụng, đau dạ dày, tiêu hóa kém, ỉa lỏng, vàng da, không ngủ được, người mệt mỏi, tê đau, co thắt những nơi kinh này đi qua.

Chủ trị: Bệnh tràng vị, tiết niệu, tiêu hóa và bệnh ở ngực, bụng.

Kinh túc thiếu âm thận:

Đường đi: Khởi từ huyệt Dũng tuyền dưới gan bàn chân đi dọc phía trong bàn chân , cẳng chân, đùi lên bụng, ngực đến huyệt Du phủ.

Bệnh hậu tóm tắt: Mắt mờ, choáng mặt, sắc mặt đều sạm, đói không muốn ăn, miệng nóng lưỡi khô, tim hồi hộp, không yên, sợ hãi, đau lưng, di tinh, phù nề, người yếu xanh, lạnh hoặc dau ở những vùng kinh này đi qua.

Chủ trị: bệnh ở bộ phận sinh dục, tiết niệu, đau bụng dưới, chân mềm yếu.

Kinh Túc quyết âm can

Đường đi: Khởi từ huyệt Đại đôn, ở góc ngoài móng chân cái, đối với huyệt ẩn bạch chạy lên theo phía trong chi dưới, lên bụng, ngực đến huyệt Kỳ môn là hết.

Bệnh hậu tóm tắt: Đau bụng, đau lưng, mặt xanh nhợt nhạt, buồn bực, nôn mửa, co giật, chóng mặt, hoa mắt, bí đái, vãi đái, đắng miệng hoặc sưng đau co thắt những nơi kinh này đi qua.

Chủ trị: Bệnh ở bộ phận sinh dục, tiểu tiện, sườn ngực và bụng dưới.

Kinh Túc Dương minh vị:

Đường đi: Khởi từ huyệt Thừa khấp dưới mắt, xuống cổ, ngực, bụng, mặt trước ngoài chi dưới ra góc móng ngón thứ hai, tại huyệt Lệ đoài.

Bệnh hậu tóm tắt: Ghê rét, sợ lạnh, sốt rét, ôn bệnh đổ nước mũi, máu mũi, miệng méo, liệt mặt, đau răng, đau răng, đau hàm, lở môi miệng, sưng cổ, đau họng, đầy bụng, táo kết hoặc ỉa chảy, phát cuồng, đau dọc nhưng nơi đường kinh này đi qua.

Chủ trị: Đầu, mặt( phía trước) miệng, mũi, răng hàm, họng, bệnh nhiệt, bệnh thần chí, bệnh trường vị.

Kinh Túc thái dương bàng quang

Đường đi: khởi từ huyệt Tịnh minh ở khóe mắt trong đi lên đầu, xuống gáy lưng, mặt sau chi dưới ra góc móng chân ngón út tại huyệt Chí âm.

Bệnh hậu tóm tắt: Sốt rét, đau đầu, cứng cổ, đau lưng, vàng mắt, chảy nước mắt, máu mũi hoặc sưng đau, co thắt nhưng nơi kinh này đi qua.

Chủ trị: Bệnh ở mắt mũi đầu gáy, lưng, hậu môn, khoeo chân, bệnh nhiệt, bệnh thần chí.

Kinh Túc thiếu dương đởm

Đường đi: Khởi từ huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt đi xuống ngực, sườn dọc theo bên ngoài  đùi, cẳng chân, bàn chân đến góc móng chân thứ tư tại huyệt Khiếu âm.

Bệnh hậu tóm tắt: Miệng đắng, khi nóng, khi rét, đau đầu về phía mang tai, đau tức sườn, ngực, nặng nữa thì mặt xanh, vàng, đau sưng co thắt dọc theo đường đi của kinh này.

Chủ trị: Bệnh ở đầu, mắt, tai, mũi, họng( phía bên, phía nghiêng), bệnh sốt và các bệnh về sườn ngực.

Mạch Nhâm

Đường đi: Khởi từ huyệt Hội âm lên bụng, ngực, đến cổ, đến môi dưới tại huyệt Thừa tương là hết.

Bệnh hậu tóm tắt: Nam sán khí, nữ bị bạch đới kinh không đều, thống kinh.

Chủ trị: Bệnh ở bộ phận sinh dục, tiết niệu, ở đại tiểu tràng. Các huyệt ở mạch Mhâm ngoài trị bệnh ở cục bộ còn có tác dụng toàn thân.

Mạch đốc

Đường đi: Khởi từ huyệt Trường cường đi lên sống lưng, đến đỉnh đầu, xuống mặt, vào trong môi tại huyệt Ngân giao.

Bệnh hậu tóm tắt: Đau sống, không cúi ngửa được, nặng thì lưng gù cong theo kiểu uốn ván.

Chủ trị: Bệnh ở Ngũ tạng, đau đầu, đau sống lưng, chữa cục bộ và còn có tác dụng chữa toàn thân.

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P1)

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P1):

Đặc điểm của phép chữa bệnh bằng châm cứu


Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P1)

  1. Khá nhiều loại bệnh dùng châm cứu có kết quả: Sách vở xưa đã ghi chép báo cáođiều trị của bệnh viện trong và ngoài nước, cũng nói lên phạm vi giải quyết của châm cứu khá rộng rãi ( nội, ngoại, san phụ, nhi)

  2. Gặp những bệnh thích hợp, châm cứu phát huy tác dụng nhanh chóng như: bất tỉnh, đầy chướng bụng, đau dây thần kinh, viêm họng cấp, cơn hen xuyễn, cơn đau dạ dày…

  3. Chữa bệnh bằng châm cứu không cần dùng đến phương tiện phức tạp: một số kim châm, dài,ngắn khác nhau, một ít ngải cứu, một ít bông và cồn 75 độ, cho phép người thầy thuốc châm cứu phục vụ tốt người bệnh.