Hiển thị các bài đăng có nhãn Dưỡng sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dưỡng sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

3 chữ “lý” trong phép dưỡng sinh

Sức khỏe, không đơn thuần là vấn đề sinh lý. Cho nên, dưỡng sinh thực chất là một khoa học tổng hợp. Và phép dưỡng sinh cũng có 3 bộ phận: “sinh lý”, “tâm lý” và “triết lý”. Đó là 3 cái “lý” quan trọng nhất và cũng là 3 mức độ cao thấp và nông sâu khác nhau.

3 chữ “lý” trong phép dưỡng sinh 

Dưỡng sinh sinh lý

Dưỡng sinh cổ đại coi trọng 4 “đạo”.

  1. Thứ nhất: Đạo “động dưỡng”, đó là rèn luyện thân thể một cách thích hợp, khiến cho gân cốt linh hoạt và khí huyết lưu thông.

  2. Thứ hai: Đạo “tĩnh dưỡng”, đó là để cho thần thể được nghỉ ngơi, giảm bớt sự tiêu hao năng lượng vô ích.

  3. Thứ ba: Đạo “thực dưỡng”, tức là phép ăn uống có điều độ và cân bằng dinh dưỡng.

  4. Thứ tư: Đạo “cư dưỡng” (“cư” = “cư trú”), tức là chú ý giữ nơi ở cho sạch sẽ, gọn gàng, thoáng đãng nhưng không có gió lùa, …

Đã thực hiện đủ 4 “đạo” trên, lại chú ý “không làm lụng quá mức khiến thần thể mệt nhọc”, “sinh hoạt tình dục có điều độ và không phóng túng” và kịp thời chữa trị khi mắc bệnh, thì thần thể sẽ khỏe mạnh và trường thọ.

Đứng trên quan điểm ngày nay, 4 thứ “đạo” (những phép tắc nói trên) đơn thuần là dưỡng sinh về phương diện sinh lý. Có thể nói, đó mới là cách dưỡng sinh thông thường, dưỡng sinh ở “tầng nông”.

Dưỡng sinh tâm lý

Trong dưỡng sinh tâm lý, người xưa chú trọng đến 2 phương diện: “Điều nhiếp tình chí” và “Tu dưỡng đức hạnh”.

Phép dưỡng sinh mùa hè

Riêng 3 tháng hè Lãn Ông khuyên cần phải ngủ muộn, dậy sớm, ý chí thoải mái không giận hờn… để dưỡng khí lưu thông, tinh thần, thể chất luôn khang kiện có thể thọ trăm tuổi.

Phép dưỡng sinh mùa hè 

200 năm qua phép dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông dạy dân vẫn là kinh nghiệm quý tới ngày nay, trùng với nghiên cứu các nhà lão khoa, sinh học, y học hiện đại về phương cách chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Riêng 3 tháng hè Lãn Ông khuyên cần phải ngủ muộn, dậy sớm, ý chí thoải mái không giận hờn… để dưỡng khí lưu thông, tinh thần, thể chất luôn khang kiện có thể thọ trăm tuổi.

Từ thế kỷ thứ 18 Hải Thượng Lãn Ông đã công bố phép dưỡng sinh và các yếu tố nuôi dưỡng tinh thần, cơ thể. Theo đó, tinh thần và thể chất luôn khang kiện có thể thọ ngoài 100 tuổi.

Lãn Ông đưa nuôi dưỡng tinh thần lên hàng đầu trong việc giữ gìn sức khỏe, cho rằng “gặp hư tặc tà phong của ngoại giới phải xa lánh kịp thời. Tư tưởng ổn định, yên tĩnh, không có đầy tham vọng bậy bạ thì chân khí trong người hòa thuận, tinh thần có thu mà không hao tán, bệnh tật không có ngõ nào để xâm nhập được. Nhờ vậy mà ý chí an nhàn, ít dục vọng, trong lòng luôn yên tĩnh, chẳng có sợ sệt, tuy lao động mà không mệt mỏi. Tâm không tham nên cái gì cũng thuận, lòng tự thấy đủ, dễ được mãn nguyện, không đòi hỏi nhiều.

Về ăn uống, ông khuyên có tiết chế, nghỉ ngơi có giờ giấc, không phí sức bậy bạ. Lãn Ông phê phán việc uống rượu như uống nước, làm việc bậy bạ coi như sinh hoạt bình thường, rượu say rồi nhập phòng, sắc dục quá độ, dục vọng làm kiệt hết tinh khí, tan hết chân nguyên; không có ý thức bảo vệ đầy đủ; làm việc, nghỉ ngơi không có giờ giấc cho nên nửa đời người thì đã suy nhược, tổn tâm khí.

Lãn Ông khuyên ngủ là cách lấy lại sức khỏe sau một ngày làm việc. 3 tháng mùa hè cần phải ngủ muộn, dậy sớm, không nên chán ghét ngày dài và trời nóng, sao cho ý chí thoải mái không giận hờn, làm cho dưỡng khí trong người được tuyên thông ra ngoài.

Tách rời khỏi phép dưỡng sinh thì không thể tận hưởng hết tuổi thọ. Mọi người nên chú trọng việc vận động kết hợp với lao động, với nghỉ ngơi để tăng sức khỏe và xem việc kết hợp với lao động trí óc và chân tay là phương thức rèn luyện thân thể rất tốt.

Mùa xuân nói chuyện dưỡng sinh trường thọ phương Đông

Ai cũng chỉ sống một lần. Bởi thế, mọi người đều yêu quý sinh mạng của mình và luôn ước mong được sống khỏe, sống lâu. Có trẻ ắt có già, có sinh ắt có tử, đó là quy luật tự nhiên không ai có thể cưỡng lại được. Cho nên, từ ngàn đời nay con người luôn tìm mọi cách để bảo vệ, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, nhất là khi xã hội ngày càng văn minh, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện. Nhưng, làm thế nào để đạt được sự trường thọ thì không phải ai cũng có được một lời đáp thỏa đáng và đúng đắn.

Mùa xuân nói chuyện dưỡng sinh trường thọ phương Đông 

Dưỡng sinh trường thọ là gì?

“Dưỡng” là nuôi dưỡng, bảo vệ; “sinh” là sự sống, mạng sống; “dưỡng sinh” còn gọi là “bảo sinh”, “nhiếp sinh”, “đạo sinh”… chính là những hoạt động tích cực và chủ động của con người nhằm thích nghi ngày càng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội để gìn giữ, bảo vệ, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Nói theo cổ nhân, dưỡng sinh có nghĩa là “bảo dưỡng sinh mạng”, muốn vậy phải “thuận tự nhiên” (thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh) và “dưỡng chính tính” (bảo vệ và nuôi dưỡng chính khí - sức đề kháng).

Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, dựa trên cơ sở lý luận vững chắc của triết học cổ đại phương Đông, lại được thực tiễn khắt khe kiểm nghiệm, ngày nay phép dưỡng sinh trường thọ đã thực sự trở thành một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về lý luận và phương pháp dự phòng bệnh tật, bảo vệ và phục hồi sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Nội dung của dưỡng sinh trường thọ?

Phương pháp dưỡng sinh trường thọ có nhiều loại khác nhau. Nếu căn cứ vào hình thức có thể phân thành 3 loại:

Dưỡng sinh sinh hoạt bao gồm các phương pháp ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, điều dưỡng tinh thần và vệ sinh tình dục.

Dưỡng sinh tự nhiên bao gồm phương pháp dưỡng sinh bốn mùa và dưỡng sinh hoàn cảnh.

Dưỡng sinh kỹ thuật bao gồm các phương pháp châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công, thực dưỡng và dược dưỡng.

Nếu căn cứ vào mục đích có thể phân thành 2 loại: dưỡng sinh thông thường và dưỡng sinh chuyên biệt. Nhưng dù phân loại theo cách nào thì nội dung cơ bản của phương pháp dưỡng sinh trường thọ cũng gồm 3 vấn đề: kiện thân, dưỡng tâm và mỹ dung.

Kiện thân

Còn gọi là dưỡng thân, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết làm cho bên ngoài da dẻ sáng láng, cơ nhục, tay chân rắn chắc, ngũ quan linh lợi; bên trong tạng phủ khỏe mạnh, kinh mạch lưu thông, khí huyết sung túc. Để đạt được điều này, ba vấn đề quan trọng nhất cần thực hành là: ăn uống khôn ngoan, dùng thuốc hợp lý và vận động tập luyện đúng cách.

Ăn uống là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống và quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ, cân bằng, điều độ và vệ sinh.

Dùng thuốc để cường thân ích thọ là việc nên làm, song theo phép dưỡng sinh trường thọ thì phải “biện chứng thi trị”, nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình hình sức khỏe bệnh tật cụ thể của mỗi người mà lựa chọn và dùng thuốc cho phù hợp, cơ thể thiếu cái gì thì bù đắp cái đó, không được sử dụng vô độ, bừa bãi.

Nước chảy thường xuyên thì không hôi thối, trục cánh cửa luôn quay thì không han gỉ, cơ thể con người cũng cần vận động và tập luyện thường xuyên thì mới mong có được sức khỏe và trường thọ. Tuy nhiên, tập luyện có nhiều cách, cách nào cũng có sở trường sở đoản, cho nên phải biết lựa chọn một cách thông minh và có hướng dẫn chu đáo thì mới đạt được hiệu quả theo ý nguyện.

Dưỡng tâm

Còn gọi là dưỡng thần, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết để điều hòa đời sống tinh thần, tình cảm cốt sao đạt được sự ổn định và cân bằng. Theo Y học cổ truyền, “thần” là một trong ba thứ cực kỳ quan trọng (tam bảo) của nhân thể cùng với “tinh” và “khí”. Vả lại, một trong những quan điểm cơ bản của Y học cổ truyền phương Đông là “hình thần hợp nhất”, nghĩa là giữa thể xác và tinh thần luôn có một mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết. Cho nên, muốn cho thân thể cường tráng và trường thọ thì nhất thiết phải chủ động xác lập cho được một đời sống tinh thần khỏe mạnh. Nói như danh y Tuệ Tĩnh là phải “thanh tâm”, “quả dục” để “tồn thần”. Quách Khang Bá, dưỡng sinh gia trứ danh Trung Quốc cũng nói: “Tự thân hữu bệnh tự thân tri, thân bệnh hoàn tương tâm tự y, tâm cảnh tịnh thời thần diệc tịnh, tâm sinh hoàn thị bệnh sinh thì” (Thân mình có bệnh chính mình biết, thân bệnh thì nên chữa tâm đi, tâm trạng được yên bệnh sẽ hết, tâm mà rối loạn bệnh tất nguy).

Mỹ dung

Có nghĩa là sắc đẹp và làm đẹp, nhưng ở đây phải hiểu “mỹ dung” không chỉ giới hạn ở khuôn mặt và hình hài bên ngoài mà điều quan trọng là phải tạo được cái đẹp có tính tự nhiên và chỉnh thể, đẹp cả trong lẫn ngoài, cả thể xác và tâm hồn. Trong “mỹ dung” dưỡng sinh cổ truyền phương Đông, điều đó có nghĩa là phải tuân thủ triệt để nguyên tắc “hình thần kiêm cố, nội ngoại đồng trị”. Sở dĩ cần làm như vậy là vì: vùng mặt chỉ là một bộ phận của cơ thể con người, muốn đạt được mục đích làm đẹp thì nếu chỉ bảo dưỡng vùng mặt không thôi thì chưa đủ, mà phải làm cho công năng tạng phủ điều hòa, kinh mạch vận hành thông suốt, khí huyết toàn thân vượng thịnh thì không những chỉ riêng bộ mặt mà dung mạo toàn thân cũng toát lên vẻ đẹp tự nhiên và bền vững.

Dưỡng sinh mùa Xuân kéo dài tuổi thọ

Một trong những nguyên tắc quan trọng của phép dưỡng sinh là phải tuân thủ nghiêm quá trình tiêu trưởng, biến hóa tự nhiên của âm - dương bốn mùa, trong đó có mùa Xuân.

Theo Y học cổ truyền, con người và trời đất là tương ứng. Hoạt động sống của con người và vạn vật đều là kết quả của sự tác động qua lại khăng khít giữa khí dương và khí âm.

Dưỡng sinh mùa Xuân kéo dài tuổi thọ 

Trong cơ thể con người, khí dương ôn ấm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát dục của nhân thể, làm cho khí huyết lưu thông, nâng cao sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các nhân tố gây bệnh... Khí dương chính là động lực và năng lượng của sự sống, mà xuân hạ lại thuộc khí dương. Do vậy bắt buộc con người phải dưỡng dương để cho khí dương trong cơ thể luôn được nuôi dưỡng đầy đủ, mạnh mẽ.

Việc dưỡng này hội tụ 3 điều kiện: Thuận dương sơ phóng, trợ dương tán nhiệt và dưỡng dương hộ sinh. Trong khung cảnh đất trời tràn đầy sức sống, mọi vật trở nên tốt tươi thì con người cần giữ cho tinh thần luôn thư thái, lạc quan, tránh buồn phiền, giận giữ, cơ thể thư giãn, mặc đồ thoáng rộng, giữ thoáng vùng đầu vì đây là nơi dương khí hội tụ nên không đội mũ quá chật, hay buộc tóc quá chặt, đi bách bộ để khí dương được tự do vươn trải.

Vào mùa đông, khí dương trong cơ thể luôn tiềm phục, con người thường ở trong nhà, mặc nhiều quần áo, ăn đồ nóng, dùng thuốc bổ dương... nên tích tụ nhiệt tà. Khi mùa Xuân đến, khí ấm tăng dần, con người thường dậy sớm hơn, hoạt động bên ngoài nhiều hơn, ít ăn, uống những đồ có tính nhiệt, trọng dụng các chất cay ấm và dễ phát tán nhằm giúp cho khí dương trong cơ thể phát tán ra ngoài.

Ba tháng mùa Xuân, mộc khí vượng, khí trời đất phát sinh, vạn vật tươi tốt vì thế dưỡng sinh mùa này còn thể hiện ở chỗ bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống, không triệt phá cây, giết hại động vật hoang dã làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.

Vào đầu mùa Xuân, khí hậu có nhiều thay đổi, dương khí mới sinh, khí lạnh (hàn) vẫn còn, gió (phong) không mạnh nhưng xuất hiện nhiều. Phong và hàn kết hợp với nhau dễ xâm nhập vào cơ thể làm phát sinh cảm mạo và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật cũ tái phát. Hơn nữa về mùa này da thưa mở, năng lực chống đỡ hàn tà giảm dần. Vì vậy để tránh sự xâm nhập của phong hàn mọi người cần mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt giữ ấm vùng lưng và chân, không để nhiễm lạnh vào buổi sáng sớm và nửa đêm.

Y gia Trương Cảnh Nhạc đã từng nói, “Xuân ứng can nhi dưỡng sinh” có nghĩa là Xuân về, tiết trời ấm khiến cho quá trình chuyển hóa, thay cũ đổi mới trong cơ thể ngày càng vượng, khí huyết vận hành nhanh hơn, nhu cầu về dinh dưỡng nhiều hơn. Vì thế, cần phải chú ý bảo dưỡng tạng can. Can chủ về sơ tiết (làm cho thông suốt), trông coi sự phân bố dương khí toàn thân, can tàng trữ và có khả năng điều tiết lượng huyết dịch trong cơ thể. Can còn có công năng điều chỉnh tình cảm, bài tiết dịch mật, trợ giúp quá trình hấp thu. Tạng can có khỏe thì khí huyết trong cơ thể mới điều hòa, kinh mạch thông lợi, các cơ quan tạng phủ hoạt động phối hợp nhịp nhàng. Do đó trong phép dưỡng sinh này, con người phải giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan, ăn uống đủ chất và cân đối, vận động, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn và ưu tiên dùng các thực phẩm và dược phẩm có tác dụng bổ can, dự phòng sự tái phát của các bệnh gan mạn tính.

Y học cổ truyền lý luận, vào mùa Xuân, can khí vượng nhất, tâm khí tăng, phế khí suy, thận khí yếu dần và tỳ khí yếu nhất. Vào mùa này con người dễ bị cảm mạo, viêm khí phế quản, sởi, ho gà, viêm nhiễm đường hô hấp trên. Vì thế trong dưỡng sinh mùa Xuân, ngoài việc chú trọng bổ dưỡng tạng can còn phải chú ý đến hai tạng tỳ và phế. Để tránh hàn tà, bảo vệ phế khí, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, mọi người không nên ăn quá no, tránh uống những thứ khó tiêu và không để lạnh lưng.

Dưỡng sinh dành cho người cao tuổi

Những bài tập đơn giản như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe đạp... có thể giúp người già rèn luyện sức khỏe, tránh các nguy cơ mắc các chứng bệnh thường gặp và dĩ nhiên tăng cân không còn là vấn đề khó khăn như trước.

Nhiều công trình khoa học đã chứng minh các tác hại của giảm vận động, ở người cao tuổi khả năng vận động thể lực giảm dần do biến đổi sinh lý của cơ thể. Sự giảm hoạt động quá mức và bổ sung dinh dưỡng không hợp lý ở người cao tuổi sẽ làm giảm nhanh sức khỏe, dễ phát sinh bệnh tật và là một yếu tố rút ngắn tuổi thọ.

Tập luyện rất cần đối với mọi người, mọi lứa tuổi, tập luyện không bao giờ muộn cả. Người cao tuổi càng cần tập luyện hơn, có nhiều biện pháp hạn chế quá trình lão hóa như chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, bảo đảm giấc ngủ, dùng thuốc... Nhưng luyện tập rất quan trọng, dễ thực hiện nhất, không tốn kém, không độc hại.

Dưỡng sinh dành cho người cao tuổi 

Đặc điểm sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi thường rơi vào tình trạng thiếu ôxy tiềm tàng vì chức năng hô hấp giảm, tổ chức phổi kém đàn hồi, khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu hạn chế là nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoạt động của các cơ quan, tăng lão hóa cơ thể.

Giảm lưu lượng máu trong cơ thể do hoạt động của tim mạch kém đàn hồi vì bị xơ cứng, sự cung cấp ôxy và máu cho các tổ chức thường không được đầy đủ.

Bài tập dưỡng sinh dành cho người cao tuổi

Người cao tuổi hay bị các bệnh xương khớp như hở sụn, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp... gây đau đớn làm hạn chế vận động và trở ngại sinh hoạt.

Người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu thay đổi do khả năng thích nghi bị giảm như: bị cảm, nhiễm lạnh, mệt mỏi, các bệnh đau nhức xương khớp. Khi bị bệnh cấp tính thường nặng và để lại di chứng.

Luyện tập đối với người cao tuổi

Tập luyện hợp lý góp phần hạn chế những hậu quả của giảm vận động, tăng lưu thông máu, tăng cung cấp ôxy cho tổ chức, phục hồi hoạt động của hệ xương, cơ, khớp, khôi phục hoạt động của các chức năng và khả năng thích nghi của cơ thể, mặt khác còn có tác dụng hạn chế một số rối loạn hoặc chứng bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi.

Luyện tập còn đem lại nguồn vui cho cuộc sống, thêm lạc quan yêu đời, tạo nên sự thoải mái về tinh thần. Sinh hoạt trong các câu lạc bộ của người cao tuổi có điều kiện động viên trao đổi kinh nghiệm, duy trì sự giao tiếp, hạn chế nỗi cô đơn, củng cố niềm tin là những yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi.

1. Luyện thở và thư giãn

a. Thở sâu và thở bốn thì:

Thở sâu: Hít vào từ từ, cho bụng và ngực phình lên sau đó thở đẩy khí ra từ từ, thở cách điều đặn, giữ nhịp nhàng mỗi phút khoảng 6 đến 8 lần.

Bài tập dưỡng sinh dành cho người cao tuổi

Sau khi thở sâu bước sang giai đoạn thở bốn thì:

- Thì 1: Hít vào đều, sâu, cổ, ngực, bụng phình lên chiếm khoảng một phần tư hơi thở.

- Thì 2: Giữ hơi độ một phần tư thời gian để cho sự trao đổi oxy và khí cacbonac hoàn chỉnh.

- Thì 3: Thở ra một cách tự nhiên, thoải mái không gượng ép, không kìm hãm.

- Thì 4: Thả lỏng hoàn toàn cơ thể để các cơ và dây thần kinh làm ấm, tay chân, mỗi phút khoảng 4 hơi thở.

b. Luyện thư giãn:

- Nằm thả lỏng cơ thể cách thoải mái, mắt nhắm lại, để các dây thần kinh không bị kích thích. Tâm thanh thản không suy nghĩ. Buông xuôi các cơ vân để làm giãn các cơ trơn, thư giãn các cơ và toàn bộ cơ thể trong trạng thái nghĩ ngơi. Đó là cách luyện tập bỏ đi ức chế và giảm stress.

Cần tập trung ý chí thực hiện và luyện tập thở sâu điều đặn, nhịp nhàng làm cho các trung tâm thần kinh thở được kích thích ta sẽ xây dựng được quá trình hưng phấn và ức chế một cách chủ động.

2. Xoa bóp điểm huyệt

- Xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động đến da và các cơ quan cảm giác dưới da. Xoa bóp làm giãn tĩnh mạch và có ảnh hưởng tốt đến hệ tiêu hóa, hô hấp cũng như quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, thở sâu thì làm cho khí huyết lưu thông có tác dụng xoa bóp các cơ quan bên trong cơ thể. Luyện thư giãn tốt sẽ luyện được quá trình ức chế và làm các dây thần kinh vững mạnh làm chủ được các giác quan của người cao tuổi đang trong quá trình lão hóa.

Khi thực hiện động tác này, người già tự xoa bóp các giác quan, xoa bóp mặt và đầu, xoa mi mắt, hai vành tay, mũi, miệng, xoa dọc theo hai bên má. Sau đó xoa đến từng bộ phận cơ thể: Cổ, ngực, lưng, hai cánh tay, bụng và đôi chân. Xoa bóp phải vừa sức, nhẹ nhàng, và xoa trực tiếp để lòng bàn tay tiếp xúc đến da thịt.

Tập trung vào các động tác xoa, làm đến đâu theo dõi đến đó, và kết hợp hơi thở điều đặn. Trong quá trình xoa bóp, trên cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo nếu biết cách bấm vào đúng vị trí huyệt sẽ tăng khả năng tiêu hóa, bài tiết, an thần, phòng cảm mạo.

3. Luyện tập chống xơ cứng

Bài tập dưỡng sinh dành cho người cao tuổi

- Áp dụng các động tác luyện tập chống xơ cứng kết hợp với động tác yoga kiểu ngồi thiền. Động tác vận động chân không: Ưỡn lưng, ưỡn ngực, cuối gập người và xoay cổ tay cổ chân… Với những bài tập trên sẽ ảnh hưởng tốt về mặt tâm lý và sinh lý cho người già.

- Có thể nói bài tập dưỡng sinh là phương pháp tập toàn diện, với những nội dung tập này thích hợp với đối tượng già yếu mất sức lao động, người mang bệnh mãn tính, giúp người cao tuổi có thể tự điều chỉnh hiện tượng mất cân bằng trong cơ thể và làm giảm, ngăn ngừa bệnh cách hiệu quả nhất.

- Nên kết hợp các bài tập về vận động cơ - xương khớp với động tác tập thở một cách nhuần nhuyễn. Ví dụ như: vừa tập đi bộ, vừa tập thở, nhằm mục đích là đưa được nhiều dưỡng khí (khí O2) cho cơ thể hoạt động và thải ra được nhiều thán khí (khí CO2 - khí độc) ra khỏi cơ thể. Sau những bài tập biết kết hợp như thế thấy cơ thể thoải mái dễ chịu.

- Tập luyện cả tâm trí và thể lực, cho nên cần duy trì hoạt động trí não đúng mức, không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì niềm vui cuộc sống được nâng lên bằng nhận thức, tiếp nhận thông tin mới, hiểu biết mới tạo nên niềm vui có cơ sở. Điều quan trọng là thoải mái, không căng thẳng, không quá mức.

Sinh hoạt điều độ, tránh mọi lao động thể lực, trí lực quá sức, ăn uống vừa phải. Không nhiều quá, no quá. Quan tâm đến giấc ngủ tối và trưa, uống đủ nước, không uống rượu thường xuyên hằng ngày. Không hút thuốc lá, không để cân nặng quá tiêu chuẩn quy định.

Dưỡng sinh chữa viêm xoang

Dưỡng sinh là phương pháp luyện tập gồm ba yếu tố: Luyện tập, ăn uống và thái độ trong cuộc sống. . Luyện tập dưỡng sinh cũng chính là luyện thở, đối với hệ hô hấp: thở sâu có tác dụng đưa dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi, duy trì sức thở không bị giảm đi theo tuổi tác.Mục đích của dưỡng sinh là để bồi dưỡng sức khỏe, phòng bệnh, từng bước chữa các bệnh mãn tính.

Dưỡng sinh chữa viêm xoang 

Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây nên viêm xoang là do phế khí hư yếu, tỳ khí suy nhược… khiến cho ngoại tà lưu lại ở mũi tạo thành bệnh. Viêm xoang mãn còn là do tình trạng hư hỏa. Do vậy ngoài yếu tố điều trị viêm thì cần phải tàng âm bổ dương.

Vì vậy mà điều trị viêm xoang mãn bằng phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp hoàn toàn khoa học.

- Chế độ luyện tập dưỡng sinh với người bị bệnh viêm xoang.

Tập dưỡng sinh ngoài việc tăng cường sức khỏe, giúp cho thể trạng của người bệnh tốt hơn thì còn có tác dụng điều hòa, lưu thông khí huyết giúp âm dương hòa hợp. Do đó việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mạn tính.

Khi tập luyện dưỡng sinh cần chú ý luyện thở vì luyện thở có vai trò quan trọng giúp điều hòa hệ hô hấp. Kỹ thuật thở đúng khi luyện tập dưỡng sinh là cần phải “mở thanh quản ở thời giữ hơi, sau khi hít vào gắng sức” thì không thể bị tai biến được. Cách luyện thở có thể là hai thời, ba thời hoặc bốn thời tùy theo thể trạng và bệnh tật của mỗi người.

Luyện tập dưỡng sinh với các động tác nhẹ nhàng cũng giúp cho tinh thần thoải mái, thư giãn, an tĩnh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan trong đó có cơ quan khứu giác.

Luyện tập dưỡng sinh kết hợp với phương pháp xoa, bấm huyệt sẽ có tác dụng nhanh chóng và mang lại hiệu quả rõ rệt.

- Các bạn có thể tham khảo cách xoa huyệt sau:

1. Xoa mũi:

a/ Dùng 2 ngón trỏ và giữa xoa mũi từ dưới lên và từ trên xuống cho ấm đều, đồng thời thở vô ra cho mạnh độ 10 – 20 lần.

b/ Ðể ngón tay chỗ giáp giới giữa xương mũi và xương sụn mũi, day huyệt độ 10 – 20 lần.

c/ Dùng ngón tay trỏ bên này áp vào cánh mũi bên kia, xoa mạnh độ 10 – 20 lần.

d/ Dùng 2 ngón tay trỏ ấn mạnh vào huyệt Nghinh hương (ngoài cánh mũi, trên nếp má – môi) và day huyệt ấy độ 10 – 20 lần.

e/ Vuốt để lỗ mũi và bẻ đầu mũi qua lại.

Tác dụng : Làm ấm mũi và chữa các bệnh ở mũi.

2. Xoa xoang và mắt:

a/ Xoa xoang :

Chuẩn bị : Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của 2 bàn tay đặt lên phía trong lông mày.

Ðộng tác : Xoa vòng tròn từ phía trong lông mày ra phía ngoài xuống dưới gò má, vỏ mũi, đi lên phía trong lông mày và tiếp tục 10 – 20 lần, xoa các vòng có xoang xương hàm trên và xoang trán, xoa vòng ngược lại 10 – 20 lần.

Tác dụng : Phòng và chữa bệnh viêm xoang.

b/ Xoa mắt :

Chuẩn bị : Nhắm mắt lại và đặt 2 ngón tay giữa lên 2 con mắt .

Ðộng tác : Xoa mi mắt trong vòng hố mắt vừa sức chịu đựng của mắt, xoa mỗi chiều 10 – 20 lần.

Tác dụng : Ðề phòng và chữa bệnh mắt : viêm mắt, các bệnh già về mắt.

c/ Bấm huyệt chung quanh nhãn cầu :

Dùng ngón cái bấm huyệt phía trong và phía trên hố mắt và dùng ngón trỏ bấm huyệt phía ngoài và phía dưới hố mắt, có tác dụng giúp khí huyết lưu thông trong hố mắt.

- Chế độ ăn uống trong luyện tập dưỡng sinh với người bị viêm xoang:

Cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, hạn chế các sản phẩm thực phẩm từ sữa, thức ăn gây dị ứng và các thức uống có cồn, chất kích thích.

Ngoài ra thái độ lạc quan yêu đời cũng là một yếu tố quan trọng giúp ích trong việc điều trị viêm xoang mãn tính.

Dưỡng sinh sẽ thực sự mang lại hiệu quả trong điều trị viêm xoang mãn tính khi được tiến hành đều đặn, kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Canh dưỡng sinh

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì các chứng bệnh lạ ngày càng nhiều, đe doạ sức khoẻ con người. Cổ nhân xưa đã có câu “ Bệnh quỉ đã có thuốc tiên” vậy bạn đã có phương thuốc tiên nào để chữa bệnh cho mình chưa?

Canh dưỡng sinh 

Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn  canh dưỡng sinh một loại canh có khả năng phòng và chữa nhiều bệnh nan y. Hiện nay, việc dùng canh dưỡng sinh để Phòng bệnh và chữa bệnh đã  trở thành một phong trào ở Nhật Bản và một số nước khác.

Canh dưỡng sinh có rất nhiều tác dụng như: kích thích sự hoạt động  của các tế bào, điều hoà cơ thể, trì hoãn sự lão hoá; làm tế bào xương tái sinh trở lại phục hồi các khớp xương bị suy tổn do ma sát và viêm khớp; chữa lành được các bệnh viêm gan, cao huyết áp, ung thư, đặc biệt phục hồi các chức năng não.

Theo nghiên cứu của giáo sư Lập Thạch Hoà (Nhật bản), món canh này đã giúp cải tử hoàn sinh cho 25.000 bệnh nhân, trong đó có nhiều người bị ung thư giai đoạn cuối, tiểu đường, parkinson, viêm gan B …

Cách chế biến canh dưỡng sinh rất đơn giản. Nguyên liệu gồm: Củ cải trắng 250 gr, lá củ cải  125 gr, cà rốt 125 gr, nấm đông cô Nhật bản 1 cái, củ ngưu báng 125 gr, nước 2.5 lít. Cà rốt, củ cải không nên gọt sạch vỏ và cũng không nên cắt quá nhỏ. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi thuỷ tinh, nồi đất hoặc nồi inox đun nhỏ lửa khoảng 1h lấy nước uống trong ngày.