Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Lá lốt

Lá lốt hay Tất bát - Piper lolot L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.

Lá lốt

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Piperis.

Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Ðông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái cây quanh năm,đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Trong cây có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, Đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

  1. Tê thấp Đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt; Lá lốt và Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm. Ðể uống, dùng 8-12g dây rễ lá lốt, phối hợp với Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, mỗi vị 8g sắc uống.

  2. Giải độc say nấm, rắn cắn. Lá lốt tươi giã nát, phối hợp với lá Khế, lá Ðậu ván trắng mỗi vị 50g, thêm nước, lọc nước cốt uống.

Muồng trâu

Tên khác: Bhang, ana drao bhao ( Buôn mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch ( Campuchia) khi lek ban ( Lào) – Cassia alata L.

Muồng trâu

Mô tả cây

Muồng trầu là một cây nhỡ, cao chừng 1,50m hay hơn, đường kính ( có thể tới 10-12cm). Lá có kích thước lớn, gồm một cuống 3 cạnh, hơi có dìa, dài 30-40cm, có 8 đến 14 đôi lá chét mọc đối; đôi lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá chét sau một quãng hơi xa so với các quãng cách giữa các đôi lá chét sau, đôi lá chét tận cùng dài từ 12-14cm. Hoa tự mọc thành bông nhiều hoa ở kẽ lá, dài tới 30-40cm, hoa màu vàng nâu nhạt. Quả giap, dẹt, dài 8-16cm, rộng, 15-17mm, có hai dìa suốt dọc quả. Trong quả có tới 60 hạt, hình quả trám.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cây này mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, ta có cảm tưởng như no có sẵn ở trong nước, nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc ( Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh). Còn mọc ở Lào và Campuchia.

Thành phần hóa học

Trong lá quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit lên tới 2,20% ( Theo Maurin). Trong lá tỷ lệ là 3-4% ( Theo Đinh Đức Tiến 1963)

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng lá muỗng trầu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hàn vòng ( herpes circine) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic hay thuốc mỡ crisarobin (chry-sảobin) chữa không khỏi thì dùng lá muỗng trầu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật.

An tức hương

Tên Khác: An tức hương

Vị thuốc An tức hương chi,  còn gọi là Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư).

An tức hương

Tác Dụng: An túc hương

+ Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân).

+ Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo).

Chủ Trị:

An tức hương

+ Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).

+ Tri Di tinh (Hải Dược Bản Thảo).

+ Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)

+ Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).

+ Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).

+ Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều Dùng:

. Dùng uống: 2g  4g.

. Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.

Kiêng Kỵ:

+ Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).

+ Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Nhũ hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g. Tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).

+ Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi  (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g. Sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn -  Toàn Ấu Tâm Giám).

+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).

+ Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày,  thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Cây si

Tên khác: cây xi, chrey pren, chrey krem, andak neak (Campuchia) bo nu xe (Phanrang) – Ficus benjamina L.

Mô tả cây: Sy là một cây to cao, có thể đạt tới 30m, nhưng có thể rất nhỏ và thấp tùy theo điều kiện trồng và nơi mọc. Ví dụ trong những núi non bộ, cây sy rất nhỏ bé. Cành mọc ngay từ gốc với rất nhiều rễ phụ với những sợi dây rủ xuống.Toàn thân có nhựa mủ. Lá rất nhẵn ở cả hai mặt, hình bầu dục dài 5-9cm, rông 3-5cm, cuống lá gầy nhẵn, dài 12-20mm, trên có lòng máng. “ Quả” mọc trên cành non, không cuống, hình cầu hay hình trứng, đôi khi mọc đối, đường kính 10-12mm, khi chín có màu đỏ máu. Quả thật là một quả bế, gần hình thận, dài 1,5mm.

Cây si

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sy mọc hoang và trồng tại nhiều nơi khắp nước ta để làm cảnh, bóng mát, hay trồng nhất tại các đình chùa.Thường người ta dùng nhựa và rễ phụ của cây sy. Nhựa chích ở toàn thân, thường cho vào rượu mà uống ngay. Rễ phụ cây sy hái về rửa sạch, sao cho hơi vàng thơm sắc uống hay ngâm rượu mà uống hoặc xoa bóp.

Công dụng và liều dùng

Nhựa sy là một vị thuốc rất phổ biến và rất được tín nhiệm trong nhân dân để chữa các trường hợp ứ huyết do ngã hay bị đánh, bi thương, nhức mỏi chân tay. Còn dùng chữa ho hay cắt cơn hen. Mỗi ngày uống từ 10-20ml nhựa sy còn hòa vào 10-20ml rượu mà uống. Có thể pha thêm rượu để xoa bóp nơi đau nhức. Nếu không có nhựa sy, có thể lấy rễ phụ cây sy rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, thêm nước vào sắc cho uống. Mỗi ngày  uống 25-40g.

Đơn thuốc có sy dùng trong nhân dân

Cắt cơn hen: Nhựa sy 10ml, rượu uống 10ml, khuấy đều uống mỗi ngày.

Chữa đau nhức do ngã, bị thương ứ huyết: Rễ sy 100g, giã nát, thêm ít nước xào cho nóng , đắp lên nơi bị thương, có thể uống nước, bã đắp lên nơi sưng đau

Lười ươi

Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, dang rang si phlè, som vang, an nam tử, đại đồng quả, đại phát, tam bayang.

Tên khoa học Sterculia lychonophora Hnce.

Thuộc Trôm Sterculiaceae.

Lười ươi


  1. Mô tả cây

Lười ươi là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thanh 0.8-1m. Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dàu 18-45m, rộng 18-24cm, cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa cho 1-2 quả đại, dạng lá,  hình trứng hay hình giống như đèn treo, do đó có tên lychophor, dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phần rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay màu nhạt, mặt trong ánh bạc, với 4-5 đường gân nổi rõ. Một hại dài 2.5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dầy mẫm, gồm những tế bào họp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn và màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4 trước khi lá phát triển. Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và mở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại

  1. Phân bố, thu hái và chế biến


Lười ươi chỉ mới thấy phân bố và được sử dụng khai thác ở miền nam nước ta tại những vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận... Ngoài ra còn thấy ở Cămpuchia, Thái Lan, các đảo thuốc Malaixya

Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt, phơi hay sấy khô. Hạt hình trứng dài 2.5-3.5cm, rộng 1.2-2.5cm, màu nâu đỏ nhạt, trên mặt nhăn nheo, nổi trên nước, nhưng khi ngâm với nước thì sau một thời gian nở rất to, gấp 8-10 lần thể tích của hạt, thành một chất nhầy màu nâu nhạt, vị hơi chát, mát, do đó Châu Âu gọi là Hạt nở

Hạt được khai thác rất nhiều ở miền Nam để dùng tại chỗ và xuất khẩu.

C.Thành phần hoá học

Hạt lười ười gồm hai phần: Phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo, tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tamin.

Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza, pentoza và arabinoza.

  1. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy màu cam.

Hiện nay công dụng chủ yếu của vị thuốc này là mát và nhuận. Chỉ cần 4-5 hạt vào một lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào mà uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu ngày dùng 2-5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uồng trong ngày.

Cam thảo dây

Còn gọi là trương tư tử, tương tự đầuk, tương tư đằng, dây cườm, day chi chi

Tên khoa học Abrus precatorius L.

Thuộc họ cánh bướm Fabaceae

Dây cam thảo cho những bộ phận dùng làm thuốc sau đây.
  1. Rễ và lá dùng thay cam thảo bắc ở nhiều nước, do đó còn có tên liane reglisse.
  1. Hạt là tương tư tử - Sêmn Abri
  1. Mô tả cây
Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15-24 cm, gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5-20mm, rộng 3-8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm, mặt có lông ngắn. Hạt từ 3-7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh tễ.

Cam thảo dây

  1. Phân bố, thu hái và chế biến
Dây cam thảo mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dây và lá cam thảo. Rễ của dây cam thảo ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn.

C.Thành phần hoá học

Rễ và lá dây cam thảo chữa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng.

Hạt chưa một chất protit độc gọi kà abrin, chất abralin là một glucoxit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo, chất béo lipaza 2.5% chất béo, chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.

Vỏ ngoài hạt có sắc tố màu đỏ

  1. Công dụng và liều dùng

  1. Rễ thân và lá được nhân dân nhiều nước dùng thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc.
Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý

  1. Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng, giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý. Trước đây người ta dùng hạt này đề chữa đau mắt hột, đau mắt thường 3-5 hạt, giã nát ngâm với 1 lít nước, ngày nhỏ vào mắt 3 lần chất này. Khi mới dùng thuốc gây phản ứng, nhưng sau 48 giờ phản ứng bớt. Sau 1 tuần giác mạc bớt trở lại bình thường, thuốc để lâu không có tác dụng nên dùng đến đâu hết đến đo