Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P5)

Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu (P5)

Các huyệt cấm cứu


Một số đặc điểm cần thiết trong châm cứu

(tất cả những huyệt vùng mặt và 2 tay thường hạn chế cứu vì để lại sẹo mất thẩm mỹ)

Theo kinh nghiệm cổ điển có đề ra 35 huyệt, không nên cứu, á môn , phong phủ, thiên trụ, thừa quang, đầu lâm khớp, đầu duy, ty trúc không tỏan trúc, tình minh, tố liêu, hào liêu, nghinh hương, quyền liêu, hạ quan, nhân nghinh, thiên dũ, thiên phủ, kinh cừ,  địa ngũ  hội. dương quan, tích trung,ấn bạch, lậu cốc, âm lăng, điều khẩu, độc tỵ, âm thị, phục thỏ, bể quan, thân mạch, ủy trung, ân môn, thừa phù, tâm du, bạch  hoàn du.

Sách vở viết vềsau lại nói đến một số huyệt cấm cứu nay cứu lại thấy có công hiệu tốt hơn như, cựu vĩ chữa được, bệnh điên giản, cứu thiếu thương chữa được đổ máu mũi, cứu ẩn bạch chữa đươc băng lậu, cứu độc tỵ chữa đau khớp gối, cứu tâm du chữa người yếu mộng di tinh có kết quả tốt.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các huyệt cấm cứu đều có lý do của nó, cần phải lưu ý. Còn các huyệt có sách khuyên không nên cứu mà cứu vẫn có công hiệu thì phần nhiều cũng trên bệnh nhân mãn tính, âm chứng, hư hàn đã châm lâu không đỡ, dùng lối cứu ôn hòa cũng tác dụng nhất định những huyệt trên đầu, mặt da thịt mỏng hoặc quanh mắt, mũi, cấm cứu là đúng. Bệnh nhiệt tính âm hư hỏa động không cứu, cứu trực tiếp có thể gây sẹo cũng cấm cứu
Previous
Next Post »
0 Komentar