Hiển thị các bài đăng có nhãn Huyệt vị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huyệt vị. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách quang


Tên Huyệt:

Huyệt ở gần vị trí hoành cách mô vì vậy gọi là Cách Quan (Trung Y Cương Mục).

Cách quang 

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 46 của kinh Bàng Quang.

Vị Trí:

Dưới gai sống lưng 7 đo ngang 3 thốn, cách huyệt Cách Du 1, 5 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ dưới cơ thang, cơ lưng to, cơ chậu - sườn - ngực, cơ gian sườn 7, vào trong là phổi.

Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh dây sống lưng 7.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.

Chủ Trị:

Trị thần kinh gian sườn đau, nấc cụt, nôn mư?a, cột sống lưng đau.

Châm Cứu:

Châm xiên 0, 5-0, 8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.

Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

Cách du


Tên Huyệt:

Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) hoành cách mô (cách), vì vậy gọi là Cách Du.

Cách du 

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 17 của kinh Bàng Quang.

+ Huyệt đặc biệt để tán khí Dương ở Hoành Cách mô, Thực qua?n.

+ Huyệt Hội của Huyết.

+ Huyệt để tả khí Dương ở Ngũ Tạng (TVấn. 32 và LKhu.51).

+ 1 trong Tứ Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du).

+ 1 trong Lục Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du + Tỳ Du).

Vị Trí:

Dưới gai đốt sống lưng 7, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Chí Dương (Đc.9).

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang - gai, cơ ngang - sườn, vào trong là phổi.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh của dây sống lưng 7.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.

Tác Dụng:

Lý khí, hóa ứ, bổ hư lao, thanh huyết nhiệt, hòa Vị khí, thư dãn vùng ngực

Chủ Trị:

SSTrị các bệnh có xuất huyết, máu thiếu, nấc cụt, nôn mư?a do thần kinh, co thắt cơ hoành, thắt lưng đau, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, kém ăn.

Châm Cứu:

Châm xiên về cột sống 0, 5 - 0, 8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

Ghi Chú:

+ Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

Bất dung


Tên Huyệt:

Dung ở đây chỉ sự không tiếp nhận. Huyệt có tác dụng trị bụng đầy trướng không thu nạp được cốc khí để tiêu hóa, vì vậy gọi là Bất Dung (Trung Y Cương Mục).

Bất dung 

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 19 của kinh Vị.

Vị Trí:

Từ rốn đo lên 6 thốn, ngang ra 2 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là gan.

Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.

Chủ Trị:

Trị thần kinh liên sườn đau, dạ dầy đau.

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào gan gây xuất huyết bên trong.

Bào hoang


Tên Huyệt:

Bào chỉ Bàng Quang. Hoang = màng bọc Bàng Quang. Huyệt ở vị trí ngang với Bàng Quang Du vì vậy gọi là Bào Hoang (Trung Y Cương Mục).

Bào hoang 

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 53 của kinh Bàng Quang.

Vị Trí:

Tại điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mo?m gai đốt sống cùng 2, cách mạch Đốc 3 thốn, cách Khí Hải Du 1, 5 thốn, nơi cơ mông to.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ mông nhỡ, bó trên cơ tháp, bờ ngoài chỗ bám cân cơ lưng to.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mông trên và dây thần kinh mông dưới, nhánh của đám rối cùng, nhánh của đám rối cánh tay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Chủ Trị:

Trị lưng - thắt lưng và vùng xương cùng đau, ruột viêm, bí tiểu, vùng bụng đau.

Châm Cứu:

Châm thẳng 1-1, 5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.

Bàng quan du


Tên Huyệt:

Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Bàng Quang vì vậy gọi là Bàng Quang Du.

Bàng quan du 

Xuất Xứ:

Mạch Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 28 của kinh Bàng Quang.

+ Huyệt Bối Du của kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, để tán khí Dương ở Bàng Quang.

Vị Trí:

Ngang đốt xương thiêng 2, cách 1, 5 thốn, chỗ lõm giữa gai chậu sau và xương cùng.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống xương cùng 2.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 2.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1 và S2.

Tác Dụng:

Tuyên thông hạ tiêu, khu phong thấp.

Chủ Trị:

Trị vùng thắt lưng và xương cùng đau, tiểu dầm, bệnh về đường tiểu.

Châm Cứu:

Châm thẳng sâu 1 - 1, 5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.

Bạch hoàn du


Tên Huyệt:

Bạch = trắng; Hoàn = vòng tròn bằng ngọc; Du = nơi ra vào của khí, nghĩa là huyệt.

Bạch hoàn du 

Theo người xưa, xương cùng cụt gọi là Bạch hoàn cốt, là nơi mà các đạo gia (người tu) quý như ngọc. Huyệt ở gần chỗ đó, vì vậy gọi là Bạch Hoàn Du (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Ngọc Hoàn Du, Ngọc Phòng Du.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 30 của kinh Bàng Quang.

+ Huyệt quan trọng để trị bệnh phụ khoa (Bạch Hoàn có nghĩa là bạch đới, khí hư).

Vị Trí:

Ngang đốt xương thiêng 4, cách tuyến giữa lưng 1, 5 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân của cơ lưng to, chỗ bám của cơ mông to, phía ngoài khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, thần kinh mông trên, nhánh dây thần kinh sống cùng 4.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3 hoặc S4.

Châm Cứu:

Châm thẳng 1-1, 5 thốn - Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.s