3 chữ “lý” trong phép dưỡng sinh

Sức khỏe, không đơn thuần là vấn đề sinh lý. Cho nên, dưỡng sinh thực chất là một khoa học tổng hợp. Và phép dưỡng sinh cũng có 3 bộ phận: “sinh lý”, “tâm lý” và “triết lý”. Đó là 3 cái “lý” quan trọng nhất và cũng là 3 mức độ cao thấp và nông sâu khác nhau.

3 chữ “lý” trong phép dưỡng sinh 

Dưỡng sinh sinh lý

Dưỡng sinh cổ đại coi trọng 4 “đạo”.

  1. Thứ nhất: Đạo “động dưỡng”, đó là rèn luyện thân thể một cách thích hợp, khiến cho gân cốt linh hoạt và khí huyết lưu thông.

  2. Thứ hai: Đạo “tĩnh dưỡng”, đó là để cho thần thể được nghỉ ngơi, giảm bớt sự tiêu hao năng lượng vô ích.

  3. Thứ ba: Đạo “thực dưỡng”, tức là phép ăn uống có điều độ và cân bằng dinh dưỡng.

  4. Thứ tư: Đạo “cư dưỡng” (“cư” = “cư trú”), tức là chú ý giữ nơi ở cho sạch sẽ, gọn gàng, thoáng đãng nhưng không có gió lùa, …

Đã thực hiện đủ 4 “đạo” trên, lại chú ý “không làm lụng quá mức khiến thần thể mệt nhọc”, “sinh hoạt tình dục có điều độ và không phóng túng” và kịp thời chữa trị khi mắc bệnh, thì thần thể sẽ khỏe mạnh và trường thọ.

Đứng trên quan điểm ngày nay, 4 thứ “đạo” (những phép tắc nói trên) đơn thuần là dưỡng sinh về phương diện sinh lý. Có thể nói, đó mới là cách dưỡng sinh thông thường, dưỡng sinh ở “tầng nông”.

Dưỡng sinh tâm lý

Trong dưỡng sinh tâm lý, người xưa chú trọng đến 2 phương diện: “Điều nhiếp tình chí” và “Tu dưỡng đức hạnh”.
Previous
Next Post »
0 Komentar