Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Viêm bể thận cấp

Đại cương


Là một bệnh nhiễm khuẩn vào tổ chức kẽ của Thận, vì vậy, còn gọi là Viêm Thận Kẽ.

Đông y xếp vào loại ‘Nhiệt Lâm’, ‘Yêu Thống’.

Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: ‘Lâm bệnh, tiểu ra như nước vo gạo, bụng dưới đau cứng, lan đến giữa rốn’.

Trên lâm sàng cho thấy đa số thuộc thực chứng, nhiệt chứng.

Viêm bể thận cấp

Nguyên Nhân


Vi khuẩn có thể xâm nhập vào Thận theo hai đường chính:

a- Đường máu: Do các ổ nhiễm khuẩn địa phương như Amidal viêm, xoang viêm,bệnh ở răng miệng, ruột dư, túi mật, bệnh đường ruột... từ đó chuyển vào thận.

b- Đường ngược chiều: Từ một viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu dưới lan lên: tử cung viêm, âm đạo viêm, bàng quang, tiền liệt tuyến...

c- Đường hạch bạch huyết ít gặp xẩy ra.

Bệnh thường xẩy ra trên cơ sở đã có một tổn thương địa phương ở bể thận như sự ứ nghẽn nước tiểu gây tắc, giãn đài thận, bể thận... phụ nữ có thai, tử cung đè vào niệu quản hai bên, sỏi bể thận, đài thận, niệu quản...

Vi Khuẩn: Đứng hàng đầu là E. Coli 40-70%, Tụ cầu khuẩn, Liên cầu khuẩn...

Thường có liên hệ với Thận và Bàng quang. Thận hư, Bàng quang có thấp nhiệt là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh.

Đa số do ăn các thức ăn cay, nóng, nhiều chất béo hoặc uống rượu nhiều quá, sinh ra nhiệt, dồn xuống hạ tiêu gây nên bệnh. Hoặc do bộ phận sinh dục bị rối loạn, uế trọc xâm nhập vào bàng quang, gây nên thấp nhiệt, thấp nhiệt làm cho khí hóa bị ngăn trở, đường tiểu không thông lợi khiến cho tiểu buốt, tiểu nhiều, đau, tiểu ra máu.

Điều trị


Triệu chứng:

a- Dấu hiệu nhiễm khuẩn khu trú vào vùng Thận:

+ Sốt, có thể cao đến 39-40o, có khi có cơn rét run.

+ Đau vùng thận một bên hoặc cả hai bên.

b- Tiểu đục, tiểu gắt (50% trường hợp)

c- Tiểu ra protein: 80-90%. Trường hợp tiểu ra protein nhẹ thì từ 40-50mg% đến 150-300mg%, ít khi quá 300mg% (tức 3g/lít nước tiểu), thường dưới 5g/24 giờ. Trong trường hợp cấp tính mức protein thường trên dưới 300mg%.

d- Tiểu ra bạch cầu: là dấu hiệu phổ biến nhất trong trường hợp cấp tính.

+ Tiểu ra hồng cầu (máu), ít phổ biến hơn.

Pháp: Thanh nhiệt, trừ thấp, lợi niệu, thông lâm.

Bài thuốc

+ Thận Vu Thanh Giải Thang (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí )










































Bạch đầu ông30Liên kiều30Hoạt thạch đều30
Hoàng bá15Mộc thông15Biển súc15Cù mạch15
Phục linh15Hoàng liên10Cam thảo10

Sắc uống. Điều trị 14-90 ngày

Đã trị 67 ca, nam 12, nữ 55.tuổi từ 12 đến 67. Trong đó, cấp tính 45 ca, mạn tính 22. khỏi hoàn toàn 21 (cấp tính 16, mạn tính 5). Có hiệu quả 24 (cấp 19, mạn 5). Có chuyển biến 18 (cấp 9, mạn 9). Không hiệu quả 4 (cấp 1, mạn 3). Đạt tỉ lệ 94%.

+ Bát Chính Ô Linh Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1991: 6, 16):










































Thổ phục linh30Cù mạch20Biển súc18
Xa tiền tử18Hoạt thạch18Mộc thông12Đăng tâm thảo5
Ô dược10Sơn chi(sao),10Đại hoàng (sống)10

. Cứ 6 giờ uống một lần.

TD: Thanh lợi thấp nhiệt. Trị bí tiểu cấp tính do viêm nhiễm.

Đã trị 60 a, nam 24, nữ 36. Tuổi từ 6 đến 64. có dấu hiệu sợ lạnh, sốt 38-39,5oC, lưng đau, bụng dưới trướng đau, tiểu nhiều, đường tiểu sưng, đau, rát hoặc tiểu ra máu hoặc tiểu ra sỏi. Vùng Thận đau. Xét nghiệm nước tiểu có albumin, bạch cầu, hồng cầu. Sau khi uống thuốc, khỏi 45 ca, có chuyển biến 12, không kết quả 3. Đạt tỉ lệ 95%. Thuốc uống ít nhất 5 ngày, nhiều nhất 45 ngày. Trương hợp mạn tính, phải uống trên 10-15 ngày mới thấy có kết quả.

Bôn đồn khí

Đại cương:

Bệnh này chủ yếu do sợ hãi gây nên. Chứng trạng chính là tự cảm thấy có khí từ bụng dưới xông lên ngực, họng, giống như con heo chạy (bôn đồn), vì vậy gọi là Bôn Đồn Khí.

Tên bệnh Bôn đồn bắt đầu thấy ở sách Nội kinh, cũng có tên chung với các chứng Phục Lương, Tức Bôn, Phì Khí, Bĩ Khí.

Sách Nạn Kinh lại nói rõ thêm về bôn và chứng trạng của bệnh này.

Theo chứng trạng của bệnh Bôn đồn mà xét, cũng giống với bệnh bôn đồn khí, trong sách Kim Quỹ Yếu Lược nhưng một chứng là bệnh tích, một chứng là bệnh khí.

Bôn đồn khí


Nguyên Nhân

Về nguyên nhân bệnh bôn đồn, theo thuyết của Trương Trọng Cảnh thì một là vì sau khi sợ hãi, làm cho khí của Can Thận nghịch lên, hai là vì khí hàn thủy, từ bụng dưới xông lên gây ra.

1 - Do Khí Của Can Thận: Sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Bệnh bôn đồn khí bắt đầu từ bụng dưới xông lên yết hầu, khi bệnh phát ra thì muốn chết rồi lại khỏi, đều do sợ hãi gây nên" và “Bệnh bôn đồn khí xông lên bụng ngực đau, lúc nóng lúc lạnh, dùng bài Bôn Đồn Thang làm chủ. Đó là nói rõ bệnh này do sợ hãi mà gây ra, chủ yếu là bệnh ở hai kinh Can và Thận: Đồng thời chứng trạng này, có thể tái phát nhiều lần.

2- Do Khí Hàn Thủy: Sách Kim Quỹ Yếu Lược có đề cập đến trường hợp "Sau khi cho ra mồ hôi, lại đốt kim châm cho ra mồ hôi, chỗ châm bị lạnh, nổi hạch đỏ tất nhiên phải bôn đồn. Khi từ bụng dưới xông lên Tâm. Cứu trên các hạch, mỗi chỗ một mồi, và dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang làm chủ. Sau khi cho ra mồ hôi, dưới rốn thấy động, muốn phát bôn đồn, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang làm chủ. Chứng trước là do mồ hôi ra quá nhiều, tâm dương không mạnh, mà lúc châm lại không cẩn thận phòng lạnh, thì khi lạnh lấn vào đột nhiên phát bệnh bôn đồn khí, chủ yếu do khí lạnh xông lên.

Điều Trị

Nên dùng phép ôn trung, tán hàn làm chủ yếu, dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang nhưng cũng nên tùy chứng mà gia giảm. Chứng sau cũng do sau khi cho ra mồ hôi, tâm dương không đủ, hoặc người đó sẵn có thủy khí ở hạ tiêu, nhân lúc tâm dương không đủ, thủy khí muốn động cho nên dưới rốn máy động mà chưa đến nỗi nghịch lên, cho nên cách chữa lấy trợ dương, hành thủy làm chủ, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang.

Nhưng khi thủy hàn nghịch lên, cũng không phải đều do khi trị liệu hư hàn, thấy hàn tụ ở dưới, nghịch mà chạy lên, cho nên sách Thiên Kim Yếu Phương dùng phép ôn dương để giáng nghịch có bài Bôn Đồn Khí Thang. Sách Y Học Tâm Ngộ có bài Bôn Đồn Hoàn. Hai bài này để bổ sung sự thiếu sót của sách Kim Quỹ Yếu Lược.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Sâm Luyện Lệ Chi Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1990, 6)










































Đẳng sâm9Xuyên luyện tử9Trần bì5
Sài hồ5Cam thảo5Mộc qua6Thăng ma6
Phục linh6Cát hạch12Lệ hạch12

Sắc uống. Dùng cho trẻ nhỏ 1~2 tuổi

+ thuốc dùng ngoài: Tề Sán Phương (Tứ Xuyên Trung Y 1989, 7):

Ngô thù du, Thương truật đều 12g, Đinh hương 3g, Bạch hồ tiêu 12 hột. Sấy nhỏ lửa, tán bột để dành dùng. Mỗi lần dùng 3~4g, trộn với dầu Mè cho đều, đắp vào vùng trên rốn, dùng băng rốn băng cố định lại. 1~2 ngày thay một lần. Nếu vùng bệnh phản ứng với thuốc đắp thì có thể cách 1~2 ngày đắp một lần.

TD:Ôn kinh tán hàn, lý khí, táo thấp, chỉ thống. Trị tề sán.

Bỏng

Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: "Thập thích thủy" ( Bắc kinh thị trung dược thành phương tuyển tập)

Bỏng 

Thập thích thủyTiên khương60Đinh hương60Đại hoàng120
Lạt tiêu60Bạc hà thủy21

Các vị thuốc trên ngâm tẩm trên 10 ngày, bỏ bả lấy phần trong, đem bỏ vào lọ,  mỗi lần uống 2,5 gam uống với nước ấm.

Công hiệu. thanh thử tị trọc, hòa vị chỉ ẩu.

Bế tinh

Thế nào là bế tinh ?

Hiện tượng bế tinh dẫn tới hiếm muộn không phải hiếm gặp ở nam giới. Vậy bế tinh là gì? Bế tinh có thể do nguyên nhân thủ dâm sai cách, hoặc do nhiều trường hợp nam giới muốn duy trì bản lĩnh đàn ông càng lâu càng tốt nên đã cố gắng kiềm chế không xuất tinh khi lên đỉnh, hoặc kiềm chế xuất tinh để tránh thụ thai, hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến tinh trùng không xuất ra ngoài được mà đi ngược vào bàng quang, dẫn tới tình trạng xuất tinh ngược dòng. Xuất tinh ngược dòng không gây hại cho sức khỏe nhưng lại gây vô sinh ở nam giới vì tinh dịch khi được phóng vào âm đạo của người phụ nữ mà đi ngược vào bàng quang.


Bế tinh

Vậy nguyên nhân nào khiến tinh trùng đi ngược dòng ?

Lương y Nguyễn Hữu Toàn (Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn số 16, lô 1b, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết. Nam giới bị xuất tinh ngược dòng có thể do 2 nguyên nhân chính: thứ nhất là do bẩm sinh ví dụ như tắc nghẽn ống dẫn tinh khiến không thể xuất tinh được, thứ hai là do nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động vào như: thủ dâm không đúng cách, kìm nén xuất tinh khi đạt đỉnh (hay còn gọi là bế tinh). Trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập tới nguyên nhân bế tinh dẫn tới vô sinh.

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới bế tinh Lương y Nguyễn Hữu Toàn cho biết: Ở nam giới đường dẫn nước tiểu và đường ra của tinh dịch chung nhau. Nhưng vẫn tồn tại 1 van ngăn giữa túi đựng tinh trùng và bàng quang. Van này hoạt động nhịp nhàng theo cơ chế: Khi có kích thích, tinh dịch được tiết ra và bị nén chặt trong phần sâu của ống tiểu (niệu đạo) vì cả 2 van trong (cơ vòng trong) và van ngoài (cơ vòng ngoài) bị khóa chặt. Khi xuất tinh, van ngoài mở ra đột ngột, van trong vẫn khóa nên tinh trùng được phóng mạnh ra ngoài. Do đó, kìm nén xuất tinh, hoặc khi dùng tay bóp chặt dương vật để không cho xuất tinh cũng chỉ đóng được van ngoài nhưng không thể ngăn được sự xuất tinh. Khi đó sẽ gây hiện tượng tinh dịch từ sâu bên trong đã bị xuất ra rồi bị dội ngược lại, hiện tượng này không chỉ làm vi trùng từ đoạn bên ngoài của ống tiểu chui ngược vào bên trong, chui vào các lỗ của ống dẫn tinh, ống túi tinh đang mở to, gây viêm túi tinh, viêm mào tinh, tinh hoàn, tinh dịch có mủ hôi. Mà nguy hiểm hơn khi đó áp lực trong lòng ống tiểu tăng cao quá có thể làm van trong (chặn giữa bàng quang và ống tiểu) bị hở, gây xuất tinh ngược dòng vào bàng quang. Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại “ngựa quen đường cũ” khiến nam giới bị xuất tinh ngược dòng, nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Hơn nữa áp lực quá cao trong ống tiểu còn làm các cơ gây xuất tinh (cơ hành hang) mau bị nhão, lâu dần chẳng những tinh không xuất nổi (gây vô sinh) mà cương dương cũng có thể giảm sút.

Đông y cho rằng bệnh chủ yếu do ảnh hưởng của thần kinh, cơ quan tiết niệu tổn thương, bệnh nội tiết và tác dụng phụ của một số thuốc. Đông y cho rằng: thận chủ sinh sản, chủ tàng tinh, can chủ sơ tiết, điều lý khí cơ. Như thận khí sung thịnh, âm dương hiệp điều, can khí sơ đạt, khí cơ điều sướng, thì có thể hoàn thành hoạt động phóng tinh bình thường. ngược lại, thận khí bất túc, âm dương bất điều thì tinh quan đóng mở không lợi, tinh dịch không thể bài xuất dẫn đến xuất tinh ngược dòng, can không điều đạt, khí cơ rối loạn, cũng khiến tinh quan đóng mở rối loạn, tinh dịch không theo tuần hoàn bình thường mà ngược dòng. Còn do ứ huyết, thấp nhiệt, đàm trọc cũng có thể trở tắc tinh quan cũng có thể khiến phóng tinh ngược dòng. Do vậy để phóng tinh bình thường cần điều trị các nguyên nhân trên sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Đông y điều trị xuất tinh ngược dòng như nào?

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, đông y phân thành các thể bệnh để điều trị. Về cơ bản đối với trường hợp xuất tinh ngược dòng phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn chia thành 5 thể chính: Thận khí bất túc, âm hư hỏa vượng, can thận điều tiết, ứ huyết trở trệ và thấp nhiệt uẩn trở.

  1. Thận khí bất túc

Triệu chứng: giao hợp có thể đạt đến cao trào, có cảm giác xuất tinh, nhưng cảm giác phóng tinh không có lực, không có tinh dịch chảy ra, sau khi giao hợp nước tiểu màu trắng đục, kèm theo tình dục suy giảm, dương vật bột khởi không đủ cứng, lưng gối đau mỏi, hoặc sợ lạnh chân tay lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế không lực.

Phép chữa: ích khí bổ thận trợ dương

Bài thuốc
































Bế tinh thận khí bất túcHoài sơn10Đan bì10Trạch tả10
Thục địa10Sơn thù10Phục linh10Phụ tử (r)10
Nhục quế10Ngô công8Xạ hương0.03



  1. Âm hư hỏa vượng

Tình dụng kháng thịnh, dễ đạt đến cao trào và xuất tinh, nhưng không tiết ra tinh dịch kèm theo lưng đau gối mỏi, tinh thần kém, ngũ tam phiền nhiệt, hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác hoặc phù đại vô lực

Phép chữa: tư âm thanh nhiệt tả hỏa

Bài thuốc




















































Bế tinh âm hư hỏa vượngQuy bản15Hoàng bá10Thục địa10
Sinh địa20Phục linh10Trạch tả10Mạch môn10
Thiên môn10Đẳng sâm,15Thái tử sâm15Nguyên sâm15
Sơn dược30Đan bì10Tri mẫu10Ngũ vị tử10
Viễn chí10Thạch xương bồ10Trích thảo10



  1. Can thất điều tiết

Triệu chứng: phóng tinh ngược dòng, kèm theo thấy cảm xúc không tốt, phiền táo, hoặc u uất không thoải mái, tâm trạng không yên, tình dục suy giảm, ăn không biết ăn, lưỡi nhạt hoặc đỏ, lưỡi nhạt, mạch huyền

Phép trị: sơ can lý khí

Bài thuốc:
































Bế tinh can thất điều tiếtSài hồ10Bạch thược20Bạch truật15
Phục linh10Đương quy10Đan sâm15Thạch xương bồ15
Uất kim10Phòng phong10Chỉ xác10Trích thảo8



  1. Ứ huyết trở trệ

triệu chứng: xuất tinh ngược dòng, hạ bộ đau, hoạc có tiền sử chấn thương, lưỡi có điểm hoặc ban ứ, mạch sáp.

Pháp trị: hoạt huyết hóa ứ, thông khiếu trợ dương










































Bế tinh ứ huyết trở trệĐào nhân10Hồng hoa10Xuyên khung10
Du dong quy15Xích thược15Ngưu tất15Ngô công5
Địa long12Lệ chi hạch15Tiên linh tỳ15Tiên mao15
Trích thảo6



  1. Thấp nhiệt uẩn trở

Triệu chứng: phòng tinh ngược dòng, kèm theo lưng mỏi gối đau, tiểu tiên đỏ ngắn, sau đó tiểu trắng đục, bìu có thể có mụn, lưỡi đỏ, hoặc vàng dính, mạch hoạt sác hoặc nhu sác.

Pháp trị: thanh lợi thấp nhiệt, thông quan khai khiếu

Bài thuốc:










































Bế tinh thấp trệ ứ nhiệtXuyên tỳ giải10Phục linh15Thạch vỹ10
Sa tiền10Thạch xương bồ10Hoàng bá10Khổ sâm10
Thương truật10Lộ lộ thông10Ý dĩ30Ngưu tất15
Đạm trúc diêp6



Các bài thuốc kinh nghiệm điều trị hiệu quả

  1. Quế chi phục linh hợp đào hồng tứ vật thang

Quế chi 10, phục linh 15, đan bì 12, đào nhân 15, hồng hoa 9, sinh địa 20. Thích hợp với chứng phóng tinh ngược dòng thể ứ huyết trở trệ.

  1. Bổ thận giáng tinh phương

Sa uyển tử 10, khiếm thực 12, kim anh tử 15, tang phiêu tiêu 12, long cốt 15, mẫu lệ 15, sà sàng tử 10, sinh hoàng kỳ 30, thăng ma 5, cát cánh 6, tri mẫu 12, chích cam thảo 12. Thích hợp cho chứng phóng tinh ngược dòng thể thận khí bất túc.

  1. Gia giảm trình thị tỳ giải phân thanh ẩm

Bột tỳ giải 15, hoàng bá 10, thạch xương bồ 10, phục linh 10, bạch truật 10, đan sâm 15, xa tiền tử 15, thích hợp với chứng xuất tinh ngược dòng thể thấp nhiệt hạ trú.

  1. Giải uất thông tinh thang

Sài hồ 6, uất kim 12, sinh địa 12, vương bất lưu hành 10, tam lăng 10, nga truật 10, lộ lộ thông 10, trạch tả 10, sao miết giáp 20, long đởm thảo 2, thạch xương bồ 3, sinh cam thảo 3, tiêu sơn chi 7, hoàng cầm 7, lệ chi hạch 15, ma hoàng 9. Thich hợp với xuất tinh ngược dòng thể can khí uất kết, huyết mạch ứ trở.

Bệnh bạch huyết

Đại cương:

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư tuỷ xương, nơi chế tạo ra máu. Tuỷ xương sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu bất thường (tế bào non) các tế bào này không bị tiêu huỷ dần đi như các tế bào thường, chúng tích tụ trong mạch máu, trong tuỷ xương làm mất dần chỗ của hồng cầu và tiểu cầu nên gây thiếu máu và xuất huyết, khi số lượng bạch cầu bất thường quá nhiều làm cho máu đông đặc khó lưu thông, thậm chí có thể làm mạch máu tắc nghẽn và tổn thương các mô trong cơ thể.

Bệnh bạch huyết là một bệnh khó chữa, Dưới đây giới thiệu phương pháp chữa bệnh của đông y có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh, khắc phục các biến chứng của nó, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.

Bệnh bạch huyết 

Điều trị :

Căn cứ vào các giai đoạn và triệu chứng lâm sàng, bệnh bạch huyết được biện chứng như sau



Giai đoạn cấp :

Các triệu chứng chủ yếu là nhiễm khuẩn, chẩy máu và lách to, nhiều hạch lâm ba
  1. Nhiệt độc và huyết nhiệt:

Triệu chứng : Sốt cao, mệt mỏi li bì,  họng khô đau phiền táo, đái đỏ, loét miệng, chẩy máu chân răng và dưới da, đau đầu, đau khớp lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác

Thanh nhiệt giải độc lương huyết


Sinh địa20Huyền sâm20Địa cốt bì16
Sơn đậu căn16Ngân hoa20Bồ công anh20Xích thược12
Hoàng liên12Cam thảo8

Loét miệng thêm Hoàng liên 12;            Hoàng cầm 12

Chẩy máu:  Mao căn 20, Đại hoàng sao đen 12.

Đau khớp gia Địa long :12.

Khát nước gia: Sa sâm 20, Thiên môn 20
  1. Lách to nổi hạch
(huyết ứ đàm kết)

Phương pháp chữa : Hoạt huyết hoá đàm, tiêu kết

Qui đầu12Bạch thược12Tam lăng12
Nga truật12Đan sâm12Hạ khô thảo16Liên kiều16
Bối mẫu8Huyền sâm16Xạ can6

 

Giai đoạn mãn

Giai đoạn này công năng các tạng tỳ thận bị suy yếu biểu hiện hội chứng khí hư và âm hư rừ rệt

1: Khí hư

Triệu chứng : Sắc mặt trắng bệch, đầu choáng, mệt mỏi, tự hón, hồi hộp, thở gấp , lưng gối mỏi đau chất lưỡi nhạt ...

Dùng các bài "bổ trung" "Tứ quân" "qui tỳ"
  1. Âm hư

Dùng các bài:"lục vị" "tả qui hoàn"
  1. Khí âm đều hư

Phương pháp chữa: Bổ khí bổ âm

Hoàng kỳ12Đẳng sâm16Bạch truật12
Thục địa12Hà thủ ô12Qui đầu12Mạch môn12
Ngũ vị12Sa sâm12Hoàng tinh12Cam thảo6

Giảm bạch cầu

Đại Cương

Chỉ tình trạng bạch cầu bị thiếu.

Bệnh này đa phần thuộc về chứng ‘Hư Lao’, ‘Khí Huyết Hư”.

Nguyên Nhân:

Thường do Tâm, Can, Tỳ và Thận suy yếu. chủ yếu do Tỳ và Thận không nhiếp được huyết.

Giảm bạch cầu


Triệu Chứng:

Bạch cầu giảm, dưới 4000/ml, thường kèm theo đầu váng, đầu đau, tay chân không có sức, ăn uống kém, thân nhiệt giảm, mất ngủ.

Pháp: Kiện tỳ, ích thận, bổ khí, thăng huyết. Trị bạch cầu giảm.

Dùng bài: Thăng Áp Thang 1 (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn)
















Hoàng kỳHoàng tinhý dĩ
Kỉ tửCốt tóai bổTrích thảo

Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng bài này trị 84 cas kết quả đạt 92,86%.

Dùng bài: Thăng Áp Thang 2 (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):


















Hoàng kỳ15Kê huyết đằng15Nữ trinh tử15
Bạch truật15Cốt tóai bổ15

Sắc uống.

Tác dung: Ích khí, kiện tỳ, tư bổ can thận, bổ huyết, hoạt huyết. Trị bạch cầu giảm.

Theo kinh nghiệm, uống 1-2 tuần là có kết quả.

Thăng Áp 3 (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):






















Thục địa15Hoàng tinh15Qui đầu15
Nhục thung dung15Thỏ ti tử15Kê huyết đằng30Tử hà sa10

Sắc uống.

Tác dung: Dưỡng huyết, thăng huyết, ích thận, chấn tinh. Trị bạch cầu giảm.

Uống liên tục 3 tuần đến 1 tháng là có hiệu quả.

Bổ ích dưỡng huyết thang gia vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng):






































Hoàng kỳ15Đẳng sâm15Bạch truật15
Bá tử nhân15Cẩu tích15Qui đầu15Hoài sơn31
Phục linh12Xa nhân12Viễn trí12Kỉ tử12
Thỏ ti tử25Đan sâm18

Sắc uống.

Tác dung: Kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết, bổ thận. Trị bạch cầu giảm.

Ích khí dưỡng huyết thang (Tân Trung Y 1985, 10):




















Hoàng kỳ30Nhục quế6Thăng ma6
Hà thủ ô30Kê huyết đằng30Kỉ tử15

Hoàng kỳ 30g, Nhục quế, thăng ma đều 6g, Hà thủ ô (nướng), Kê huyết đằng đều 30g, Câu kỷ tử 15g. Sắc uống.

Tác dụng: Ích khí, bổ huyết, thăng dương, tăng bạch.

Uống liên tiếp 3 tuần đến 1 tháng thì khỏi bệnh.

Dùng lá Dâm dương hoắc chế thành dạng thuốc trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Tuần đầu uống 3 baongày, tuần thứ hai 2 baongày. Liệu trình 30 - 45 ngày, trong thời gian điều trị, không dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin, trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết quả (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985, 12: 719).

Châm Cứu

  1. Khí âm đều hư

Triệu chứng: Toàn thân mệt mỏi không sức, dễ bị cảm, lâu khỏi, thân nhiệt giảm, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Sác.

Pháp: Ích khí, dưỡng âm.

Châm Khí hải, Chiếu hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Thần môn.

  1. Tâm tỳ đều hư

Triệu chứng: Tim hồi hộp, hơi thở ngắn, mệt mỏi không có sức, đầu váng, hoa mắt, ăn không cảm thấy mùi vị, sắc mặt không tươi. Lưỡi nhạt có vết răng, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.

Pháp: Kiện Tỳ ích khí, dưỡng tâm an thần.

Dùng huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Thái bạch, Túc tam lý.

Dùng huyệt Tâm du, Tỳ du, Thần môn, Thái bạch, Túc tam lý. lưỡi hơi to, lưỡi trắng nhạt, có vết răng.

Pháp: Ôn bổ Tỳ Thận.

Dùng huyệt Nội quan, Thận du, Tỳ du, Túc tam lý.

  1. Ngoại cảm thấp nhiệt

Triệu chứng: Sốt không giảm, mặt đỏ, răng đau, miệng khô, khát muốn uống, đầu váng, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Pháp: Thanh nhiệt giải độc.

Dùng huyệt Đại chùy, Khúc trì, Nội đình, Ngư tế.

Cách châm: Châm bình bổ bình tả, ngày châm một lần, mỗi lần lưu kim 20 phút, 10 ngày là một liệu trình.

Nhĩ Châm

Dùng huyệt Tỳ, Thận, Thượng thận, Vị

. Dùng thuốc (Vương bất lưu hành) dán vào huyệt hai bên tai. Cách ngày dán một lần. 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).