Âm Độc Thăng Ma Thang

Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi hầu. Trị chứng dương độc, mặt đỏ như gấc (cẩm), nôn ra máu, họng đau.


Dược vị

Cam thảo (sống) ................................................ 40g

Đương quy .......................................................... 40g

Hùng hoàng .........................................................20g

Miết giáp (thứ lớn) ............................................ 40g

Thăng ma ............................................................ 80g

Thục tiêu ............................................................. 40g

Sắc uống nóng.

Âm Độc Thăng Ma Thang 

Âm Độc Nội Tiêu Tán

Ôn kinh, tán hàn, tiêu kiên, hóa đờm. Trị mụn nhọt loại âm chứng.


Dược vị

A ngùy (sao,bỏ dầu) .......................................... 12g

Băng phiến .......................................................... 16g

Đinh hương ............................................................ 4g

Giáp phiến (sao) .................................................12g

Hồ tiêu ................................................................... 4g

Hùng hoàng ......................................................... 12g

Khinh phấn ..........................................................12g

Lương khương .......................................................8g

Một dược (chế) ..................................................... 8g

Nha tạo .................................................................. 8g

Nhũ hương (chế) .................................................. 8g

Nhục quế ............................................................... 4g

Xạ hương ............................................................... 4g

Xuyên ô ............................................................... 12g

Tán bột, rắc vào vết thương.

Âm Độc Nội Tiêu Tán 

Âm Độc Cam Thảo Thang

Trị các chứng dương độc, mặt đỏ như gấc (cẩm), nôn ra máu, họng đau.


Dược vị

Cam thảo ............................................................. 40g

Đương quy .......................................................... 40g

Hùng hoàng .........................................................20g

Miết giáp ............................................................. 40g

Quế chi ................................................................ 20g

Thăng ma ............................................................ 80g

Sắc uống nóng.

Âm Độc Cam Thảo Thang 

A Giao Tứ Vật Thang

Hòa huyết, bổ huyết. Trị huyết hư, ho.


Dược vị

A giao ..................................................................... 8g

Bạch thược .............................................................8g

Đương quy ...........................................................12g

Thục địa ................................................................. 4g

Xuyên khung .........................................................6g

Sắc uống.

A Giao Tứ Vật Thang 

Ai Tích Hoàn

Trị trẻ nhỏ tỳ vị không hòa, bụng trướng, ruột sôi, muốn nôn, nôn mửa, đại tiện không đều, ăn không tiêu.

Dược vị

Ba đậu (bỏ vỏ, dầu) ........................................... 10g

Bào khương ......................................................... 10g

Đinh hương (để riêng) ....................................... 40g

Tam lăng (sao) .................................................120g

Thanh bì (bỏ vỏ trắng) ..................................... 40g

Tán bột, cho Ba đậu vào, hòa với giấm làm thành hoàn.

Ngày uống 8–12g với nước nóng.

Ai Tích Hoàn 

Âm Bệnh Khai Quan Tán

Trị chứng phó thi lao (gần giống lao sái, lao phổi).



Dược vị

Bạch chỉ ............................................................... 20g

Chỉ xác ................................................................. 12g

Chích thảo ........................................................... 20g

Đương quy .......................................................... 20g

Mộc hương .............................................................8g

Nhục quế ............................................................. 20g

Thiên nam tinh (bỏ vỏ tinh, rang vàng) ...........4g

Xích thược ........................................................... 20g

Tán bột, mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 3 lát, rượu 1 ít, sắc uống.

Âm Bệnh Khai Quan Tán 

Âm Đán Thang

Ôn dương, giải cơ, phát biểu, trừ phiền. Trị bụng đau do lạnh, tiêu chảy do hàn, âm chứng mà hư phiền, các khớp xương đau nhức.

Dược vị

Cam thảo ............................................................... 6g

Can khương ........................................................... 2g

Đại táo ............................................................. 2 trái

Hoàng cầm .............................................................4g

Quế chi ................................................................... 8g

Thược dược ........................................................... 8g

Sắc uống.

Âm Đán Thang 

A Giao Tửu

Bổ huyết, chỉ huyết, tư âm, nhuận phế. Trị ho do âm hư, chóng mặt, tim yếu, nôn ra máu, ho ra máu, băng huyết.



Dược vị

A giao ................................................................ 400g

Rượu ................................................................... 3 lít

Dùng rượu nấu A giao trên lửa nho nhỏ cho đến khi tan ra. Nấu tiếp còn lại 2 lít, bắc xuống.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml, lúc bụng đói.

A Giao Tửu 

Đau cột sống có ảnh hưởng chuyện phòng the?

Em bị đau ở phần giữa cột sống, thỉnh thoảng em có bị đau tinh hoàn nữa, điều này liệu có ảnh hưởng gì tới “chuyện ấy” không? Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Khắc Ngô (Hà Tĩnh)

Đau cột sống có ảnh hưởng chuyện phòng the?

Những gì bạn nêu ra chưa đủ để khẳng định về vấn đề bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, trường hợp của bạn có thể nghĩ đến tình huống ngược lại. Bạn nghĩ đau cột sống ảnh hưởng tới tinh hoàn, nhưng thực tế đau tinh hoàn lan lên theo ống dẫn tinh gây ra hiện tượng đau vùng thắt lưng.

Đau tinh hoàn có thể do viêm nhiễm, do giãn tĩnh mạch, do ống dẫn tinh hoặc mào tinh bị bất thường... Với nhiều nguyên nhân như thế, bạn cần trực tiếp đi khám mới tìm ra đúng bệnh.

Khắc phục quầng thâm quanh mắt

Vùng da dưới mắt mỏng và hơi trong suốt nên có thể trông thấy những mạch máu bên trong, thường có màu tối và hơi xanh. Lớp mỡ dưới mắt và những cơ nâng đỡ chúng thường bị nhão đi theo thời gian khiến vùng da này trông càng không đẹp. Làm thế nào khắc phục ?

Khắc phục quầng thâm quanh mắt



Quầng thâm quanh mắt không chỉ là kết quả của nhiều đêm không ngủ mà còn vì nhiều nguyên nhân:

1. Do di truyền.

2. Do bạn ngủ không đủ khiến việc tuần hoàn máu không tốt, dẫn tới làn da nhợt nhạt và mạch máu càng nhìn rõ hơn.

3. Khi bạn đang bị dị ứng. Lúc này cơ thể phải chống chọi với tác nhân gây dị ứng nên những mạch máu quanh mắt giãn nở và sậm màu đi.

4. Bạn dư muối trong cơ thể. Nếu bạn hút thuốc, uống nhiều bia rượu hoặc dùng quá nhiều thực phẩm làm sẵn (chứa nhiều muối), mạch máu dưới mắt bị trữ nước và trở nên dễ thấy.


5. Bạn hay dụi mắt. Việc dụi mắt nhiều làm vùng da dưới mắt thường xuyên bị chà xát, ửng đỏ và da có màu hơi giống bị bầm.


Cách đơn giản để khắc phục:

1. Dùng kem dưỡng mắt có nhiều vitamin K. Vitamin K giúp làm giãn và nhạt màu mạch máu dưới da.

2. Đắp mắt với túi trà xanh. Nước mát và caffeine giúp làm co mạch máu và nhạt màu vùng da dưới mắt.

3. Dùng màu mắt để “ngụy trang”. Bạn có thể dùng kem che khuyết điểm màu hơi sáng hơn màu da để che đi phần thâm quầng. Sau đó, phủ phấn nền và trang điểm.

4. Ngủ kê gối cao, đểmạch máu quanh mắt không trữ chất lỏng và làm thâm.


5. Uống đủ nước. Nước giúp làm da vùng mắt căng mịn và làm nhạt màu thâm.


Theo Phụ nữ

Giun lươn có thể gây nhiều bệnh

Nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện (BV) Cấp cứu Trưng Vương (TPHCM) vì có những triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng kết quả xét nghiệm là do bệnh nhân nhiễm giun lươn. Ở đường tiêu hóa, bệnh nhân nhiễm giun lươn thường được chẩn đoán nhầm với các bệnh lý dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa.

Giun lươn có thể gây nhiều bệnh 


Thêm một thủ phạm gây viêm dạ dày

Tỉ lệ nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân có triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng gần 30%. Đây là vấn đề mà từ trước đến nay chưa được y văn đề cập và đây là tỉ lệ khá cao. Theo bác sĩ Bùi Trọng Hợp, BV Cấp cứu Trưng Vương, người nhiễm giun lươn nếu có biểu hiện bệnh lý thì triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như viêm loét dạ dày, tá tràng, suy nhược cơ thể. Tùy vào vị trí ký sinh mà giun lươn gây triệu chứng lâm sàng tương ứng nên rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý nội ngoại khoa khác. 100% bệnh nhân nhiễm giun lươn đều bị viêm dạ dày ở các vị trí khác nhau. Chủ yếu là viêm hang vị, kế đến là phình vị, còn lại là tổn thương ở những nơi khác của dạ dày. Trong đó, tỉ lệ soi phân tìm ấu trùng giun lươn lại rất thấp, khoảng 5%-10% vì ấu trùng có rất ít trong phân, do đó soi phân hoặc cấy phân cũng không phải là phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh nhiễm giun lươn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tuyết, BV Cấp cứu Trưng Vương, cho biết biểu hiện ở đường tiêu hóa rất đa dạng và khó phân biệt với bệnh lý dạ dày, tá tràng do nguyên nhân khác. Triệu chứng đau thượng vị chiếm tỉ lệ cao nhất là 86%, kế đến là chán ăn hơn 60%, ngoài ra các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy chiếm khoảng 30%-40%, triệu chứng đau bụng, bụng chướng hơi chiếm tỉ lệ thấp khoảng 26%.

Bệnh diễn tiến âm thầm

Hơn 50% bệnh nhân nhiễm giun lươn làm nghề nông hoặc nghề có tiếp xúc với đất. Bác sĩ Ngô Hùng Trí, BV Cấp cứu Trưng Vương, khẳng định đây là những nghề có nhiều yếu tố thuận lợi dễ bị nhiễm giun lươn. Đặc biệt giun lươn có chu trình tự nhiễm, nếu không được điều trị sẽ tồn tại trong cơ thể vài ba chục năm. Bệnh diễn tiến âm thầm, không rõ rệt, khiến người bệnh và thầy thuốc ít quan tâm. Thế nhưng, nếu vì lý do gì mà sức đề kháng giảm đi hoặc người bệnh dùng corticoid kéo dài, giun lươn sẽ có cơ hội bộc phát gây bệnh nặng. Thuốc ức chế acid dạ dày cũng làm cho môi trường dạ dày giảm sức kháng khuẩn, làm cho giun lươn dễ xâm nhập dạ dày hơn. Trong số các bệnh nhân đến điều trị tại BV Cấp cứu Trưng Vương, có đến hơn phân nửa sử dụng thuốc kháng acid dạ dày.

Qua khảo sát, các bác sĩ ghi nhận gần 87% bệnh nhân có những bệnh khác ngoài tình trạng nhiễm giun lươn, như hơn 56% bệnh nhân đau dạ dày trên 5 năm hoặc bị tiểu đường, hen phế quản, viêm khớp, suy thượng thận, viêm xoang... Chính việc điều trị những bệnh này bằng thuốc ức chế miễn dịch, ức chế acid dạ dày đã tạo thuận lợi cho bệnh nhiễm giun lươn. Ngoài các bệnh kể trên, các bác sĩ còn lưu ý những bệnh lý thuận lợi cho giun lươn bùng phát như ung thư dạ dày, nhiễm HIV, nghiện rượu mãn tính, xơ gan. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán là viêm loét dạ dày tá tràng (đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn) trên 3 tháng cần phải quan tâm đến ký sinh trùng này để tránh bỏ sót chẩn đoán, từ đó việc điều trị sẽ có hiệu quả hơn.

Biểu hiện toàn thân do giun lươn

Biểu hiện toàn thân của bệnh nhiễm giun lươn được ghi nhận rất đa dạng, bao gồm: mệt mỏi, sụt cân, thiếu máu, sốt, ngứa, nổi mề đay. Nổi bật nhất là mệt mỏi chiếm hơn 65% và sụt cân cũng khá phổ biến, trên 26%. Sụt cân chiếm tỉ lệ rất cao ở những bệnh nhân nhiễm giun lươn, nguyên nhân do cơ thể kém hấp thu thức ăn, chán ăn lâu ngày, từ đó dẫn đến thiếu máu nhẹ, suy nhược. Kế đến là sốt chiếm hơn 17%, thiếu máu hơn 13%, còn lại là ngứa. Triệu chứng nổi mề đay ở giai đoạn đầu của bệnh nhiễm giun lươn, tuy nhiên không nhiều.

11 mẹo với bé lười ăn

Thật không dễ dàng khi trong nhà xuất hiện một bé lười ăn vì cha mẹ thường phải dành rất nhiều thời gian và công sức để ‘chiến đấu’ với bé.

11 mẹo với bé lười ăn 

Dưới đây là gợi ý giúp bạn cải thiện vấn đề, từ Realmomguide:

1. Tạo tâm lý cạnh tranh

Phần lớn các bé đều thích sự thách thức; chẳng hạn, nếu có ai đó giành món đồ chơi của bé và nói “Cái này của cô”, bé sẽ phản ứng bằng cách chạy nhanh tới, lấy lại món đồ của mình. Tương tự, bạn (hoặc những thành viên khác trong gia đình) có thể chọn lấy một món ăn bày trên đĩa, để trước mặt bé và nói: “Cái này của mẹ”.

2. Loại trừ đồ ăn vặt

Bởi vì khi bé đã no bụng bởi snack, bé sẽ không còn cảm giác thèm ăn vào những bữa chính.

3. Thức ăn trước, hoa quả sau

Nguyên tắc là sau khi bé đã hoàn thành bữa chính, bé sẽ nghỉ ngơi trong vòng một giờ đồng hồ. Cuối cùng, bé sẽ được thưởng thức món hoa quả yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước lọc là đồ uống chính, bên cạnh nước hoa quả tươi.

4. Làm mẫu cho bé

Không nên cho bé ăn một món từ ngày này sang ngày khác; thay vào đó, tự bản thân bạn nên thử những món mới và để bé bắt chước. Nên tạo điều kiện cho bé thưởng thức hương vị của nhiều loại thức ăn.

5. Khẩu phần nhỏ

Một bát cháo đầy tới ngọn thường quá sức với các bé, bạn có thể chia bát cháo này thành 2 phần nhỏ và khuyến khích bé ăn hết một nửa trước. Nếu bé tiếp tục ăn hết chỗ cháo còn lại thì không còn gì tốt bằng; tuy nhiên, nếu bé chỉ ăn hết một nửa số cháo đó, bạn cũng không nên quá lo lắng. Suy cho cùng, dạ dày của bé vẫn còn nhỏ nên chưa thể chứa một lượng thức ăn lớn cùng lúc.

6. Tạo đồ ăn theo cách vui nhộn

Thay vì việc bạn đưa cho bé những miếng phômai bình thường, bạn có thể dùng tăm (dĩa) khắc lên mặt miếng phômai thành hình vui nhộn. Sau đó, bạn đặt tên cho miếng phômai đó là “mặt trời nhỏ” hoặc “chú hề vui tính”. Các bé thường thích đồ ăn nếu trông nó mới lạ.

7. Cùng bé tham gia nấu ăn

Các bé có xu hướng ăn nhiều hơn với những thứ mà bé được tự tay làm; vì thế, bạn có thể hướng dẫn bé cùng xếp hoa quả hoặc trang trí rau trên đĩa.

8. Không dùng thức ăn để dỗ bé

Lúc đầu, bé có thể ăn được nhiều hơn một chút nhưng sau đó, chính điều này sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Bạn cũng không nên dùng những món tráng miệng để làm phần thưởng khi bé hoàn thành bữa chính.

9. Để bé ngồi cùng bàn ăn

Cho dù bé không muốn ăn, bạn vẫn nên để bé ngồi cùng mâm với các thành viên khác trong suốt bữa ăn. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng nếu bé chịu ngồi bên cạnh bạn nửa giờ đồng hồ, nhiều khả năng, bé sẽ muốn ăn thứ gì đó.

10. Cha mẹ nên kiên trì và bình tĩnh

Bạn khó mà ép bé ăn được theo ý muốn. Các chuyên gia cho rằng, có một số giai đoạn hoặc với một nhóm bé, tình trạng lười ăn dường như “hết thuốc chữa”. Cha mẹ nên tự động viên: “Khi đói, bé sẽ ăn thôi” và tiếp tục kiên trì chăm bé ăn.

11. Kiểm tra lượng kalo hàng ngày của bé

Với một bé kén ăn, bạn nên cẩn thận nhẩm tính lượng dinh dưỡng mà bé dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Sau đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để tìm cách cân bằng năng lượng cho bé.