Hiển thị các bài đăng có nhãn Không phân nhóm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không phân nhóm. Hiển thị tất cả bài đăng

Khắc phục quầng thâm quanh mắt

Vùng da dưới mắt mỏng và hơi trong suốt nên có thể trông thấy những mạch máu bên trong, thường có màu tối và hơi xanh. Lớp mỡ dưới mắt và những cơ nâng đỡ chúng thường bị nhão đi theo thời gian khiến vùng da này trông càng không đẹp. Làm thế nào khắc phục ?

Khắc phục quầng thâm quanh mắt



Quầng thâm quanh mắt không chỉ là kết quả của nhiều đêm không ngủ mà còn vì nhiều nguyên nhân:

1. Do di truyền.

2. Do bạn ngủ không đủ khiến việc tuần hoàn máu không tốt, dẫn tới làn da nhợt nhạt và mạch máu càng nhìn rõ hơn.

3. Khi bạn đang bị dị ứng. Lúc này cơ thể phải chống chọi với tác nhân gây dị ứng nên những mạch máu quanh mắt giãn nở và sậm màu đi.

4. Bạn dư muối trong cơ thể. Nếu bạn hút thuốc, uống nhiều bia rượu hoặc dùng quá nhiều thực phẩm làm sẵn (chứa nhiều muối), mạch máu dưới mắt bị trữ nước và trở nên dễ thấy.


5. Bạn hay dụi mắt. Việc dụi mắt nhiều làm vùng da dưới mắt thường xuyên bị chà xát, ửng đỏ và da có màu hơi giống bị bầm.


Cách đơn giản để khắc phục:

1. Dùng kem dưỡng mắt có nhiều vitamin K. Vitamin K giúp làm giãn và nhạt màu mạch máu dưới da.

2. Đắp mắt với túi trà xanh. Nước mát và caffeine giúp làm co mạch máu và nhạt màu vùng da dưới mắt.

3. Dùng màu mắt để “ngụy trang”. Bạn có thể dùng kem che khuyết điểm màu hơi sáng hơn màu da để che đi phần thâm quầng. Sau đó, phủ phấn nền và trang điểm.

4. Ngủ kê gối cao, đểmạch máu quanh mắt không trữ chất lỏng và làm thâm.


5. Uống đủ nước. Nước giúp làm da vùng mắt căng mịn và làm nhạt màu thâm.


Theo Phụ nữ

Giun lươn có thể gây nhiều bệnh

Nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện (BV) Cấp cứu Trưng Vương (TPHCM) vì có những triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng kết quả xét nghiệm là do bệnh nhân nhiễm giun lươn. Ở đường tiêu hóa, bệnh nhân nhiễm giun lươn thường được chẩn đoán nhầm với các bệnh lý dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa.

Giun lươn có thể gây nhiều bệnh 


Thêm một thủ phạm gây viêm dạ dày

Tỉ lệ nhiễm giun lươn trên các bệnh nhân có triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng gần 30%. Đây là vấn đề mà từ trước đến nay chưa được y văn đề cập và đây là tỉ lệ khá cao. Theo bác sĩ Bùi Trọng Hợp, BV Cấp cứu Trưng Vương, người nhiễm giun lươn nếu có biểu hiện bệnh lý thì triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như viêm loét dạ dày, tá tràng, suy nhược cơ thể. Tùy vào vị trí ký sinh mà giun lươn gây triệu chứng lâm sàng tương ứng nên rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý nội ngoại khoa khác. 100% bệnh nhân nhiễm giun lươn đều bị viêm dạ dày ở các vị trí khác nhau. Chủ yếu là viêm hang vị, kế đến là phình vị, còn lại là tổn thương ở những nơi khác của dạ dày. Trong đó, tỉ lệ soi phân tìm ấu trùng giun lươn lại rất thấp, khoảng 5%-10% vì ấu trùng có rất ít trong phân, do đó soi phân hoặc cấy phân cũng không phải là phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh nhiễm giun lươn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tuyết, BV Cấp cứu Trưng Vương, cho biết biểu hiện ở đường tiêu hóa rất đa dạng và khó phân biệt với bệnh lý dạ dày, tá tràng do nguyên nhân khác. Triệu chứng đau thượng vị chiếm tỉ lệ cao nhất là 86%, kế đến là chán ăn hơn 60%, ngoài ra các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy chiếm khoảng 30%-40%, triệu chứng đau bụng, bụng chướng hơi chiếm tỉ lệ thấp khoảng 26%.

Bệnh diễn tiến âm thầm

Hơn 50% bệnh nhân nhiễm giun lươn làm nghề nông hoặc nghề có tiếp xúc với đất. Bác sĩ Ngô Hùng Trí, BV Cấp cứu Trưng Vương, khẳng định đây là những nghề có nhiều yếu tố thuận lợi dễ bị nhiễm giun lươn. Đặc biệt giun lươn có chu trình tự nhiễm, nếu không được điều trị sẽ tồn tại trong cơ thể vài ba chục năm. Bệnh diễn tiến âm thầm, không rõ rệt, khiến người bệnh và thầy thuốc ít quan tâm. Thế nhưng, nếu vì lý do gì mà sức đề kháng giảm đi hoặc người bệnh dùng corticoid kéo dài, giun lươn sẽ có cơ hội bộc phát gây bệnh nặng. Thuốc ức chế acid dạ dày cũng làm cho môi trường dạ dày giảm sức kháng khuẩn, làm cho giun lươn dễ xâm nhập dạ dày hơn. Trong số các bệnh nhân đến điều trị tại BV Cấp cứu Trưng Vương, có đến hơn phân nửa sử dụng thuốc kháng acid dạ dày.

Qua khảo sát, các bác sĩ ghi nhận gần 87% bệnh nhân có những bệnh khác ngoài tình trạng nhiễm giun lươn, như hơn 56% bệnh nhân đau dạ dày trên 5 năm hoặc bị tiểu đường, hen phế quản, viêm khớp, suy thượng thận, viêm xoang... Chính việc điều trị những bệnh này bằng thuốc ức chế miễn dịch, ức chế acid dạ dày đã tạo thuận lợi cho bệnh nhiễm giun lươn. Ngoài các bệnh kể trên, các bác sĩ còn lưu ý những bệnh lý thuận lợi cho giun lươn bùng phát như ung thư dạ dày, nhiễm HIV, nghiện rượu mãn tính, xơ gan. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán là viêm loét dạ dày tá tràng (đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn) trên 3 tháng cần phải quan tâm đến ký sinh trùng này để tránh bỏ sót chẩn đoán, từ đó việc điều trị sẽ có hiệu quả hơn.

Biểu hiện toàn thân do giun lươn

Biểu hiện toàn thân của bệnh nhiễm giun lươn được ghi nhận rất đa dạng, bao gồm: mệt mỏi, sụt cân, thiếu máu, sốt, ngứa, nổi mề đay. Nổi bật nhất là mệt mỏi chiếm hơn 65% và sụt cân cũng khá phổ biến, trên 26%. Sụt cân chiếm tỉ lệ rất cao ở những bệnh nhân nhiễm giun lươn, nguyên nhân do cơ thể kém hấp thu thức ăn, chán ăn lâu ngày, từ đó dẫn đến thiếu máu nhẹ, suy nhược. Kế đến là sốt chiếm hơn 17%, thiếu máu hơn 13%, còn lại là ngứa. Triệu chứng nổi mề đay ở giai đoạn đầu của bệnh nhiễm giun lươn, tuy nhiên không nhiều.

11 mẹo với bé lười ăn

Thật không dễ dàng khi trong nhà xuất hiện một bé lười ăn vì cha mẹ thường phải dành rất nhiều thời gian và công sức để ‘chiến đấu’ với bé.

11 mẹo với bé lười ăn 

Dưới đây là gợi ý giúp bạn cải thiện vấn đề, từ Realmomguide:

1. Tạo tâm lý cạnh tranh

Phần lớn các bé đều thích sự thách thức; chẳng hạn, nếu có ai đó giành món đồ chơi của bé và nói “Cái này của cô”, bé sẽ phản ứng bằng cách chạy nhanh tới, lấy lại món đồ của mình. Tương tự, bạn (hoặc những thành viên khác trong gia đình) có thể chọn lấy một món ăn bày trên đĩa, để trước mặt bé và nói: “Cái này của mẹ”.

2. Loại trừ đồ ăn vặt

Bởi vì khi bé đã no bụng bởi snack, bé sẽ không còn cảm giác thèm ăn vào những bữa chính.

3. Thức ăn trước, hoa quả sau

Nguyên tắc là sau khi bé đã hoàn thành bữa chính, bé sẽ nghỉ ngơi trong vòng một giờ đồng hồ. Cuối cùng, bé sẽ được thưởng thức món hoa quả yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước lọc là đồ uống chính, bên cạnh nước hoa quả tươi.

4. Làm mẫu cho bé

Không nên cho bé ăn một món từ ngày này sang ngày khác; thay vào đó, tự bản thân bạn nên thử những món mới và để bé bắt chước. Nên tạo điều kiện cho bé thưởng thức hương vị của nhiều loại thức ăn.

5. Khẩu phần nhỏ

Một bát cháo đầy tới ngọn thường quá sức với các bé, bạn có thể chia bát cháo này thành 2 phần nhỏ và khuyến khích bé ăn hết một nửa trước. Nếu bé tiếp tục ăn hết chỗ cháo còn lại thì không còn gì tốt bằng; tuy nhiên, nếu bé chỉ ăn hết một nửa số cháo đó, bạn cũng không nên quá lo lắng. Suy cho cùng, dạ dày của bé vẫn còn nhỏ nên chưa thể chứa một lượng thức ăn lớn cùng lúc.

6. Tạo đồ ăn theo cách vui nhộn

Thay vì việc bạn đưa cho bé những miếng phômai bình thường, bạn có thể dùng tăm (dĩa) khắc lên mặt miếng phômai thành hình vui nhộn. Sau đó, bạn đặt tên cho miếng phômai đó là “mặt trời nhỏ” hoặc “chú hề vui tính”. Các bé thường thích đồ ăn nếu trông nó mới lạ.

7. Cùng bé tham gia nấu ăn

Các bé có xu hướng ăn nhiều hơn với những thứ mà bé được tự tay làm; vì thế, bạn có thể hướng dẫn bé cùng xếp hoa quả hoặc trang trí rau trên đĩa.

8. Không dùng thức ăn để dỗ bé

Lúc đầu, bé có thể ăn được nhiều hơn một chút nhưng sau đó, chính điều này sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Bạn cũng không nên dùng những món tráng miệng để làm phần thưởng khi bé hoàn thành bữa chính.

9. Để bé ngồi cùng bàn ăn

Cho dù bé không muốn ăn, bạn vẫn nên để bé ngồi cùng mâm với các thành viên khác trong suốt bữa ăn. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng nếu bé chịu ngồi bên cạnh bạn nửa giờ đồng hồ, nhiều khả năng, bé sẽ muốn ăn thứ gì đó.

10. Cha mẹ nên kiên trì và bình tĩnh

Bạn khó mà ép bé ăn được theo ý muốn. Các chuyên gia cho rằng, có một số giai đoạn hoặc với một nhóm bé, tình trạng lười ăn dường như “hết thuốc chữa”. Cha mẹ nên tự động viên: “Khi đói, bé sẽ ăn thôi” và tiếp tục kiên trì chăm bé ăn.

11. Kiểm tra lượng kalo hàng ngày của bé

Với một bé kén ăn, bạn nên cẩn thận nhẩm tính lượng dinh dưỡng mà bé dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Sau đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để tìm cách cân bằng năng lượng cho bé.

Trẻ phát bệnh vì gối thảo dược

Gối thảo dược dành cho trẻ không những không có tác dụng như quảng cáo mà còn có thể gây hại, bởi chúng có mùi khó chịu, gây kích ứng đường hô hấp...

Trẻ phát bệnh vì gối thảo dược


Nghe nhiều người nói về gối thảo dược giúp trẻ dễ ngủ, chống mồ hôi trộm và đặc biệt là có tác dụng giảm bớt nóng nực mùa hè, chị Đinh Ngọc Minh (ngõ 671 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cũng tìm mua một bộ về cho cậu con trai mới hơn tháng tuổi. Bộ gối thảo dược gồm một gối đầu và hai gối chặn có giá tới 180.000 đồng, nhưng con trai chị Minh cứ cự nự, khó chịu, không chịu nằm, và mồ hôi đầu vẫn ra thấm ướt cả gối.

Thành phần thảo dược bên trong lõi gối được ghi trên bao bì gồm đinh lăng, hương nhu và một số loại thảo dược khác - không biết rõ là những loại gì nhưng gối cứ toả ra mùi hăng hắc, ngai ngái như mùi thuốc Bắc khiến bé khó chịu không ngủ được.

Cũng như chị Minh, chị Phương Khánh, Thu Ý và nhiều bà mẹ khác cùng chia sẻ trên diễn đàn về những “kinh nghiệm” bỏ xó các loại gối thảo dược chỉ vì con không chịu được mùi hăng của lá cây và tác dụng của gối thì cũng không như quảng cáo, thậm chí còn làm cho các bé bứt rứt, khó chịu và quấy khóc.

Tại một số cửa hàng bán đồ trẻ em trên phố Sơn Tây, Thái Hà, Lãn Ông (Hà Nội), khi hỏi mua gối thảo dược, người mua sẽ nhận được vô số những lời tư vấn trên trời - nào là gối có tác dụng đuổi muỗi, làm mát đầu, chống ra mồ hôi trộm, đặc biệt các loại gối có thành phần thảo quyết minh còn giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc, không giật mình.

Giá cả cũng đa dạng từ hai ba chục đến khoảng 200.000 đồng mỗi chiếc, tùy theo chủng loại, có loại gối ép chân không, có bao bì đóng gói cẩn thận cho đến cả những loại được may cẩu thả, đóng gói nilon sơ sài và không có thông tin gì hơn ngoài mấy dòng quảng cáo phóng đại công dụng.

Tuy nhiên, ngay cả đối với những loại gối có tên tuổi nhà sản xuất đàng hoàng, khi được hỏi về sự khác biệt trong thành phần thảo dược giữa gối người lớn và trẻ em thì những người bán hàng khẳng định “đã là thảo dược thì ai chẳng dùng được, đều là thành phần thiên nhiên nên lành lắm”.

Lương y, bác sĩ Phó Đức Thảo - nguyên cán bộ Viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết không phải các loại thảo dược đều lành tính và có thể dùng thế nào cũng được. Thảo dược nếu dùng không đúng loại, đúng cách thậm chí sẽ có những tác dụng không tốt đối với cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.

Ông Thảo khẳng định các loại lá hương nhu, đinh lăng hay thảo quyết minh, hoàn toàn không có tác dụng như quảng cáo. Lá hương nhu chủ yếu có tác dụng chữa cảm và tuyệt đối không dùng cho những người ra mồ hôi nhiều, rễ và lá cây đinh lăng có thể dùng làm thuốc bổ; thảo quyết minh có tác dụng giúp ngủ ngon. Tuy nhiên các công dụng của những loại lá nói trên chủ yếu khi kết hợp với một số loại khác, sắc lấy nước uống, chứ thực tế không có tác dụng gì nếu chỉ để lót gối nằm.

Vùng đầu, gáy của trẻ nhỏ thường rất nóng, trẻ lại nằm nhiều nên tốt nhất là các bà mẹ có thể làm gối bằng vỏ đỗ xanh theo phương pháp cổ truyền dân gian. Vỏ đỗ xanh có tính mát, vừa có tác dụng thanh nhiệt, thông kinh lạc, giúp giảm nguy cơ nóng sốt ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, gối vỏ đỗ phải được làm cẩn thận từ loại vỏ đỗ đã đãi sạch, lọc rửa sạch sẽ và phơi hoặc sao thật khô, phòng trường hợp bị ẩm mốc dễ sinh các con bọ nhỏ.

Còn theo bác sĩ Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103, khi chọn gối nên chọn chất liệu vỏ gối là vải thô, thoáng mát và thấm mồ hôi. Các loại gối vỏ đỗ cũng là lựa chọn tốt cho trẻ vì không có mùi và giữ vùng đầu gáy trẻ được thoáng khí. Hoàn toàn không nên dùng gối thảo dược vì mùi lá hắc dễ gây kích thích đường hô hấp, làm trẻ khó chịu. Ngoài ra, da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, những loại lá này cũng có thể làm kích ứng da, gây dị ứng cho trẻ.

Nhiều người không biết rõ nội tạng mình nằm ở đâu

Nhiều công dân Anh không thể xác định được vị trí các nội tạng chính trong cơ thể, như tim, thận... Cuộc khảo sát mới của Đại học Hoàng gia London cho thấy kiến thức về giải phẫu của công chúng không hề cải thiện so với 40 năm trước.

Nhiều người không biết rõ nội tạng mình nằm ở đâu

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra trên 700 người, yêu cầu họ nhìn vào hình vẽ cơ thể của đàn ông và phụ nữ, xác định vị trí các nội tạng trong cơ thể.

Chưa đầy 50% trong số đó nói đúng vị trí của trái tim và dưới một phần ba có thể đặt phổi vào đúng chỗ. Tuy nhiên, hơn 85% số người được hỏi trả lời chính xác vị trí của ruột.

Những người được hỏi thuộc về hai nhóm, một nhóm có vẻ khỏe mạnh, và những người khác từng phải điều trị một căn bệnh liên quan đến các nội tạng cụ thể. Tuy nhiên ngay cả trong nhóm bệnh nhân này, nhận thức của họ cũng không khá hơn.

Hơn một nửa số người từng có bệnh ở thận không chỉ được chính xác vị trí của nội tạng này. Chưa đầy 30% cộng đồng nói chung làm được điều đó.

Tuy nhiên, các bệnh nhân gan thực hiện tốt hơn, với 73,5% xác định đúng bộ phận đào thải chất độc, so với 46% cộng đồng chung.

Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này hầu như không thay đổi so với một khảo sát thực hiện trong năm 1970.

"Chúng tôi cứ ngỡ rằng việc cải tiến giáo dục, bùng nổ truyền thông và internet, sự gia tăng các chuyên đề sức khỏe trong thời gian qua sẽ dẫn tới những cải thiện đáng kể trong kiến thức giải phẫu của bệnh nhân", trưởng nhóm nghiên cứu John Weinman cho biết.

"Nhưng hóa ra, chẳng có thay đổi nào đáng kể trong từng ấy năm".

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này làm dấy lên mối lo ngại về việc giao tiếp giữa bác sĩ - bệnh nhân, và từ đó có thể nói lên chất lượng của việc chăm sóc y tế hiện nay.

Làm đẹp da cùng khoai tây

Khoai tây không chỉ là thực phẩm thông dụng mà còn là một loại “dược phẩm” điều trị tình trạng viêm nhiễm da, mụn trứng cá.

Khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, riêng khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao.
Đối với sức khỏe, khoai tây vừa là loại thực phẩm tốt cho huyết áp, giữ cho huyết áp ổn định vừa cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thành mạch tim.

Bên cạnh đó các loại mặt nạ đơn giản, dễ làm từ khoai tây còn giúp tăng cường độ ẩm cho làn da mất nước và cân bằng độ ẩm cho làn da dầu.

Làm đẹp da cùng khoai tây 

Dưới đây là vài cách chăm sóc da đơn giản từ khoai tây:

Nước ép từ khoai tây: bôi lên mặt, để một lúc giúp các thành phần trong khoai tây thấm vào da, dùng đều đặn và kiên trì có tác dụng làm sáng da.

Giảm mụn trứng cá: Đối với các nốt mụn trứng cá mới xuất hiện hoặc trứng cá bọc do bị viêm lâu ngày, dùng nước ép khoai tây thấm vào miếng gạc hoặc bông cotton (bông tẩy trang) đắp lên các vết mụn, thành phần đặc biệt trong khoai tây sẽ giúp vết thương mau lành và giảm tình trạng viêm một cách nhanh chóng.

Mặt nạ sáng da: Khoai tây cũng được sử dụng như mặt nạ trực tiếp bằng cách đắp các lát khoai tây lên mặt, dùng trong một thời gian sẽ thấy được hiệu quả mềm da, sáng da và đẹp da.

Giảm vết nhăn: Dùng mặt nạ từ khoai tây và dâu tây. Công thức gồm: 3 quả dâu tây, 1 thìa sữa tươi và ½ củ khoai tây hấp chín nghiền nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp, bôi lên da mặt đã rửa sạch, dùng trước khi đi ngủ, giữ trong 30 phút rồi rửa sạch mặt lại với nước ấm.

Chăm sóc vùng da mắt: Cắt khoai tây đã rửa sạch vỏ thành lát, đắp lên mắt sẽ giúp giảm thiểu các vết nhăn ở đuôi và khóe mắt.

Cung cấp độ ẩm cho da khô và mất nước: Hấp chín một củ khoai tây to. Nghiền nhuyễn và thêm vào vài thìa kem tươi để làm mềm. Thêm vào vài giọt tinh dầu quả hạnh (có thể thay bằng tinh dầu ôliu, trộn đến khi hỗn hợp có độ sệt và kết dính tốt, nếu vẫn chưa mềm hãy thêm vào vài thìa kem tươi. Mặt nạ này có hiệu quả làm mềm da tuyệt vời, rất phù hợp cho người có làn da mất nước, muốn làm tươi mới da và tăng cường độ ẩm cho da.

Cho da dầu: Dùng khoai tây đã nấu chín, nghiền nhuyễn trộn với 1 thìa bột yến mạch để làm mặt nạ, sẽ có tác dụng cân bằng độ ẩm, giảm độ nhờn trên da.

Chăm sóc vùng da cổ: Rửa sạch 1 củ khoai tây, hấp chính, bóc vỏ rồi nghiền nhuyễn. Cho vào 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa mật ong, 1 chút dầu thực vật (làm từ các loại quả) và 10 giọt chanh tươi. Trộn cho hỗn hợp sệt và mềm. Cho hỗn hợp lên một miếng bông cotton hoặc một miếng gạc rồi đắp lên cổ. Để trong 20 phút rồi rửa sạch da vùng cổ với nước lạnh.