Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Ty qua ( dây mướp)

(Tả nhiệt lương huyết ôn thông kinh lạc)
  • Tính vị: ngọt, bình

  • Công dụng:
  1. Lương huyết giải độc, trừ phong hóa đàm

  2. Tuyên thông kinh lạc, hành huyết bài nùng ( dây già có sợi xơ xuyên suốt, giống kinh lạc đi trong người dẫn khí

  3. Tiêu phù thũng
  • Chủ trị:
Chứng âm phong băng lậu, ung thũng, hoạt trường hạ nhũ. (Nước rễ và thân còn gọi là thiên la thủy, tác dụng tiêu đàm thủy, thanh nội nhiệt, trị phế ung, phế nuy thần hiệu, có nhiều tài liệu cho rằng thiên la thủy có tác dụng làm đẹp rất công hiệu).

Ty qua ( dây mướp)
  • Ứng dụng lâm sàng:
  1. Dùng cho trường hợp ho đờm do phế nhiệt ( viêm phế quản, viêm phổi), trẻ con, người già đều dùng được.

  2. Nếu trẻ viêm phế quản cấp, có sốt, đờm khó khạc, có thể dùng trên cơ sở bài ma hạn thạch cam thang gia thêm ty qua 6-9g, có thể tăng tác dụng thanh nhiệt, khứ đàm.

  3. Những năm gần đây đã ứng dụng ty qua lạc điều trị viêm phế quản mạn tính ở người già cũng có tác dụng chỉ khái, khứ đàm nhất định nhưng hiệu quả không bằng ty qua đằng.

  4. Dùng cho trường hợp tổn thương, sưng đau do bị đánh, đặc biệt thắt lưng, ngược sườn đau đớn thường dùng với thuốc hành khí chỉ thống, như chỉ xác, sài hồ, phương như: thông lạc chỉ thống thang.

  5. Dùng cho đau khớp, cơ nhục do phong thấp, đặc biệt thích hợp với chứng sưng đau cục bộ, tiểu tiện bất lợi thuộc nhiệt tý phối hợp với tang chi,phòng kỷ, phương như tang tiêm thang hoặc gia thêm thuốc thanh nhiệt tả hỏa cũng được.

  6. Ngoài ra, mùa hè cảm phải thử nhiệt, tứ chi mệt mỏi, tiểu tiện ngắn đỏ, có thể dùng ty qua lạc, đông qua bì, sinh ý dĩ đều 30g sắc uống

  • Phương thuốc điển hình:

Thông lạc chỉ thống thang: ty qua lạc 12g, quất lạc 6g, chỉ xác 6g, sài hồ 6g, bạch thược 10g, nhũ hương thán 6g, một dược thán 6g sắc uống

Khổ luyện tử

Khổ luyện tử (Fructus Brucae Javamiceae)


Còn có tên là cây Cứt dê, Khổ sâm cho hạt, Sầu đâu rừng, Sầu đâu cứt chuột, Xoan rừng, Cứt cò (Vĩnh linh), Hạt bỉnh (Nghệ an), Khổ luyện tử.

Bộ phận làm thuốc là quả chín phơi khô của cây Sầu đâu rừng (Brucea Javanica (L) Merr) thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).

Khổ luyện tử

Tính vị qui kinh:


Vị đắng tính hàn, có ít độc, qui kinh Can và Đại tràng.

Thành phần chủ yếu:


+ Theo sách Đỗ tất Lợi, trong quả Nha đảm tử có 23% dầu (hoặc 50%, nếu chỉ tính đối với nhân), dầu lỏng màu trắng, có chất glucozit gọi là Kosamin, chất tanin, chất men có thể là men thủy phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin.

Tác dụng dược lý:


Tác dụng diệt amip dạng hoạt động (nguyên trùng), in vitro và in vivo đều có tác dụng. Nhưng đối với lî mạn tính và lî trực khuẩn tác dụng kém hơn. Thuốc có tác dụng tẩy giun đũa, giun móc, sán, hấp huyết trùng, trùng roi trichomonas.

Tác dụng chống sốt rét: Trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của nguyên trùng sốt rét trong gà.

Tác dụng kháng virut: Thuốc có tác dụng ức chế virut cúm típ A PR8.

Tác dụng chống tế bào ung thư.

Nha đảm tử tương đối độc, độc tính chủ yếu là phần đắng hòa tan trong nước. Liều dùng 50 của nước sắc là 0,48g/kg. Thuốc dùng ngoài da dễ gây phản ứng, tại chỗ mạnh ở da và niêm mạc. Thuốc uống thường gây đau bụng, khó chịu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, váng đầu, rã rời chân tay. Tỷ lệ gây nhiễm độc thuốc khoảng 78,3%, còn có thể gây xung huyết nội tạng và xuất huyết, rối loạn hô hấp, khó thở. Thời gian dùng thuốc kéo dài có tích lũy độc. Không nên dùng với người có bệnh đường ruột, chức năng gan thận giảm, phụ nữ có thai và trẻ em.

Chủ trị:


Là thuốc chủ yếu trị sán khí

Cũng điều trị thương hàn cuồng nhiệt, phúc thống nhiệt quyết, tâm thống, trị các chứng mụn nhọt sang thương

Ứng dụng lâm sàng:


1.Trị lị amíp cấp: dùng Nha đảm tử 12 cái bọc nhựa chia 3 lần uống trong ngày, đồng thời dùng 20 hạt ngâm trong 200ml nước sau 2 giờ ( ngâm vào 200ml dung dịch 1% natri bicacbonat sau 1 giờ đến 2 giờ thụt rửa đại tràng, mỗi ngày 1 lần, 10 ngày là một liệu trình. Trị 65 ca, kết quả trước mắt 94% (Tạp chí Trung y 1956,1:6).

2.Trị sốt rét: dùng Nha đảm tử nhân đã khử dầu tán nát, mỗi lần 12 hạt viên bọc nhựa, ngày uống 3 lần, uống trước bữa ăn

Theo GS Đỗ tất Lợi để chữa sốt rét ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1g quả sau bữa ăn. Uống liều 4 – 5 bgày. Phụ nữ có thai vẫn dùng được.

3.Trị mụn cóc: dùng nhân Nha đảm tử tiệt trùng bằng cao áp nghiền nhỏ đắp (trước khi đắp nên rửa bằng cồn hoặc cồn iod, dùng dao vô trùng rạch nhẹ da chảy tí máu), dán băng kín kiêng nước, sau 8 ngày mở ra, nếu chưa rụng bôi cao mềm acid boric, đã trị khỏi 200 ca không để sẹo

4.Trị nốt ruồi: dùng Nha đảm tử cả vỏ (lượng 3 – 5g giã nát vụn bỏ vào lọ, cho vào một dung tích cồn 75% bằng lượng thuốc ngâm một ngày đêm, thuốc thấm với tăm bông bôi vào nốt ruồi, ngày 2 – 3 lần, kết quả tốt

5.Trị chai chân: dùng 11 – 13 nhân Nha đảm tử giã nát trộn với 1,5g bột Salicylate cho đều, cho thuốc vào băng keo, cắt thủng 1 lỗ bằng vùng bị chai một miếng băng keo khác dán lên chỗ chai rồi dán thuốc vào, cứ 10 ngày thay một lần

6.Trị ung thư: dùng dầu Nha đảm tử chế thành thuốc tiêm tĩnh mạch đã thử nghiệm dược lý trên cơ thể nhận thấy thuốc có tác dụng đối kháng với nhiều loại tế bào ung thư. Theo kết quả báo cáo của 16 đơn vị đã dùng trị 388 ca ung thư thời kỳ giữa và cuối, tỷ lệ có kết quả 71,6%. Đối với ung thư thực quản, dạ dày, trực tràng, cổ tử cung có kết quả nhất định, đối với ung thư phổi đã di căn lên não có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Thuốc còn có tác dụng miễn dịch và làm tăng tế bào bạch cầu

Liều lượng thường dùng và cách dùng:


Mỗi lần 10 – 15 hạt (trị sốt rét), 10 – 30 hạt (trị lị), hoặc 1,5 – 2,0g bỏ vỏ dùng nhân. Thuốc rất đắng không nên cho vào thuốc sắc mà cho vào bọc nhựa uống. Hoặc ép bỏ dầu chế thành hoàn hoặc viên. Dùng ngoài tùy yêu cầu. Liều trẻ em 1 hạt cho mỗi tuổi.

Thuốc gây kích ứng dạ dày và ruột, hại gan thận, bệnh khỏi nên ngưng thuốc ngay, không được kéo dài. Không nên dùng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan, thận, có tiền sử chảy máu ruột dạ dày, tỳ vị hư nhược.

Cách dùng thuốc theo sách của GS Đỗ tất Lợi: Viên Nha đảm tử 5mg: Trẻ em 1 tuổi: ngày 2 – 4 viên. Trẻ 2 tuổi: ngày 3 – 6 viên. Trẻ 3 tuổi: ngày 4 – 8 viên. Trẻ 4 tuổi: ngày 5 – 10 viên. Trẻ trên 4 tuổi dùng viên Nha đảm tử 20 mg, mỗi ngày 5 – 10 viên. Có thể uống 15 – 20 viên chia nhiều lần uống, mỗi lần 1 – 2 viên.

Kỵ dùng cho tỳ vị hư hàn

Tiểu Kế ( Herba Cephalanoplosís )

Tiểu kế là vị thuốc dùng toàn cây Tiểu kế Cephalonoplos segetum (Bge.) Kitam hoặc cây Tiểu kế Cephalanoplos setosum (Willd) Kitam, thuộc họ Hoa Cúc ( Asteraceae). Cây này theo GS Đỗ tất Lợi thì chưa thấy mọc ở nước ta nhưng lại mọc khắp nơi ở Trung quốc, cả hai miền Nam Bắc nên cần tìm hiểu thêm.

Tiểu kế còn có tên là Miêu kế, Thích kế thái, Thích nhi thái, Thiên châm thảo.
Tính vị qui kinh: Vị ngọt tính lương. Qui kinh Tâm Can.

Thành phần chủ yếu: Toàn cây có khoảng 0,05% ancaloit, 1,44% saponozit, không có tanin và flavonoit.

Tiểu Kế ( Herba Cephalanoplosís )

Tác dụng dược lý:

1. Tác dụng cầm máu: cho chuột nhắt uống thuốc, thời gian máu chảy rút ngắn rõ. Dùng thuốc nước bơm vào bao tử chuột, cắt đuôi đo thời gian xuất huyết cũng chứng minh thuốc có tác dụng cầm máu.

Thuốc có tác dụng co mạch rút ngắn thời gian máu đông và thời gian prothrombin, dùng thuốc tươi tốt hơn sao thành than.

2. Tác dụng của thuốc đối với huyết áp: nước sắc hoặc nước cồn tiểu kế với liều lượng 70mg/1kg cân nặng chích tĩnh mạch đối với chó, thỏ gây mê có tác dụng tăng áp như adrenalin, nhưng cho bằng đường thụt thuốc vào bao tử thì không có tác dụng tăng áp rõ rệt. Cũng có báo cáo cồn chiết xuất Tiểu kế có tác dụng tăng áp đối với chó mèo và thỏ gây mê.

3. Tác dụng đối với tim mạch: thuốc đối với tim cô lập của ếch và thỏ có tác dụng hưng phấn rõ rệt làm co thắt mạch của tai thỏ và chân chuột lớn.

4. Tác dụng đối với tử cung: Trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng hưng phấn tử cung thỏ cô lập hoặc tại thể, có thai hoặc không nhưng đối với tử cung tại thể của mèo và tim cô lập của chuột lớn thì thuốc lại có tác dụng ức chế.

5. Ngoài ra thuốc có tác dụng an thần, kháng viêm và ức chế tụ cầu vàng.

6. Độc tính của thuốc: Mỗi ngày dùng liều lượng 80g/kg thụt bao tử cho chuột lớn trong vòng 14 ngày liền không có phản ứng nhiễm độc.
Tác dụng: lương huyết, chỉ huyết, giải độc tiêu ung. Chữa trị các chứng lạc huyết, nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, băng lậu, nhiệt độc sang ung.

Chủ trị: thổ nục trường ung, nam nữ xích bạch trọc, an thai

Ứng dụng lâm sàng:

1. Trị các chứng xuất huyết do nhiệt: như chảy máu cam, nôn ra máu, thuốc có tác dụng cầm máu, dùng phối hợp với Đại kế, Trắc bá diệp, Thuyên thảo căn, Mao căn … như dùng trong bài Thập khôi tán ( Thập dược thần thư). Trường hợp nôn ra máu, dùng bài Ngẫu tế ẩm tử ( Thái bình thanh huệ phương) có nước chiết rễ Tiểu kế gia nước Ngẫu tiết tươi, nước Ngưu bàng tươi, nước Địa hoàng tươi.

Trị chảy máu cam, có thể dùng bông tẩm nước Tiểu kế nhét mũi mỗi ngày thay 3 – 4 lần.

2. Trị chứng xuất huyết sau sinh do tử cung co bóp thiểu năng: dùng cao nước Tiểu kế (1:10) mỗi lần 1 – 3ml, ngày uống 3 lần.

3. Phòng trị Kiết lị: Trạm vệ sinh phòng dịch huyện Đại hưng Bắc kinh dùng 100ml thuốc sắc ( có 50g thuốc sống), người lớn mỗi lần uống 50ml, trẻ em giảm liều, uống cách nhật, uống 3 lần, dùng cho những người có tiếp xúc bệnh nhân lị trong 2 – 3 ngày và theo dõi 7 ngày.

Ngoài ra có báo cáo dùng thuốc Tiểu kế làm thuốc lợi tiểu, hạ áp, trị viêm gan, viêm thận, trĩ, đắp ngoài trị ung nhọt.
Liều dùng và chú ý:

Liều uống trong: 10 – 30g. Thuốc tươi dùng 30 – 60g, có thể giã đắp mụn nhọt hoặc vắt nước uống. Đối với mụn nhọt có thể dùng thuốc nấu nước rửa.

Thận trọng lúc dùng đối với bệnh nhân dễ tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, bệnh nhân yếu.

Cam tùng hương

Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.

Tên khác: Khổ di đa, Xạ nan, Nhân thân hương, (Hòa Hán Dược Khảo). Tên khoa học: Valeriana offcinalis L.

Họ khoa học: Valerianaceae.

Tên gọi: Vị này có ở Xuyên Tây Tùng Châu, có vị ngọt (Cam), mùi thơm (hương) nên gọi là Cam tùng hương, sau đó gọi tắt là Cam tùng.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, thân cao hơn 0,3m. Lá sinh từ rễ, trơn hoặc có lông, mép nguyên, đầu nhọn. Hoa sinh ở đỉnh, hoa tán. Thân rễ dưới đất màu vàng, hoặc nâu đậm. Cây này ít thấy ở Việt Nam.


Cam tùng hương

Phân biệt:

(1) Ở Việt Nam dùng cây Sì to (Valeriana jatamansi Joenes) là cây thảo sống lâu, năm cao chứng 25-30cm. Rễ mập chó những khoanh tròn đỏ do vết tích của cuống lá, nhiều rễ con. Lá mọc từ gốc, phiến lá hình tim, 2 mặt có lông mịn. Cụm hoa hình xim ngù, cuống dài 30-40. Hoa nhỏ màu trắng, quả bết dẹt. Cây mọc hoang ở những vùng núi cao lạnh như Sapa thuộc Hoàng Liên Sơn Việt Nam. Kinh nghiệm của dân tộc Mèo đào rễ hay dùng toàn cây rửa sạch phơi khô dùng để trị đau dạ dày do co thắt, an thần, động kinh, sốt cuồng. Có tác dụng  dịu thần kinh chống co thắt như cây Valerana offinalis L của châu Âu. Cây sì to có mùi tinh dầu giống như cây Cam tùnh, một số nơi trong nước ta đã dùng tinh dầu cây Sì to để thể cho Cam tùng.

(2) Ngoài ra còn có cây Nũ lang, Cẩu tích (Valeriana hardwickii Wall), cây thảo cao 1-1,5m có vỏ gốc dày, nhiều sợi. Thân nhẵn có lông trên các đốt, đôi khi cả ở gốc. Lá ở gốc thường héo rụng trước khi cây thành quả. Lá trên thân thường kép lông chim với 3-5 lá chét, nguyên hay khía răng, không cuống, lá chét ở đỉnh cao hơn cả. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim ngù, lá bắc hình bầu dục dài khóa răng. Đài dính với bầu, phía trên nhô lên thành phiến có 10 răng nhọn. Tràng có 5 cánh, dính thành ống ở nửa dưới. Nhị có chỉ nhị ngắn. Bầu hạ giẹp. Quả bế dẹp, có một mặt lồi với 3 đường lồi, mặt kia có một đường lồi mang đài còn lại, các răng cưa của đài biến thành lông như lông chim. Cây có hoa quả từ tháng 10 đến tháng 2. Cây mọc ở ven đường, đá, dựa suối vùng núi cao. Kinh nghiệm nhân gian dùng rễ trị kinh phong, phấn khởi tốt. Đã được nghiên cứu dùng làm thuốc thay vị Valeriana phải nhập nội.

(3) Có nơi dùng cây Nardostacbys jatamansi DC, làm Cam tùng.

Địa lý: Có ở Trung Quốc.

Phần dùng làm thuốc: Thân rễ phơi khô.

Mô tả dược liệu: Thân rễ Cam tùng khô thể hiện hình viên trụ cong, hơi giống con tôm, đầu trên thô khoảng 6-9mm, đầu dưới nhỏ dần, dài khoảng 3cm, bên ngoài màu nâu đậm hoặc đen nâu thô, không phẳng, có vết nhăn ngang khô rõ ràng, mặt hướng lên của đầu trên mọc xiên nhiều phiến vảy, chất màng dày màu đỏ nâu, phần nhiều bị bẻ gãy, chỉ chừa gốc lá hình sợi, trong lớp bọc của lá vẩy có số ít gốc tàn  của thân trên đất, đầu rễ thân rễ thường phân thành vài rễ con, màu nâu đất, có vết rễ, thân rễ nhẹ bộng giòn dễ bẻ gẫy, mặt cắt màu nâu, có mùi thơm nồng nặc đặc biệt, nhưng ngũi gần như có mùi hôi. Trong thương phảm ngoài thân rễ ra, lộn nhiều khối cụt và phiến vả vỡ mụn do rễ kết thành.

Tác dụng : Hành khí giải uất, tiêu trệ chỉ thống.

Tính vị: Vị ngọt, tính ấm, có độc ít.

Tác dụng: lý khí, khai tỳ khí

Chủ trị: Trị Can Vị bất hòa, đau nhức ở vùng vị quản, ăn uống không ngon, bụng ngực căng đau.
Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Trị lao sái (lao phổi): Cam tùng 6 lượng, Huyền sâm 1 cân, tán bột xông ngủi hàng ngày.

+ Trị phong cam răng, ăn hết thịt thấy xương: Cam tùng, Nị phấn, mỗi thứ 7,5g, Lô hội 15g, Thận heo 1 cặp, xắt, sao, tán bột, ban đêm súc miệng xong, dán thuốc vào, có chảy dãi thì nhổ đi, không nuốt

+ Trị đau răng do Thận hư: Cam tùng, Lưu hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột, súc miệng bằng nước nóng xong bôi thuốc vào.

+ Trị da mặt nám đen, đau nhức do phong: Hương phụ tử, Cam tùng mỗi thứ 120g, Hắc khiên ngưu 240g, tán bột, rửa mặt hàng ngày

Tham khảo: Vị này có tác dụng  trấn thống nhưng có độc

+ Kiêng kỵ: Bên trong có hàn thấp trệ cấm dùng