Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Những thực phẩm nên và không nên ăn hấp

Hấp thức ăn là một phương pháp chế biến món ăn giữ lại nhiều dưỡng chất được các bà nội trợ lựa chọn để chế biến thức ăn cho gia đình. Tuy nhiên, không phải món nào cũng có thể sử dụng phương pháp hấp. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn hấp.


Những thực phẩm nên và không nên ăn hấp

Mặc dù bạn có thể hấp mọi thức ăn, nhưng vẫn có những thức ăn thích hợp để hấp hơn so với các loại thức ăn khác:



Thích hợp để hấp:

- Tất cả các loại rau củ

- Tất cả các loại cá

- Bánh bao của người Trung Quốc

- Bánh flan

- Vài thứ ăn tráng miệng

- Thịt trắng (những miếng có chất lượng tốt)

Thức ăn thừa từ hôm trước bạn cất trong tủ lạnh, muốn sử dụng lại bạn có thể dùng cách hấp để hâm lại thức ăn là tốt nhất.

Không thích hợp để hấp:

- Thịt trắng (những miếng cứng cần nấu sôi lại)

- Thịt đỏ (tốt hơn là nên nướng loại thịt này)

- Các món có phô mai: quá nhiều độ ẩm không tốt cho những món này.

- Những món có vị cay, hợp khẩu vị, những món rán, những món bánh ngọt, bánh nướng


Notes:


Hãy đảm bảo rằng bạn không hấp nhiều món cùng một lúc. Bạn có muốn bánh bông lan ở tầng trên của nồi hấp có vị của món atiso ở tầng dưới không?

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim với dầu hạt cải

Sau khi đo mức hấp thu các chất carotenoid trên 29 người ăn salad được trộn bằng các loại dầu mỡ khác nhau như: dầu hạt cải, dầu đậu nành, bơ, các nhà khoa học cho biết dầu hạt cải có hiệu quả hấp thu các chất tốt nhất.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim với dầu hạt cải 

Các nhà khoa học Trường ĐH Purdue (Mỹ) cho rằng trộn salad bằng dầu hạt cải không những giảm tối thiểu được lượng chất béo đưa vào cơ thể mà còn giúp hấp thu tốt nhất các chất carotenoid, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim.

Chỉ cần một lượng nhỏ dầu hạt cải (3 gam/khẩu phần salad) có thể giúp cơ thể hấp thu lượng lớn carotenoid, trong khi phải dùng tới 20 gam dầu đậu nành hay bơ để hấp thu cùng một lượng carotenoid.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết không chỉ dầu hạt cải mà các loại dầu ăn chứa acid béo đơn không bão hòa như dầu ôliu, dầu hoa hướng dương cũng có tác dụng như trên.

Thực phẩm không dành cho người yếu sinh lý

Mỗi người có thể chất và tình trạng sức khỏe khác nhau, vì vậy mà việc sử dụng những thực phẩm thế nào cũng khác nhau. Bài viết này xin được tư vấn những đồ ăn thức uống mà người bị yếu sinh lý cần hạn chế sử dụng hoặc kiêng kỵ hoàn toàn.

Để chống chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp.




Với thể thận dương hư

Biểu hiện: Sợ lạnh, dễ bị cảm, dễ vã mồ hôi, tay chân lạnh, da mặt trắng nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện trong, hay đi tiểu về đêm hoặc đi lâu không hết bãi, có thể có phù thũng, liệt dương, di hoạt tinh, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính lạnh như thịt trâu, cua, ốc, trai, hến, ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút, măng, rong biển, đậu phụ, đậu xanh, giá đỗ, cà rốt, mã thầy, củ đậu, nấm kim châm, táo tây, lê, chuối tiêu, trà hoa cúc, trà bát bảo...

Thực phẩm không dành cho người yếu sinh lý 

Với thể thận âm hư

Biểu hiện: Người gầy, có cảm giác nóng trong, ngực bụng buồn bực không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương, chất lưỡi đỏ khô, ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như thịt dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, tỏa dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá...

Với thể tâm tỳ lưỡng hư

Biểu hiện: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, có cảm giác khó thở, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, hay quên, ngủ kém hay mê mộng, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân, sơn trà, quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá...

Với thể can khí uất kết

Biểu hiện: Tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức hoặc đau nhói, tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo lỏng thất thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo, long nhãn, nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê...

Với thể can kinh thấp nhiệt

Biểu hiện: Vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức đầy trướng khó chịu, ăn kém, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt, tai ù tai điếc, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như đi kiết, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó, thịt dê, đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi hương, đinh hương, thuốc lá, rượu, giấm quá chua, kim anh tử, khiếm thực, hạt sen...

Với thể tâm thận bất giao

Biểu hiện: Tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, hay mê mộng, di mộng hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, vã mồ hôi trộm, tai ù tai điếc, hay hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm nhiều lần, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, giấm quá chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc lá...

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, người suy yếu sinh lý không nên ăn nhiều rau răm, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương.


Phòng bệnh phụ khoa bằng chế độ ăn uống

Bệnh phụ khoa là nỗi lo không chỉ của chị em phụ nữ, mà còn là nỗi lo của cả cánh đàn ông. Cùng tham khảo những cách giúp bạn phòng tránh căn bệnh này nhờ chế độ ăn uống nhé!

 
Một chế độ ăn uống lành mạnh là cơ sở giúp bạn giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa. Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên có bí quyết ăn uống để có cơ thể khỏe mạnh.

Thứ nhất, bạn có thể thường xuyên ăn chuối để giảm nhẹ cơn đau do kinh nguyệt. Chuối chứa một hàm lượng cao vitamin B6. Vitamin B6 có hiệu quả trong việc ổn định tâm trạng thần kinh và làm giảm bớt đau bụng cho bạn.

Thứ hai, bạn có thể thường xuyên ăn các loại thực phẩm có chứa sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu. Nhiều phụ nữ thường hay gặp rắc rối bởi thiếu máu. Tình trạng thiếu máu lâu dài có thể làm giảm chức năng của buồng trứng và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Do đó, bạn phải thường xuyên ăn các loại thực phẩm như gan động vật và rau chân vịt để bổ sung sắt. Ngoài ra, bạn phải tránh uống nhiều trà và cà phê trong thời kỳ kinh nguyệt để đảm bảo sự hấp thu sắt.

Thứ ba, bạn có thể uống sữa nóng với mật ong để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời gian kinh nguyệt. Kali trong sữa có hiệu quả có thể ổn định tâm trạng, giảm đau bụng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Magiê trong mật ong có thể ổn định hệ thống thần kinh trung ương để giảm bớt căng thẳng.

Thứ tư, bạn có thể thường xuyên ăn thực phẩm từ lúa mì và tảo thực vật để ngăn ngừa và điều trị các bệnh về vú. Tiêu thụ một lượng vừa phải thực phẩm mì và tảo có thể duy trì lượng estrogen. Nếu mức độ estrogen trong cơ thể của bạn quá cao sẽ gây ra các bệnh về vú, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ năm, bạn có thể thường xuyên ăn rau và trái cây có vỏ màu đỏ để kiềm chế sự tăng trưởng của các khối u. Các chất thực vật tự nhiên có trong các loại rau và trái cây với vỏ đỏ như táo đỏ và ớt cay có hiệu quả ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư và làm giảm các phản ứng để tạo estrogen. Do đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm trên thường xuyên để ngăn chặn các khối u.

Thứ sáu, bạn có thể ăn các sản phẩm đậu nành để bổ sung estrogen cho cơ thể của bạn. Một mức độ thấp của estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chức năng tình dục và chức năng hoạt động của tim. Nếu lượng estrogen trong cơ thể của bạn thấp, bạn có thể thường xuyên ăn các sản phẩm đậu nành để điều chỉnh nội tiết trong cơ thể.

Thứ bảy, bạn có thể thường xuyên ăn tỏi để ngăn chặn colpomycosis. Các chất dinh dưỡng có lợi chứa trong tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế sự tăng trưởng và sinh sản của candida trong âm đạo phụ nữ.

Thứ tám, bạn có thể bổ sung đầy đủ axit folic để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu cơ thể thiếu axit folic có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung đầy đủ axit folic trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Các loại thực phẩm như rau chân vịt và cá có chứa một hàm lượng acid folic cao. Bạn thường có thể ăn các loại thực phẩm này để hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bệnh sốt rét nên uống như thế nào?

1. Y học hiện đại


Theo y học hiện đại, bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do muỗi Anôphen (còn gọi là muỗi đòn xóc) mang ký sinh trùng sốt rét gây nên. Muốn tránh được bệnh sốt rét biện pháp duy nhất là tiêu diệt muỗi tận gốc và chống muỗi đốt vào người.

Nếu bị muỗi Anôphen đốt thì thường từ 07 đến 14 ngày kể từ khi muỗi đốt, người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, rồi sốt thành cơn có 03 thời kỳ:

-  Thời kỳ rét run: Người bệnh cảm thấy rét từ bên trong, dù có đắp nhiều chăn vẫn thấy rét. Nhưng sờ vào người bệnh thì lại nóng sốt. Thời kỳ này kéo dài từ 15 phút đến 01 giờ.

 - Thời kỳ sốt: Qua cơn rét run là cơn sốt cao. Người bệnh cảm thấy nóng, bứt rứt khó chịu, mặt mày đỏ bừng, đau nhức, mệt mỏi. Thời kỳ này kéo dài từ 01 đến 04 giờ.

 - Thời kỳ ra mồ hôi: đây là thời kỳ kết thúc cơn sốt. Nhiệt độ cơ thể giảm dần, ra mồ hôi nhiều, khát nước, chóng mặt, đầu vẫn nhức, có thể có nôn mửa. Nhưng rồi người bệnh thấy dần dần dễ chịu.

Cơn sốt ở từng người bệnh có khác nhau. Có người bị nhiều cơn rét run trong ngày, cơn sốt thì liên miên không lúc nào dứt. Có người cơn sốt đến hàng ngày hoặc cách ngày (sốt cách nhật). Sự khác nhau này là do các loại ký sinh trùng sốt rét không giông nhau.

Cứ mỗi cơn rét run, hàng triệu hồng cầu bị ký sinh trùng sốt rét phá huỷ, và cứ như thế người bệnh bị thiếu máu, xanh xao. Nếu điều trị tốt, người bệnh sẽ khỏi hẳn, bằng không bệnh sẽ dai dẳng. Da xạm như da chì. Gan và lá lách bị sưng, bụng ỏng dễ dẫn đến suy kiệt. Có người bị biến chứng nặng trở thành sốt rét ác tính, sốt cao, mê man, cuồng sảng, vàng mắt, vàng da, suy thận, đái ít, hoăc đái nước tiểu màu đen (đái ra huyết sắc tố) dẫn đến nguy kịch dễ chết.

Bệnh sốt rét nên uống như thế nào?

2. Y học cổ truyền


Y học cổ truyền gọi là bệnh sốt rét lá “ngược tật” biểu hiện là sốt rồi rét, rét rồi sốt (hàn nhiệt vãng lai) có từng cơn trong ngày, hoăc cách nhật hoặc 03 ngày một cơn. Hay phát vào cuối hạ sang thu, do tà khí bên ngoài xâm nhập vào chính khí vệ khí của cơ thể. Hai bên tranh chấp nhau mới xảy ra hiện tượng nóng rét qua lại. Vì tà khí lấn vào nhiều, ít, nông, sâu khác nhau, nên có hiện tượng từng cơn không giống nhau.

-  Chính ngược: Khi bắt đầu làm cơn thì rùng mình, sởn gai ốc, ngáp vặt, kế đó rét run cầm cập, mình mảy, tay chân bải hoải, mạch trầm huyền. Hết rét rồi lên cơn sốt, trong người toàn thân đều nóng như đốt, nhức đầu như búa bổ, mặt đỏ môi hồng, bứt rứt, khát uống nước lạnh, ngực, sườn đầy tức, đắng miệng, dạ cồn cào, mạch hồng đại mà sác. Cuối cùng khắp người đổ mồ hôi, sốt lui rồi người mát, mạch trở lại bình thường.

-  Ôn ngược: Sốt nhiều mà rét ít, nặng lắm thì có khi chỉ sốt không rét, nhức đầu, tay chân nhức mỏi, khát nứơc, thỉnh thoảng nôn. Ra được mồ hôi là hết sốt, rêu lưỡi vàng hoặc hai bên rìa ở đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

- Đản ngược: Từ ôn ngược biến nặng hơn, chỉ sốt không rét, bứt rứt, vật vã, ngắn hơi, miệng khát, uống nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng lắm thì lưỡi sáng mà khô, người gầy, mạch huyền tế, sác.

- Tân ngược: Rét nhiều mà sốt ít, hoặc chỉ rét không sốt, ngực sườn đầy tức, không khát, mệt mỏi hay nằm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền, trì.

- Ngực mẫu: Sốt rét lâu không khỏi, chính khí hư suy, tà khí và đờm ngưng trệ, kết thành báng bên sườn trái, hàn nhiệt vãng lai, lúc phát lúc không, bụng dạ khó chịu, ăn kém, sức yếu, người gầy nhom, mặt vàng ngoách, mạch nhu tiểu.

Ngoài những cơn của “ngực tật” ra, Y học cổ truyền còn có “chướng ngực” gọi là sốt rét rừng do khí độc ở núi rừng, nước độc ở khe, ở nguồn gặp người mà chính yếu thì dễ mắc “chướng ngực” quy ra 02 thể:

– Thể nhiệt chướng:  Sốt nhiều rét ít, ngày đêm cứ sốt nóng nư hòn than, mặt đỏ au, nhức đầu, tức ngực, nôn ói có khi nôn ra máu, khát nước, uống nước lạnh, bứt rứt, đau các khớp, tiểu đỏ, gắt, đại tiện bí hoặc tiêu chảy, chảy máu cam, vàng da, sốt nóng liên miên, tinh thần mê sảng, phát cuồng, mạch huyền sác (như thể sốt rét ác tính của Y học hiện đại).

– Thể lãng chướng: Sợ lạnh, run lẩy bẩy, hơi sốt, đau đầu, đau lưng. Khi rét lắp bao nhiêu chăn mền cũng không ổn. Nặng thì hôn mê. Lưỡi trắng, dày mà nhớt. Khi rét lạnh thì mạch vi trì. Khi nóng sốt thì mạch biến sác.


3. Bệnh sốt rét nên ăn uống như thế nào?


Từ xưa, điều trị sốt rét vẫn là loại thuốc Quinin. Do ký sinh trùng ngày càng kháng thuốc sốt rét, nên cho đến nay đã có nhiều phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc như Quinin + SMP (loại Sulfamit chậm), Nivaquin + SMP, Quinin Tetracylin… nhưng chưa có biện pháp điều trị nào mang lại kết quả thoả đáng, nhất là với sốt rét dai dẳng.

Dùng thuốc nhiều, lại nhiều loại, uống nhiều ngày, cơ thể ít nhiều sẽ bị nhiễm độc. Do đó, bằng cách ăn uống hợp lý, tránh được nhiễm độc vì thuốc, máu sẽ không bị toan hoá sẽ hạn chế ký sinh trùng sốt rét phát triển, là một trong những biện pháp điều trị phù hợp với sốt rét dai dẳng.

Do tính chất và diễn biến của bệnh sốt rét, kể cả sốt rét dai dẳng, điều trị vẫn trên nguyên lý quân bình Âm Dương mà điều chỉnh thức ăn trong từng giai đoạn của bệnh. Giai đoạn đầu, dùng Thực đơn I đến khi nào cắt cơn sốt, xét nghiệm máu không thấy ký sinh trùng sốt rét. Nếu có lách to và sưng thì lách phải mềm ra và co lại ít nhất từ 01 đến 02 số. Ví dụ: lách số 04 xuống số 02 hoặc lách số 03 xuống số 02, số 01. Khi bệnh đã bắt đầu ổn định mới chuyển sang Thực đơn II để phục hồi những hậu quả ảnh hưởng do sốt rét gây nên như thiếu máu, dẫn đến tình trạng suy kiệt do sốt rét thường gặp ở bệnh nhân sốt rét dai dẳn trong vùng sốt rét lưu hành bằng những thực phẩm chứa nhiều chất khoáng chế biến dưới dạng lỏng để mau chóng quân bình sự hao hụt do đổ nhiều mồ hôi; bằng những thực phẩm chứa nhiều chất đạm, Vitamin nhóm B, C, E, Acid Folic và chất sắt, đồng, Coban để cung cấp những dưỡng chất cần thiết trong quá trình tạo huyết, giải quyết hậu quả thiếu máu và tăng cường những thực phẩm giàu năng lượng, giàu đạm với người bệnh ở tình trạng suy kiệt.

Thức ăn:

– Rau muống, rau rền, rau mùi, cải bắp, cần tây có nhiều chất sắt trạo huyết cầu tố.

– Rong biển, nước tương chứa nhiều loại khoáng, men, Iốt, Canxi… có tác dụng điều chỉnh ruột rõ rệt và thúc đẩy sinh sôi hồng cầu.

– Khoai sọ, khoai lang… chứa nhiều Vitamin C, nâng cao hiệu suất hấp thu khoáng và đẩy mạnh hoạt động của Acid folic đóng vai trò quan trọng về sinh sản hồng cầu.

– Tôm có chất đồng, liên quan đến chuyển hoá sắt ở tổ chức và quan hệ trực tiếp về tổng hợp huyết cầu tố.

– Sò huyết, trai, cá nhỏ, rau câu… có Vitamin B12, A, C, sắt, Iốt, mangan… là thành phần quan trọng của hồng cầu loại bổ gan

– Bí ngô chứa nhiều Vitamin A, B, C có tác dụng tăng huyết.

Nước uống: Theo thực đơn số I hoặc nước nấu Ngải cứu, nhất là nước ép rau tía tô, cà rốt, cần tây, mơ mận, cải soong có đầy đủ chất diệp lục, chất sắt, VitaminA, B, C… những chất này chữa chứng thiếu máu tốt.

Lưu ý:

- Trong trường hợp hay bị ói, mửa có thể dùng nước sắc tai quả hồng và trong trường hợp lách to, cứng nên ép nước gừng nóng và đắp cao khoai sọ (xem phần thực phẩm số 32-33) ngày một lần, cứ 07 ngày thì nghỉ 03 ngày đến khi nào lách mềm và co trở lại bình thường thì thôi.

- Muốn phòng và trị sốt rét có hiệu quả, tiến tới tiêu diệt sốt rét, phải tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhằm phát hiện sớm, xử trí kịp thời với đường hướng điều trị toàn diện, điều trị tổng hợp. Bằng không, có hy vọng, nếu chỉ trông chờ ở một loại thuốc nào đó mà coi nhẹ nâng cao sức khoẻ con người.

- Qua một số tư liệu có kinh nghiệm khi đi vào vùng sốt rét nên uống thêm Vitamin B1. Trong khi đó lại hết sức coi nhẹ vấn đề thực phẩm, ăn cơm gạo hẫm hoặc gạo đã trà đi sát lại quá kỹ, làm mất hết các Vitamin, trong đó có nhiều Vitamin nhóm B, kể cả Vitamin B12, B15.

- Còn đề cập một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt rét là đái ra huyết cầu tố ngày một tăng. Theo lý thuyết, một trong những yếu tố sinh chứng này là do loại men bẩm sinh của người mắc bệnh sốt rét bị phá vỡ vì thiếu chất glutation, mà chất này lại có nhiều trong gạo Lứt. Đặc biệt trong sốt rét dai dẳng, sao tránh khỏi nhiễm độc do uống nhiều thuốc sốt rét… cần phải giải độc, thải độc. Nhiều trường hợp ngừng uống thuốc sốt rét thì giảm sốt. Trong gạo Lứt không thiếu chất Acid Phytin có tác dụng thải độc cho cơ thể qua đường ruột. Ngoài ra, trong gạo Lứt còn nhiều chất có ích khác (xem bảng phân chất gạo Lứt) góp phần bồi bổ sức khoẻ, nâng cao chất lượng điều trị bệnh sốt rét.

Người bệnh ung thư nên ăn gì tốt nhất

Ung thư vẫn là một trong 4 bệnh mà từ xưa đã được liệt vào loại khó chữa nhất (tứ chứng nan y: PHONG, LAO, CỔ, LẠI). Cho đến nay y học đã giải phóng được hai bệnh “Phong”, “Lao” và bước đầu đã điều trị kết quả bệnh “Cổ”, còn bệnh lại “Lại” là ung thư thì còn khó khăn, như Cornelius Moerman, chuyên viên về ung thư (Hà Lan) đã đi đến kết luận vắn tắt: “Nhiều lý thuyết khác nhau về ung thư luôn luôn mâu thuẫn và đối lập nhau, cho thấy rằng ung thư không có gì khác hơn là tân gọi một điều nào đó còn lẫn khuất trong bí ẩn”.

Người bệnh ung thư nên ăn gì tốt nhất 

Qua tiếp xúc một số tài liệu cổ truyền cũng như hiện đại của phương Đông và phương Tây biên tập về ung thư, chúng tôi thấy có một gợi ý về vấn đề ăn uống. Vậy ăn uống không đúng có phải là một trong nguyên nhân gây ung thư? Trên quan điểm kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền, những năm gần đây, chúng tôi có tìm hiểu vấn đề này, một chứng, “nan y” cuối cùng từ đời xưa truyền lại đến đời nay vẫn chưa giải quyết xong. Người bị bệnh ung thư vẫn chết. Qua theo dõi một số bệnh nhân ung thư dạ dày, gan, ruột, vòm họng, vú, tử công đã đươc xác định chuẩn đoán ở các bệnh viện lớn, bệnh đều đã bị di căn quá nặng, đành phải đưa về gia đình ăn chế độ tự do, coi như vô phương cứu chữa, chúng tôi càng thấy cần lưu ý vấn đề ăn uống trong bệnh ung thư và không nên bỏ qua nguyên nhân này.

Nghĩ đến nguyên nhân ăn uống thì điều trị không thể tách rời ăn uống. Để thể hiện vấn đề này theo tài liệu của giáo sư Michio Kushi, ta có thể dùng hình ảnh của một caí cây. Cây có cấu trúc ngược với cơ thể con người. Tế bào cơ thể người có cấu trúc co rút hơn và nuôi dưỡng bằng máu đỏ, còn lá cây tương ứng với tế bào cơ thể, có cấu trúc trương giãn hơn và có màu lục. máu nuôi cây được rút ra từ những chất do rễ hấp thu. Còn rễ của cơ thể người nằm sâu trong ruột hấp thu dưỡng chất và biến thành máu, rồi phân phối cho các tế bào. Nếu chất dinh dưỡng nào cũng xấu, đương nhiên tế bào không thể hoạt động bình thường và môi thường xung quanh tế bào cũng bị suy thoái. Tình trạng này là hậu quả của việc hấp thu thường xuyên dưỡng chất xấu không gây đột biến bất ngờ. Nhưng nếu cứ tiếp tục hấp thu như thế khiến cơ thể không còn tự điều chỉnh bình thường như bài tiết và hô hấp… được nữa, thì nhiều triệu chứng có thể xuất hiện ở nơi nào đó trong cơ thể. Vì vậy bệnh ung thư chỉ bột phát sau một thời gian tiềm ẩn lâu dài gọi là giai đoạn tiền ung thư kinh niên.


Để biết rõ hơn về vấn đề này, đồng thời để tìm hiểu về nguyên nhân của các loại ung thư, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều công trình:

– Theo giáo sư Paul Talalay (Hopskins – Mỹ) thì trong cơ thể có hai loại Enzym: Loại 1 có tính kích thích tế bào cảm ứng với tác nhân gây ung thư; Loại 2 ức chế các tác nhân này. Trong cơ thể lành mạnh, có sự quân bình giữa hai loại Enzym này và giáo sư tìm thấy một số rau xanh thuộc họ cải như bắp cải, xu hào, xà lách soong… có chất Sulfogranfan. Chất này ngăn cản sự phát triển ung thư bằng cách hoạt hoá Enzym loại 2.

– Ung tư có nguồn gốc từ các gen đặc biệt được kích thích bởi tác nhân bên ngoài (ngoại môi) như môi trường: hoá chất, khói xe, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, dung môi… và tác nhân bênh trong (nội môi) như: hút thuốc lá, ăn uống không hợp lý.

– So sánh tỷ lệ bệnh giữa các nhóm dân khác nhau, giữa các tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau, chú trọng đến một số thức ăn được dùng nhiều hơn các thức ăn khác và vài loại ung thư. Ví dụ: công trình nghiên cứu năm 1963 so sánh tỷ lệ các bệnh ung thư phổ thông ở Nhật Bản và Hoa Kỳ cho thấy: người Mỹ mắc bệnh ung thư vú gấp 02 lần và ung thư đại tràng gấp 03 lần người Nhật. Còn người Nhật bị ung thư dạ dày 06 lần hơn. Những tỷ lệ này cho ta thấy rõ có sự khác biệt giữa tập quán ăn uống. người Nhật có xu hướng mắ bệnh dạ dày vì họ thường ăn các loại tyinh chế như gạo trắng thêm đường, dấm, bột ngọt và các gia vị khác. Người Mỹ thường mắc ung thư ruột già hơn vì họ ăn nhiều thịt, trứng… Đáng lưu ý là tỷ lệ ung thư vòm họng ở nhóm dân gốc Hoa rất cao, do họ ăn nhiều đầu mỡ, thêm đường, hoá chất, gia vị.

Từ năm 1947 đến 1974, mức tiêu thụ sữa ở Nhật Bản tăng 23 lần, tiêu thụ trứng tăng 13 lần. Thịt và những thức ăn thông dụng kiểu Mỹ cũng trở thành thông dụng tại Nhật, tình hình dinh dưỡng tại Nhật thay đổi nhanh chóng bắt trước phương Tây. Vì vậy, ung thư dạ dày giảm 1/3; nhưng ung thư ruột già và ung thư vú tăng lên gần kịp ngươig Mỹ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra cho người Nhật định cư tại Hoa Kỳ sau 03 thế hệ sống trong một môi trường mới và quen với cách ăn uống mới, tỷ lệ ung thư ruột già và dạ dày cũng tự động điều chỉnh theo tiêu chuẩn Mỹ.

Công trình nghiên cứu của bác sĩ Hideo Ohmori (Tokyo, Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng: Nguyên nhân của một bệnh ung thư đặc biệt thường được xác định bởi vị trí của nó. Các bệnh ung thư xuất hiện ở các cơ quan đặc rắn như thận, gan, lá lách thì thường gây ra bởi ăn quá nhiều thức ăn dương ở dạng trứng, thịt và các sản phẩm động vật khác. Còn các bệnh ung thư xuất hiện ở những cơ quan phồng nở, rỗng hơn như dạ dày hoặc ruột, thường gây ra do ăn nhiều thức ăn âm như nước trái cây, đường, các hoá chất… Cũng vậy, bệnh ung thư có thể xuất hiện hoặc ở phần trên hoặc phần dưới của thân thể và nguyên nhân cũng khác nhau chút ít ở từng trường hợp. Ví dụ: ung thư tiền liệt tuyến thường gây ra do ăn quá nhiều thức ăn động vật.

Nhưng đối với chế độ ăn gồm 100% thức ăn động vật (thức ăn dương) như những người Ét-ki-mô (miền bờ biển Băng dương ở Bắc Mỹ), bệnh ung thư lại hiếm phát thiển và những người bệnh sống gần vùng xích đạo, trong khí hậu nhiệt đới rất nóng, chế độ ăn của địa phương gồm phần lớn là rau và quả (thức ăn Âm), bệnh ung thư cũng rất hiếm. Điều này càng thể hiện rõ vấn đề ăn đúng, ăn hợp lý là rất cần thiết. Đúng và hợp lý là rất cần thiết. Đúng và hợp lý ở đây là ăn theo chế độ bản địa, theo thổ ngơi, theo tập quán, theo quân bình thiên nhiên (xứ lạnh ăn thức ăn Dương nhiều hơn, xứ nóng ăn thức ăn Âm nhiều hơn), không ăn pha tạp nhiều thứ ngoại lai, tinh chế nhân tạo. Thực tế đã chứng minh bệnh ung thư phát triển nhiều hơn ở các xã hội tân tiến, pháy triển, đặc biệt ở nơi tiêu thụ số lượng thái quá về sản phẩm động vật và đường tinh chế, thức ăn nhuôm màu, hoá chất, đóng hộp, ướp lạnh…

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU UNG THƯ


Cho đến nay, tập chung khả năng dành cho ung thư học là nghiên cứu, phát triển các phương pháp trị liệu như cắt bỏ, chống đau, đầu độc hoặ đốt các u bướu với ý nghĩa “làm một khối u teo lại có nghĩa là chữa lành”. Đông y cũng có một số vị thuốc làm teo u và cũng cho đó là chữa lành. Khái niệm trị liệu này cũng bao gồm khái niệm “sống đươc 05 năm”, nghĩa là nếu một người mắc bệnh ung thư thoát khỏi các triệu chứng và không bị tái phát trong 05 năm sẽ được xem là lành bệnh. Trường hợp bệnh tái phát chậm vào giờ đầu của ngày thứ nhất trong năm thứ 06, sau khi đã chữa trị thì không được ghi vào bảng thống kê. Thêm một vấn đề khác trong các thống kê về một số người sống sót là nếu người bệnh chết vì trải qua nhiều cuộc điều trị phức tạp nhưng không chịu đựng được tác dụng của hoá trị thì được liệt kê vào trường hợp nhiễm độc mà không phải chết vì ung thư. chỉ có sự cắt bỏ u bướu mới phát sinh, còn nhỏ, chưa di căn và sau nhiều năm không còn triệu chứng xuất hiện hoặc chỉ có vài trường hợp mà hoá trị và xạ trị dường như chặn đứng được sự phát triển của u bướu, không cho bệnh tái phát thì các trường hợp này mới gần đúng với nghĩa chữa lành thực sự. Xa hơn, vì sự chuẩn đoàn ung thư dựa vào các phần mô quá nhỏ nên trừ chia toàn cơ thể ra làm phần nhỏ. Rõ ràng người ta không thể chữa lành hoàn toàn bệnh ung thư. Tỷ lệ sống sót 05 năm cũng sai lạc đối với nhiều loại ung thư và thực tế không đúng với ung thư vú. Ở nước Anh trong một công trình nghiên cứu về phụ nữ dưới 30 tuổi đã được cắt u ung thư nhỏ ở vú, người ta thấy rằng 25 năm sau 84% đều chết vì bệnh gốc, mặc dù u bướu gốc rất nhỏ đã được cắt bỏ.

Câu lạc bộ Thực dưỡng TP. HCM được theo dõi một số trường hợp ung thư, tuy chưa nhiều: Nhưng bước đầu đã thấy hé mở: “Thực trị kết hợp với tâm lý liệu pháp” có khả năng góp phần ung thư có hiệu quả.

VỀ ĂN UỐNG ĐỐI VỚI BỆNH UNG THƯ


Có sự liên hệ giữa ung thư và ăn uống càng ngày càng rõ, Xem ăn uống không hợp lý là một khả năng gây ung thư, là một sự kiện tương đối mới trong y học hiện nay.

Những công trình nghiên cứu về thức ăn trị ngừa ung thư cho thấy:

– Khi giảm năng lượng (Calo) thì mức độ ung thư cũng giảm, đồng thời khi tăng Calo thì mức độ ung thư cũng tăng.

– Công trình nghiên cứu của bác sĩ Denis cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ có liên quan tới tỷ lệ ung thư đại tràng giảm thấp và công trình nghiên cứu của Burkiss cũng nhận thấy từ thập niên 1970 ở vùng trung cư ăn nhiều chất xơ (rau xanh) thì tỷ lệ ung thư đại tràng và hậu môn rất ít.

– Các khảo cứu gần đây cho biết: sử dụng các món ăn có VitaminE (giá đỗ, dầu gan cá..), VitaminC (rau xanh), Carotene (cà rốt, bí đỏ, đu đủ..) có triển vọng ngăn chặn ung thư, đặc biệt ung thư vú đều rất tốt. Thiếu Carotene có liên quan đến ung thư phổi, v. v… đã thúc đẩy nhiều y, bác sĩ phương Tây ghi thêm Cám và Rau xanh vào thực đơn cho người bệnh, vì ung thư ruột rất phổ biến ở Hoa Kỳ.

– Theo nghiên cứu của Misugu Murofushi ở Viện National Institute of Health Kamiosaki, Tokyo 1986 cho biết men nấm “Kefir” (nấm Tây Tạng) có chứa Polysaccharid trị được ung thư.

– Trong cuốn Ung thư học của Hội Ung Thư Hoa Kỳ, bác sĩ Blake Cady đã nêu: tỷ lệ tử vong về ung thư vô cùng thấp ở những tín đồ của giáo phái Mormon và Cơ đốc, do ngày thứ bảy là ngày họ ăn uống thanh đạm và thường xuyên họ có ý thức về ăn uống.

– Kinh nghiệm qua nhiều năm theo dõi của bác sĩ Hideo Ohmori: “nếu ung thư còn ở giai đoàn đầu hoặc giai đoạn giữa, nó có thể chữa khỏi chỉ riêng bằng thức ăn, không cần bất kỳ liệu pháp nào khác. Tuy nhiên, với những trường hợp tiến triển nặng hơn thì cần thiết phải dùng những biện pháp hỗ trợ cùng với việc thực hiện chế độ ăn đúng, ăn hợp lý, thay đổi theo tuổi tác, giới tính và điều kiện của từng người”.

– Nhưng năm gần đây, nhiều trường hợp ung thư đã được chữa khỏi bằng chế độ ăn uống. Bác sĩ Y khoa Mare Van Cauwenberghe (nước Bỉ) đã đọc bản báo các (Ung thư và chế độ ăn uống điều trị” tại Đại hội ung thư học tổ chức năm 1977, trong đó có nêu 3 trong 4 trường hợp ung thư đã được ông chữa khỏi hoàn toàn được ăn uống. Mới đây ở Mỹ đã xôn xao về trường hợp tự điều trị khỏi ung thư bằng ăn uống. Đó là bác sỹ Anthony Sattilaro giám đốc một bệnh viện lớn ở Philadelphia bị ung thư tiền liệt tuyến và tinh hoàn đã di căn vào xương và phổi

– Ở Việt Nam, cũng đã điều trị một số bệnh nhân ung thư nặng đã di căn, bằng Thực trị, vận dụng tùy theo tình trạng của từng người bệnh, điều chỉnh thực đơn với những thực phẩm sẵn có tại địa phương:

Thức ăn: Theo Thực đơn I, Thực đơn II. Nhưng với ung thư thì tỷ lệ tạp cốc nên nhiều hơn một ít so với các loại bệnh mạn tính khác. Gạo Lứt 50%, tạp cốc (đậu đen, đậu đỏ, kê, ngô, bo bo hoặc lúa mỳ) mỗi thứ 10%. Trường hợp nặng cho ăn cháo đặc hoặc súp gạo Lứt, ngoài những chất bổ cần thiết như ta đã biết, đặc biệt với ung thư thì chất Selenium có tác dụng hạn chế ung thư phát triển, chất Acid Phytin có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể qua đường ruột và chất Glutationcoa tác dụng chống nhiễm xạ. Khi triệu chứng đau dã giảm, u bướu đã mềm ra và thu nhỏ lại thì có thể ăn thêm 20-30% đậu và rong biển.

– Các loại rau câu chứa nhiều Iod, Canxi rất có hiệu quả về lọc máu chống ung thư.

– Cà rốt, ngó sen … là loại rau củ chứa nhiều Vitamin K, làm ấm cơ thể, củng cố sức khỏe, phòng ung thư có hiệu quả, nấu lẫn các loại rong biển cho thêm nước tương hoặc chiên xào bằng dầu thực vật, đặc biệt dầu vừng thì không những góp phần điều trị ung thư là vấn đề quan trọng mà còn có tác dụng điều chỉnh ruột.

– Tỏi có hàm lượng Selenium cao và những thứ đã được thừa nhận là có tác dụng phòng chống ung thư như mộc nhí, tía tô, bí ngô, xà lách, cà chua, cà rốt, khoai lang, súp lơ, cần tây, cải bắp, khoai sọ, rau rền củ cải, gừng, rau diếp.. nên ăn thường xuyên.

– Loại cây hoang dại tạo vượng khí cho sức sống, vì vậy nên dùng như: Ngải cứu, Hà thủ ô, Mã đề, chua me đất … Loại củ thì dùng củ gọt vỏ, rau thì nên chọn thứ lá rau xanh đậm.

– Nếu có điều kiện thì nên dùng thêm thứ chống ung thư với hiệu quả cao như: nhân sâm, tam thất, sữa ong chúa, phấn hoa…

Nước uống: Nên dùng loại trà tổng hợp dược thảo: Hà thủ ô, Ngải cứu, Mã đề, Cam thảo, dừa cạn… nhất là lúa mạch, hạt dẻ. Nước rau ép thì dùng: rau câu, tía tô, tỏi, sữa đậu, các loại rau xanh.

Lưu ý: Khi chữa bệnh ung thư người ta nghĩ ngay đến việc thử khối u, mà quên hoặc coi nhẹ việc rất quan trọng là điều chỉnh thức ăn, nước uống và kết hợp vói nhịn ăn thích hợp lý thì khôi u bướu sẽ tự tiêu (một trong những phương pháp phẫu thuật không dùng dao).

– Để tăng hiệu quả điều trị cho uống trà có chất chứa Germanium hữu cơ như trà nhân sâm, trà lúa mạch và ăn tỏi nướng hoặc chiên xào thì tốt hơn, yếu tố rất cần cho máu, vì nó tạo cho tế bào bị bệnh khả năng hút dưỡng khí để trở lại bình thường. Tình trạng của tế bào ung thư không hấp thu đủ dưỡng khí như tế bào bình thường.

– Đã ăn nhiều thịt, đường thì các tế bào thì ung thư tăng lên rất nhanh, lại càng phải tăng cường ăn những thức ăn trên để cung cấp nhiều diệp lục tố sẽ chuyển biến thành chất sắt. Sắt là thành phần quan trọng nhất trong hồng huyết cầu, nhờ nó mà dưỡng khí được giữ lại trong tế bào máu và hiệu quả điều trị được tăng lên.

– Hết sức tránh dùng những thực phẩm, những gia vị được phun thuốc trừ sâu, thuốc tẩy trùng, thuốc nhuộm hóa học… đẩy mạnh phát sinh ung thư.

– Với những trường hợp có u bướu nên phối hợp dùng những liệu pháp ngoài, song song với việc thực hiện Thực trị như liệu pháp áp nước gừng nóng 15-30 phút, tiếp đó đắp cao khoai sọ tiếp vào chỗ u từ 06-08 giờ. (xem phần thực nghiệm số 32,33).

Về tâm thần: Ngoài vai trò ăn uống, một trong những yếu tố quan trọng có liên quan đến ung thư là tâm thần. Sự liên hệ giữa cảm xúc và bệnh tật đã được biết đến từ bao thế kỷ nay. Vào năm 537 trước Công nguyên, thầy thuốc cổ điển nổi tiếng là Galen đã lưu ý rằng phụ nữ bị tuyệt vọng và buồn phiền dễ ung thư vú hơn người vui vẻ. Bệnh ung thư thường thấy mình là nạn nhân và không thể tự kìm chế dẫn đến chấn thương tâm thần (stress). Dĩ nhiên tình cảm tuyệt vọng và vô phương cứu chữa không gây ra ung thư, nhưng dường như chúng tạo ra môi trường cho bệnh phát triển và làm yếu hệ thống miễn dịch.

Công trình của bác sĩ Hans Selye đã góp phần chứng tỏ những cơ chế sinh lý bị tác động bởi chấn thương tâm thần, buồn rầu… có thể giảm chức năng miễn dịch và công trình của Simonton nhằm động viên hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bằng cách dùng những kỷ thuật cải thiện tâm thần, phối hợp với những phương pháp chữa ung thư và không khêu gợi ý trí của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Bệnh nhân phải nhận thức rằng họ có trách nhiệm trị liệu ung thư cho chính mình. Những ai có thái độ thụ động nghĩ rằng: “Bác sĩ sẽ làm việc đó giúp tôi” đều không phù hợp với phương pháp này.

Quá trình điều trị vừa qua, chúng tôi cũng gặp một số bệnh nhân nhờ lạc quan, tin tưởng nên đã kéo dài ngày sống một cách thanh bình và có ích, như:

– Bệnh nhân Hà Văn H. 42 tuổi, ung thư vòm họng đã di căn làm hỏng mắt bên phải, không những kéo dài thời gian sống không đau đớn, bệnh nhân còn viết được 27 truyện ngắn dài 260 trang, trong đó có 02 truyện được đăng trong tạp chí văn nghệ quân đội, và 69 bài thơ.

– Bệnh nhân Đào Thị H. 29 tuổi, ung thư dạ dày, mổ ra phải đóng lại, vì đã di căn, dính bám với nhiều bộ phận xung quanh. Sau 03 tháng Thực trị kết hợp với liệu pháp đắp khoai sọ bệnh nhân đã trở lại sinh hoạt bình thường, khối u không còn, vượt với dự kiến của quy trình điều trị.

– Bệnh nhân Nguyễn Hữu H. 72 tuổi, ung thư dạ dày, trong 04 tháng Thực trị trong đó có 13 ngày nhịn ăn, bệnh nhân đã ổn định, khối u không còn, đều là những trường hợp bệnh nhân có một quyết tâm cao và lòng tin vững chắc.

Tóm lại, với bệnh ung thư, được ăn uống như vậy, tâm thần như thế, bước đầu thấy giải quyết được hai yêu cầu mà chúng tôi cho là kết quả đáng lưu ý:

+ Giảm được đau đớn, người bệnh không dùng đến thuốc giảm đau.
+ Thời gian sống êm dịu, thoải mái được kéo dài hơn với tiên lượng và dự đoán, trong đó có những bệnh nhân được xếp trong khái niệm thống kê “Sống được 05 năm” thoát khỏi các triệu chứng và không bị tái phát được xem là lành bệnh.


NHÂN TỐ “PHÒNG VỆ” CHỐNG UNG THƯ


Qua công trình thực nghiệm, đến năm 1940 những nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đi đến kết luận: Một trong những nhân tố “PHÒNG VỆ” chống những động tác gây ung thu là “bản chất của khẩu phần ăn” với những phát hiện sau đây:

– Sự phát triển của bệnh ung thu gan, do các chất đạm có màu (Colorants Azoiques) gây ra, tùy thuộc vào bản chất của khẩu phần ăn, đặc biệt là bản chất của ngũ cốc và cách gia công ngũ cốc đó.

– Lúa mỳ còn nguyên hạt có một khả năng ức chế rất cao để chống lại các tác động gây ung thu gan từ các chất đạm.

– Gạo Lứt: không xát trắng cũng có khả năng ức chế vừa phải và nếu là gạo xát trắng thì không còn tý nào khả năng úc chế này nữa. Ở Liên Xô cho biết gạo Lứt cũng như trong lúa mỳ Lứt có chất Xelen, có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển, đã được thể hiện trên súc vật và trên người. Họ nghiệm thấy rằng những bệnh nhân ung thư có rất ít Xelen trong người. Theo hai nhà khoa học tại bang I-li-noi ở Mỹ, chất Xelen có thể ngăn không cho chất ung thư ở vú phát triển lớn hơn (Báo khoa học kỷ thuật kinh tế thế giới số 05: “Vai trò của các nguyên tố kim loại trong cơ thể”)

Do đó, một trong những nhân tố “PHÒNG VÊ” chính năm trong hạt lúa được biểu thị bằng những chất Vitamin nhóm B, đặc biệt là Vitamin B2 (Riboflavine).

Nhà đại phẫu thuật Bauer (người Đức) chuyên gia về ung thư đã nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò “Phòng vệ” của một số nhân tố nằm trong thức ăn. Ví dụ: Vitamin B2. Ông ta xác nhận: “Sự thực là việc phát hiện thấy tác động gây ung thư của các chất đạm có màu không phát sinh được do khẩu phần ăn có đủ chất Vitamin B2 là một phát sinh có tầm quan trọng cơ bản trong những phương pháp chống ung thư của chúng tôi. Nó chỉ ra cho thấy chúng ta không còn uy hiếp trước thảm họa của tác động dây ung thư, nếu chúng ta quan tâm tới chế độ ăn của chúng ta không còn thiếu chất Vitamin cơ bản. Không được ai tưởng rằng đó chỉ là một trường hợp duy nhất và cá biệt. Ngược lại, ví dụ trên cho thấy chúng ta có quyền kết luận rằng: chế độ ăn uống dù tính chất thế nào, cũng có thể tạo thuận lợi cho ung thư phát triển, nếu trong một thời gian dài thiếu một số chất cần thiết’.

Sau đây, chúng ta nhắc lại những thi nghiệm đã bị lãng quên mà Maisin là Giám đốc Viện ung thư ở Lourain (Bỉ) đã thực hiện cách đay 20 năm. Những thí nghiệm này liên quan đến vai trò phòng bệnh của ăn uống để chống lại những tác nhân gây ung thư chất Benzopyrèny. Người ta bôi lên da những con chuột chất hóa học đó thì bênh ung thư biểu mô (Épithéliomes) phát sinh và tiêm Benzopyrène thì phát sinh ung thư mô liên kết (Sarcomes), Maisin xác định là tính chất của ăn uống, nhất là cách gia công những thức ăn đó, làm cho tỷ lệ những con vật bị ung thư do Benropyrène chênh lệch nhau từ 01-02%. Những kết luận của Maisin đến nay vẫn còn mang tính đậm nét thời sự do việc người ta đã phát hiện thấy Benropyrène trong khói thuốc lá là chất gây ung thư. Cho rằng thuốc lá gây ung thư phổi mỗi ngày một nhiều hơn vì nó dễ gây ung thư hơn trước thì cũng không hoàn toàn chắc chắn: mà ngược lại sự phát triển nhanh bệnh ung thư vì hút thước lá cũng do một phần những sự thay đổi trong cách ăn uống của chúng ta đã kém tác dụng “phòng vệ”. Chỉ riêng cơm gạo sát quá kỷ, bách mỳ tinh chế trắng cũng cũng đã rất có thể mất đi nhiều nhân tố “phòng vệ” chứa đựng trong toàn chiếc bánh và từng miếng cơm. Nhưng cải tiến trong phương pháp trồng trọt (phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng, tăng trọng, nước nhuộm màu…) cũng đóng góp một vai trò trong việc làm giảm tinh chất “phòng vệ” trong việc ăn uống.

Vậy muốn phòng chống bệnh ung thư có hiệu quả và có thể cũng đóng góp phần nào vào việc phong chống bệnh Sida, căn bệnh nan y, cự kỳ nguy hiểm đang hoành hành trên trái đất này, thì một trong những khâu không thể thiếu được là tăng chất “kháng nhiễm” và tính “phòng vệ” trong chế độ ăn uống hợp lý cũng như trong môi trường sống trong sạch của chúng ta.