Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

“Nhấm nháp” khoai lang, phòng ngừa bệnh tật

Khoai lang là loại thực phẩm được cho là lâu đời nhất của nhân loại, được mệnh danh là “Đông gặp Tây”. Khoai lang được tiêu thụ ở bất kỳ nền văn hóa ẩm thực nào. Trên thế giới có khoảng 400 loại khoai lang khác nhau. Dù là loại nào, khoai lang cũng chứa một thành phần dinh dưỡng vô cùng quý giá cho sức khỏe.

“Nhấm nháp” khoai lang, phòng ngừa bệnh tật

Phòng ngừa thoái hóa

Khoai lang chứa rất nhiều vitamin A và C, cả hai loại vitamin này đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể. Khoai lang cũng chứa một hàm lượng cao vitamin B6, sắt, kali, kẽm, chất xơ, man-gan, đồng... Với những thành phần dinh dưỡng này, khoai lang được xem là một ứng viên tiềm năng trong việc phòng ngừa và điều trị một số căn bệnh thoái hóa.

Những nghiên cứu mới đã khám phá rằng có những loại protein trong khoai lang có khả năng chống ôxy hóa (antioxidant) rất cao. Những protein này chứa khoảng một phần ba lượng chất chống ôxy hóa quan trọng nhất có trong cơ thể là glutathione. Ngoài ra, khoai lang còn chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa khác vốn được xem là có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thậm chí ung thư.

Nhờ chứa một hàm lượng cao vitamin A và C, khoai lang có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào, chống lại những gốc tự do trong cơ thể. Sự hình thành các gốc tự do được xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như xơ cứng mạch máu, tiểu đường, tim mạch, ung thư...

Ăn khoai lang cũng có thể giúp ngăn ngừa sự viêm phổi. Những hóa chất trong khói thuốc làm giảm nguồn vitamin A của cơ thể và gây ra những căn bệnh về phổi. Bằng cách bổ sung lại vitamin A, cơ thể có thể hạn chế những rủi ro này.

Khoai lang cũng là nguồn thực phẩm có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh trĩ vì có chứa rất nhiều chất xơ. Do chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, khoai lang cũng là một loại thức ăn cho những người làm việc chân tay nặng nhọc hay những người đang luyện tập thể hình.

Bạn đường của bệnh nhân tiểu đường

Khoai lang có chứa nhiều carotenoids. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để mở khóa tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên.

Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị chuyển hóa thành glucose để được hấp thu vào máu.

Hơn nữa do trong thành phần có nhiều phức carbohydrates nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Vì vậy, hãy ngưng lại vài ngày rượu thịt, hãy “nhấm nháp” khoai lang để cơ thể bạn được hưởng lợi!

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày

Độ dày của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào độ tuổi sinh sản của người phụ nữ, phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Bình thường độ dày của nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) vào ngày thứ 21 của chu kỳ ở mức 12-15mm là mức cho phép. Sự phát triển của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào chất lượng của lưu lượng máu đến tử cung cũng như tác dụng của estrogen trong việc khuyến khích các lớp lót để phát triển. Những người có niêm mạc tử cung dày (tăng sinh niêm mạc tử cung) thường do sự rối loạn nội tiết tố. Điều trị niêm mạc tử cung dày không chỉ dùng thuốc mà cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày 

Lời khuyên cho bệh nhân niêm mạc tử cung dày:

Những thực phẩm không nên ăn nhiều:

Hạn chế thực phẩm giàu chất sắt vì sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và tăng độ dày của niêm mạc tử cung. (các thực phẩm giàu chất sắt nên hạn chế như: lá mâm xôi, lá cây tầm ma, gốc đông quai, hoa dâm bụt, các loại thịt màu đỏ,...)

Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều vitamin E và L –Agrinine

Hạn chế các sản phẩm làm từ đậu tương

Hạn chế các thực phẩm giàu vitamin C vì vitamin C giúp tăng cường sự hấp thu sắt trong cơ thể.

Hạn chế ăn nhiều đường vì rất dễ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Chú ý: Các loại thực phẩm trên nên hạn chế sử dụng nhiều chứ không phải kiêng tuyệt đối. Cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài chế độ ăn uống phụ nữ niêm mạc tử cung dày có thể tập một số bài tập thể dục tiêu hao nhiều năng lượng, bởi khi tập các bài này sẽ giảm một phần lượng estrogen cung cấp cho cơ thể (estrogen làm dầy niêm mạc tử cung).

Phụ nữ có niêm mạc tử cung dày nên ngủ đủ giấc, ngủ đủ giấc giúp cơ thế sản sinh lượng hormon cân bằng và đầy đủ cho cơ thể.

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phụ nữ có niêm mạc tử cung dày. Ngoài chế độ ăn uống người bệnh nên kết hợp uống thuốc đông y để có hiệu quả tốt.

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng

Kích thước nội mạc tử cung khỏe mạnh bình thường có vai trò rất quan trọng cho sự làm tổ và phát triển của thai nhi. Nếu lớp niêm mạc tử cung là quá mỏng, thì quá trình trứng làm tổ và phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Do đó phụ nữ có lớp lót nội mạc tử cung mỏng khó có thể có thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: ngoài việc dùng thuốc điều trị giúp tăng cường nội mạc tử cung, thì thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng tác động một phần lớn tới lớp niêm mạc tử cung.

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng 

Cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể, bổ sung những chất làm tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể. Sắt có vai trò quan trọng trong việc tái tạo và tăng độ dày lớp lót nội mạc tử cung. Có nhiều thực phẩm thông dụng giàu chất sắt mà bạn biết, tuy nhiên một số sản phẩm dưới đây ngoài việc cung cấp chất sắt còn có tác dụng rất tốt cho tử cung, buồng trứng của phụ nữ:

-         Lá mâm xôi: hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tử cung vì nó giàu carotenoid (hợp chất chống oxy hóa), vitamin, acid citric, sắt, canxi, phốt pho. Vì thế mà lá mâm xôi là loại thuốc bổ tự nhiên của tử cung.

-         Lá cây tầm ma chứa nhiều chất sắt và vitamin C giúp nuôi dưỡng máu, gia tăng lưu lượng máu giữ cho nội mạc tử cung khỏe mạnh và màu mỡ.

-         Gốc Đông Quai được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ bị thiếu máu, thiếu sắt. Đông Quai  có tác dụng tăng lưu lượng máu về tử cung.

-         Hoa dâm bụt rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng lớp niêm mạc tử cung bởi vì nó giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Vitamin E và L-Arginine đã được chứng minh là rất hữu ích trong việc tăng độ dày của nội mạc tử cung ở những phụ nữ có độ dày niêm mạc dưới 8 mm. Vitamin E giúp làm tăng tốc độ tăng trưởng biểu mô tuyến và phát triển các mạch máu cung cấp cho các mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung 600mg vitamin E hàng ngày giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung ở 50% số lượng người tham gia nghiên cứu, ngoài ra vitamin E cũng làm tăng lưu lượng máu lưu thông trong tử cung ở 65% bệnh nhân. Ngoài ra bổ sung 6 gam L-Arginine giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung ở 90% phụ nữ, tăng cường lưu lượng máu tử cung radial ở 68% phụ nữ.

Đậu nành: Đậu nành là thực phẩm giàu phytoestrogen đặc biệt tốt cho những phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng.

Ngoài việc bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng thì các loại thảo mộc tự nhiên cũng góp phần tăng cường độ dày lớp niêm mạc tử cung.

Xoa dầu hoa anh thảo vào buổi tối có tác dụng trực tiếp vào các tế bào tử cung. Dầu hoa anh thảo giàu L- arginine làm tăng sự thư giãn và co thắt cơ trơn của tử cung, tăng khả năng phân chia tế bào trong nội mạc tử cung.

Xoa cao ngải cứu giúp kích thích nhẹ tử cung, tăng độ dày của nội mạc tử cung.

Xoa cao cỏ ba lá đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất: canxi và magiê giúp tăng cường sự co giãn của các cơ tử cung, cải thiện lưu thông máu trong nội mạc tử cung, giúp làm dày nội mạc tử cung.

Trên đây là một số hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng, ngoài chế độ ăn uống nên kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sự lưu thông máu ở tử cung, giúp tăng độ dày niêm mạc tử cung.

Những thực phẩm tốt cho người Cao huyết áp

Cần tây: Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp

Cải cúc: Là loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giảm huyết áp...

Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

chua: Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Những thực phẩm tốt cho người Cao huyết áp 

Ngoài ra một số thức ăn tốt  cho người cao huyết áp như: Hành tây, Nấm hương, Nấm rơm, Mộc nhĩ, Tỏi, Lạc, Hải tảo, Đậu hà lan, Đậu xanh, Táo, Chuối tiêu, Dưa hấu, Dưa chuột.......

Thức ăn không muối làm giảm huyết áp: Đây là kết quả nghiên cứu của TS Kojuri và Rahim Rahim (ĐH Shiraz – Iran). Theo đó, chỉ cần dùng ít muối trong thức ăn cũng có thể dẫn đến sự thay đổi huyết áp. Sự thay đổi này được đo bằng nồng độ natri trong nước tiểu khoảng 35%; ban ngày huyết áp tối đa giảm 12,1 mm Hg, huyết áp tối thiểu giảm 6,8 mm Hg; ban đêm huyết áp giảm nhẹ.

Hai nhà khoa học trên đã tiến hành theo dõi huyết áp và sự bài tiết natri trong nước tiểu của 60 người trước và sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng không muối.

Họ cũng lập ra một nhóm đối chiếu, gồm 20 người không thực hiện chế độ ăn kiêng này. Sau 6 tuần cho thấy có sự thay đổi đáng kể nồng độ natri bài tiết trong nước tiểu ở những người ăn kiêng so với những người không ăn kiêng. 50% trong số những người dùng vừa phải (3-7gr muối mỗi ngày) có sự giảm huyết áp.

Theo Kojuri, tuy chưa nghiên cứu trên quy mô rộng nhưng kết quả này một lần nữa khẳng định những người bị cao huyết áp không nên dùng nhiều muối.

Chế độ ăn uống cho người vô sinh

Một chế độ ăn uống hợp lý của cả vợ và chồng sẽ góp phần quan trọng để thụ thai thành công và cho ra đời một em bé khỏe mạnh. Tổ chức y tế thế giới đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống ngoài việc tăng cường sức khỏe còn góp phần đáng kể làm thay đổi sự mất cân bằng hormone – yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Sau nhiều nghiên cứu thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý được khuyên dùng với các cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh, hiếm muộn.

Chế độ ăn uống cho người vô sinh 

Trước tiên cần phải tránh các loại sau:

Rượu cần được hạn chế đến mức tối đa có thể ở cả bạn và vợ hoặc chồng của bạn. Uống rượu sẽ làm giảm khả năng sinh sản của bạn cũng như vợ hoặc chồng bạn. Kết quả của một nghiên cứu cho thấy nếu 1 người phụ nữ uống ít hơn 5 đơn vị rượu bia trong 1 tuần sẽ có khả năng thụ thai cao hơn gấp 2 lần so với những phụ nữ sử dụng nhiều hơn 5 đơn vị rượu bia mỗi tuần. Còn đối với nam giới thì rượu làm giảm số lượng tinh trùng, gia răng sự bất thường trong tinh trùng và chất lượng tinh trùng cũng kém hơn. Như vậy thì rượu làm suy giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ

Caffeine: Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng caffeine, đặc biệt là trong cà phê, giảm khả năng sinh sản. Uống ít nhất là một cốc cà phê mỗi ngày có thể giảm một nửa cơ hội thụ thai của bạn. Trên nghiên cứu cho thấy rằng các vấn đề với tinh trùng: vận động, số lượng tinh trùng và bất thường, tỉ lệ thuận với số lượng tách cà phê tiêu thụ mỗi ngày. Chính vì thế cả bạn và vợ hoặc chồng bạn đều phải loại bỏ những chất như có caffeine như: cà phê, socola... trong thói quen ăn uống hàng ngày.

Xenoestrogens: Xenoestrogens các oestrogen có trong thuốc trừ sâu và các ngành công nghiệp nhựa.Khi bạn đang cố gắng thụ thai, một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm là để cân bằng hormone của bạn. Nó là vô cùng quan trọng để tránh bất cứ điều gì có thể gây ra sự mất cân bằng, và một trong những thủ phạm chính là xenoestrogens. Một trong những cách tốt nhất để loại bỏ một lượng dư thừa của xenoestrogens là nên tiêu thụ những sản phẩm hữu cơ.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá đã  được chứng minh có liên quan đến vô sinh ở phụ nữ. Nó thậm chí còn làm cho phụ nữ đến với thời kì mãn kinh sớm và sẽ làm phụ nữ già trước tuổi. Hút thuốc có thể làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, làm cho tinh trùng chậm chạp hơn, và nó có thể tăng số lượng tinh trùng bất thường. Với nam giới, ảnh hưởng trên khả năng sinh sản được tăng lên với số lượng thuốc lá.

Ngoài việc tránh sử dụng các sản phẩm đã liệt kê ở trên thì một chế độ bổ sung dinh dưỡng cũng được các chuyên gia về dinh dưỡng quốc tế khuyên cần bổ sung với người mắc bệnh vô sinh, hiếm muộn.

Có rất nhiều kiến thức khoa học về việc sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng và tác dụng có lợi của họ trên cả hai khả năng sinh sản nam và nữ. Như bạn sẽ thấy, những chất bổ sung có thể rất hiệu quả trong việc tái cân bằng hormone của bạn, cũng như cải thiện bạn và sức khỏe tổng thể của đối tác của bạn, rất quan trọng để thụ thai thành công. Bổ sung là cần thiết bởi vì ngay cả những chế độ ăn uống tốt nhất trên thế giới sẽ không chứa tất cả các chất dinh dưỡng bạn cần phải cung cấp cho bạn cơ hội thụ thai.

Acid Folic: Aixit folic đóng vai trò quan trọng giúp ngăn chặn chứng nứt đốt sống của bào thai. Ngoài ra cùng với các vitamin nhóm B khác thì nó cũng là thành phần cần thiết để sản xuất các vật liệu di truyền ADN và ARN. Cùng với vitamin B12, thì axit folic đảm bảo rằng bào thai trong bụng sẽ có một mã di truyền nguyên vẹn. Còn đối với việc tăng khả năng thụ thai thì axit folic cũng giữ vai trò quan trọng không kém, nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi cho một số phụ nữ bổ sung lượng vừa đủ axit folic và vitamin B12 thì khả năng thụ thai của họ gia tăng, còn ở nam giới thì hai yếu tố này giúp cải thiện số lượng tinh trùng.

Kẽm: Là khoáng chất góp phần quan trọng làm tăng khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Nó là thành phần thiết yếu của vật liệu di truyền, nếu vợ hoặc chồng thiếu hụt kẽm thì có thể gây ra sự thay đổi nhiễm sắc thể của bào thai và nếu trong quá trình mang thai mà thiếu kẽm thì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Kẽm cần thiết với nữ giới vì kẽm chính là nhân tố kích thích hormon sinh sản. Còn đối với nam giới thì kẽm được tìm thấy trong tinh trùng, nó cần thiết để tạo lớp vỏ bọc cho tinh trùng, đuôi của tinh trùng và cũng làm sức khỏe của tinh trùng tốt hơn. Nếu trong chế độ ăn uống của nam giới mà thiếu kẽm thì số lượng tinh trung của anh ta cũng giảm theo.

Selenium: Là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa nhiễm sắc thể bị đứt, gãy. Thiếu chất này bào thai sẽ dễ bị những dị tật và dễ bị sẩy thai. Selenium là rất cần thiết để hình thành tinh trùng đối với nam giới. Những nam giới có lượng tinh trùng thấp thì lượng Selenium thường rất thấp.

Axit béo cần thiết (EFAs): Những chất béo thiết yếu có ảnh hưởng sâu sắc trên tất cả các hệ thống của cơ thể, bao gồm cả hệ thống sinh sản và họ là rất quan trọng cho hoạt động hormone khỏe mạnh. Đối với nam giới bổ sung acid béo thiết yếu là rất quan trọng bởi axit béo cần thiết tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch. Người đàn ông với chất lượng tinh trùng kém, tinh trùng bất thường, nhu động kém hoặc số lượng thấp thường thiếu lượng axit béo cần thiết

Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và đã được hiển thị để tăng khả năng sinh sản khi cho cả nam giới và phụ nữ. Vitamin E giúp buồng trứng của phụ nữ tốt hơn, chất lượng trứng tốt hơn, tăng khả năng thụ thai. Còn với nam giới việc bổ sung Vitamin E giúp cho tinh trùng màu mỡ hơn.

Vitamin C: Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, và nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C giúp tăng cường chất lượng tinh trùng, bảo vệ tinh trùng và các ADN của tinh trùng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại tổn thương ADN trong tinh trùng có thể làm cho nó khó thụ thai ở nơi đầu tiên, hoặc nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai nếu thụ thai diễn ra. Tăng cường vitamin C để giữ cho tinh trùng tụ lại với nhau làm cho chúng di chuyển dễ dàng hơn trong cổ tử cung của nữ giới và sẽ làm tăng khả năng thụ thai.Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ dùng clomiphene thuốc kích thích rụng trứng sẽ có một cơ hội tốt hơn rụng trứng nếu vitamin C được thực hiện cùng với thuốc.

L-Arginine: Đây là một axit amino được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và chất này là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc sản xuất tinh trùng. Bổ sung L-arginine có thể giúp tăng cả số lượng tinh trùng và chất lượng. Lưu ý: Những người bị herpes tấn công (hoặc vết loét lạnh hoặc herpes sinh dục) không nên bổ sung với arginine bởi vì nó kích thích các vi rút.

L-Carnitine: Acid amin là cần thiết cho hoạt động bình thường của các tế bào tinh trùng. Theo nghiên cứu, cơ thể của nam giới được bổ sung đầy đủ chất này sẽ làm chất lượng tinh trùng tăng lên và cũng làm tăng khả năng vận động của tinh trùng.

Vitamin A: Vitamin này cần phải được đề cập đến vì có rất nhiều nhầm lẫn về việc sử dụng của nó trước và sau khi mang thai. Nhiều nhân viên y tế khuyên rằng không có vitamin A được thực hiện trong thời kỳ mang thai.Lời khuyên này là không chính xác, và nó có thể gây nguy hiểm cho giả định rằng bất kỳ vitamin hay chất dinh dưỡng khác nên được tránh trong thời gian thai kỳ. Vitamin A có tính chống oxy hóa quan trọng, và những kết quả của thiếu Vitamin A trong quá trình mang thai có thể bị phá hỏng. Nghiên cứu ở động vật chỉ ra nếu thiếu Vitamin A trong quá trình mang thai sẽ khiến lớp động vật con được sinh ra không có mắt, dị tật mắt, tinh hoàn không xuống và thoát vị cơ hoành.

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh tiểu đường

Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường  tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh tiểu đường

Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.

Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.

Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng:  Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động




























      Thể trạngLao động nhẹLao động vừaLao động nặng
Gầy35 Kcal/kg40 Kcal/kg45 Kcal/kg
Trung bình30 Kcal/kg35 Kcal/kg40 Kcal/kg
Mập25 Kcal/kg30 Kcal/kg35 Kcal/kg


Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.

Một số áp dụng trên thực tế:

- Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
- Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit
- Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit.

1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:

Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

2. Đối với chất đạm:

Pate không tốt cho bệnh tiểu đườngHạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

3. Đối với chất béo:

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

4. Rau, trái cây tươi:

Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...

5. Chất ngọt

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Ăn kiêng như thế nào?

-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.

-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

Lê tốt cho bệnh tiểu đườngCác thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.

Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 - 1/3
-  2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 - 2/7 - 1/7
-  trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 - 2/9 - 1/9

Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu.

Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.