Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây thuốc quí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây thuốc quí. Hiển thị tất cả bài đăng

Cà vú dê

Gốc ở Trung Mỹ (Virginia) được nhập trồng làm cảnh, nay có khi gặp mọc hoang dại ở một số nơi như Lạng Sơn, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Cà vú dê 

Cà vú dê – Solanum mammosum L., thuộc họ Cà – Solanaceae.

Mô tả: Cây nhỏ, cứng cao tới 1,5m, có lông dày và gai. Lá có phiến to, dài 10-15cm, có gai đứng dẹp cao đến 2,5cm ở gân và lông dày; cuống dài. Tán hoa ngoài nách lá, mang 3-4 hoa; hoa màu vàng lam hay tím; đài có lông; cánh hoa hẹp; nhị vàng. Quả vàng, bóng, dài 5-8cm, phình rộng ở gốc và có nhiều u lồi ở gần cuống; hạt rộng 5-7mm, màu nâu đậm. Ra hoa quả quanh năm, chủ yếu vào mùa thu, mùa đông. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Solani Mammosi.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Mỹ (Virginia) được nhập trồng làm cảnh, nay có khi gặp mọc hoang dại ở một số nơi như Lạng Sơn, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Tháp. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Cây có độc. Với liều rất thấp, nó có tác dụng như một chất gây mê.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint – Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị.

Chân chim

Dùng vỏ thân 10-20g, vỏ rễ 6-12g dạng thuốc sắc. Rễ dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm. Người ta dùng vỏ chế dạng rượu ngọt. 1ml chứa 0,2g bột dược liệu khô với tên Langtonic (chai 500ml ngày uống hai lần, mỗi lần 15- 30ml) và dạng elixia (1ml chứa 2g bột dược liệu khô) với tên Langosin (lọ 150ml, ngày uống 5ml). Phụ nữ có thai không dùng được.

Chân chim
Chân chim, Ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng – Schefflera octophylla (Lour.) Harms, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-10m hay cây to cao đến 15m, có ruột xốp. Vỏ cây màu xám, cành nhỏ có lỗ bì. Lá mọc so le, có cuống dài, kép chân vịt, thường có 8 lá chét mép nguyên, hình bầu dục nhọn hai đầu, hơi thon hẹp hoặc tròn ở gốc, dài 7-17cm, rộng 3-6cm. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ họp thành chuỳ hoặc chùm tán ở đầu cành; trên cuống phụ của cụm hoa, đôi khi có những bông hoa đứng riêng lẻ. Quả mọng, hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín màu tím đen, chứa 6-8 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Hoa tháng 2-3, quả tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá. Cortex, Cortex Radicis, Radix et Folium Schefflerae Octophyllae.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Đông Dương, mọc hoang, thường mọc ở ven rừng, chân núi, sườn đồi, đất hoang từ 100-1500m, vùng núi từ Lạng Sơn đến Lâm Đồng (Đà Lạt). Thu hái vỏ thân, vỏ rễ và rễ nhỏ vào mùa xuân, mùa thu, cạo sạch lớp vỏ bẩn bên ngoài, đồ qua, thái miếng, ủ cho thơm rồi phơi trong râm tới khô. Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học: Vỏ thân chứa 0,9-1% tinh dầu; vỏ cành và vỏ rễ chứa saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanic.

Tính vị, tác dụng: Chân chim có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ. Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết. Người ta xem Chân chim như vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm, ngủ ngon, làm thuốc bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá thái nhỏ thành sợi, phơi khô để nấu canh cá, canh tôm. Khi nấu cá tôm chín, nêm mắm muối rồi, người ta nhắc nồi xoong xuống mới cho rau lằng vào, vì nếu nấu không thì canh rất đắng, khó ăn.

Vỏ thân và vỏ rễ dùng chữa: 1. Sổ mũi, cảm cúm phát sốt, đau họng; 2. Phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp; 3. Viêm hạch bạch huyết cấp, viêm tinh hoàn, đàn ông liệt dương, đàn bà ngứa âm hộ; 4. Phù thũng; 5. Giải độc lá ngón hay say sắn. Rễ dùng làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện, thường gọi là Sâm nam hay Nam sâm. Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, eezema, bỏng.

Cách dùng: Dùng vỏ thân 10-20g, vỏ rễ 6-12g dạng thuốc sắc. Rễ dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm. Người ta dùng vỏ chế dạng rượu ngọt. 1ml chứa 0,2g bột dược liệu khô với tên Langtonic (chai 500ml ngày uống hai lần, mỗi lần 15- 30ml) và dạng elixia (1ml chứa 2g bột dược liệu khô) với tên Langosin (lọ 150ml, ngày uống 5ml). Phụ nữ có thai không dùng được.

Đơn thuốc:

  1. Sổ mũi, đau họng: Rễ Chân chim 15g, Cúc hoa vàng (toàn cây) 35g sắc uống.

  2. Phong thấp đau nhức xương: Vỏ rễ Chân chim 180g ngâm trong 500ml rượu, hàngngày uống 2 lần, mỗi lần

  3. Giải độc lá ngón, say sắn: Vỏ Chân chim giã nát, sắc nước uống.

  4. Bệnh cước khí, chân sưng đau: Chân chim, Lõi thông, Hạt cau, Hương phụ, Tử tô, Chỉ xác, Ké đầu ngựa, mỗi vị 8-16g sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chân chim gân dày


Chân chim gân dày, Chân chim mày, Ngũ gia bì leo – Schefflera venulosa (Wight et Arn) Harms (Paratropia venulosa Wight et Arn), thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ phụ sinh. Lá có 5-7(9) lá chét hình bầu dục, đầu nhọn có mũi dai; gân phụ 6-7 cặp, cuống phụ phình hai đầu. Cụm hoa dài 10-13cm, trục mang nhiều tán như hình cầu, mỗi tán có 12-15 hoa. Quả tròn tròn, có 5 cạnh tù.

Bộ phận dùng: Thân, lá – Caulis et Folium Schefflerae Venulosae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ và các nước Đông Dương. Ở nước ta, cây thường mọc leo trên các cây to trong rừng nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt lạc, tiêu thũng chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết.

Ghi chú: Phụ nữ có thai không được dùng.

Chân chim hoa chụm


Chân chim hoa chụm, Chân chim hoa cầu – Schefflera glomerulata Li, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây bụi hay cây nhỏ cao 3-7m, cành không lông. Lá mang 5-7 lá chét hình bầu dục, dài 8- 15cm, rộng 3-5cm, chóp có mũi dài, gốc tù tròn, không lông, màu lục; gân phụ 5-7 cặp; cuống phụ 3- 5cm. Chùm hoa có nhiều nhánh mang chụm hay tán tròn trên cuống ngắn; hoa không cuống. Quả hình trứng, có 5 cạnh, dài 4-5mm. Ra hoa tháng 7-8, có quả tháng 10.

Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ rễ – Cortex et Cortex Radicis Schefflerae Glomerulatae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc phương tỉnh Ninh Bình.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng khư phong hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng được dùng chữa phong thấp đau xương.

Chân chim leo


Châm chim leo – Schefflera elliplica (Blume) Harms, thuộc họ Nhân sâm – Araliceae.

Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn hay phụ sinh. Lá do 5-7 lá chét có mép nguyên, dài 7-15cm; lá kèm dính thành ống mau rụng. Chuỳ hoa dài bằng lá hay ngắn hơn. Hoa nhỏ, rộng 2,5mm; 5 nhị; bầu 5 ô. Quả hạch 3-4 mm.

Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ thân- Radix, Folium et Cortex Schefflerae Ellipticae.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ mọc hoang ở vùng núi. Thường hay bám vào các cây gỗ lớn. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Chân chim leo có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm thông mạch máu, tiêu sưng, giảm đau nhức.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau. Liều dùng 20-40g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác có cùng tác dụng.

Chân chim leo hoa trắng

Thường được sử dụng như các loài Chân chim khác. Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu; dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da.

Chân chim leo hoa trắng 

Chân chim leo hoa trắng – Schefflera leucantha R. Vig. thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây bụi có thân trườn, ít nhánh. Lá kép với 5-7 lá chét; lá chét dài 8-9,5cm, rộng 1,7- 2,4cm, thon ngược hay thon, màu xám trắng tái; gân phụ lồi ở cả hai mặt thành mạng, cuống dài 5-7cm. Cụm hoa ở ngọn do 5-6 nhánh dài 4-6cm mang tán, cuống 4-6mm; nụ tròn tròn; cuống hoa ngắn; cánh hoa màu hồng nâu; bao phấn trắng. Quả có 5 (6) cạnh, màu cam, cao 5-6mm; cuống 2-4mm, hạt dài 0,7- 0,9mm. Ra hoa tháng 1-2, quả tháng 5.

Bộ phận dùng: Vỏ, lá – Cortex, Folium Schefflerae Leucanthae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở miền Bắc, tại Lạng Sơn, Vĩnh Phú.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được sử dụng như các loài Chân chim khác. Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu; dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da.

Chân chim núi


Chân chim núi – Schefflera petelotii Merr., thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 4-5m; nhánh non có lông vàng; thân mang nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Lá kép có 5 lá chét xoan rộng, dài đến 18 (30)cm, rộng 11cm; mép lá ở phía trên có ít răng to, mặt trên vàng bóng, mặt dưới màu vàng xỉn; gân phụ 5-6 cặp; cuống dài 20cm, có rãnh dọc mảnh. Cụm hoa ngọn nhánh, mang nhánh dài 10cm, có lông vàng, cuống tán dài 8-12mm, cuống hoa 4-5mm; nụ hoa nhỏ. Quả nhỏ, hình cầu. Hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Vỏ và lá – Cortex et Folium Schefflera Petelotii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở núi đá, gặp ở những nơi từ Lai Châu tới Ninh Bình. Thường hay mọc xen với Bình vôi, Huyết giác. Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa; cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc cường tráng và trị đau mình mẩy. Lá dùng bó gẫy xương. Người ta lấy 50-100g lá giã nát, đắp; dùng vỏ cây làm nẹp, băng lại.

Chân chim núi đá


Chân chim núi đá, Chân chim lớn, Đại đinh hai hột – Macropanax dispermus (Blume) Kuntze (M. oreophilusMiq.), thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 12m, cành không lông. Lá mang (3) 5 (7) lá chét không lông, mép có răng, gân phụ mảnh, lá kèm dính vào cuống. Chuỳ mang tán ở ngọn to, có lông hình sao; hoa nhỏ, có đốt trên cuống, nơi đốt cuống phình ra như đĩa; đài không lông, cánh hoa 5; bầu 2 ô. Quả hạch cứng dẹp dẹp. Ra hoa tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Macropanacis Dispermi.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thường xanh lá rộng ở Ninh Bình (Cúc phương) đến Thừa Thiên, trên núi đá vôi.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi cay, tính bình; có tác dụng kiện tỳ lý khí, thư cân hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc (Vân Nam) rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức.

Chân danh hoa thưa

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém.

Chân danh hoa thưa 

Chân danh hoa thưa – Euonymus laxiflorus Champ., thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ; nhánh có mụt. Lá có phiến bầu dục, dài 7-10 cm, rộng 2-3cm, đầu nhọn dài; gân phụ 4-5 cặp, rất mảnh, mép có răng thấp hay nguyên; cuống 1cm. Xim tam phân thưa; hoa mẫu 5, với 6 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang có 5 cạnh màu nâu, bóng.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ – Cortex et Cortex Radicis Euonymi Laxiflori.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém.


Chân danh nam


Chân danh nam -Euonymus cochinchinensis Pierre, thuộc họ Dây gối – Celastraceae. Mô tả: Cây gỗ nhỡ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, tán thưa. Vỏ thân màu xám nhạt, có nhiều rãnh dọc. cành non nhẵn, màu xanh nâu. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 9-10cm, rộng 3-4cm, nhẵn bóng, mép nguyên. Cụm hoa hình chùm xim phân nhánh 3 lần, ở nách lá; từng đôi cụm hoa cũng mọc đối. Hoa có cuống, có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu 5 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả có 5 múi, nhẵn, màu xanh tím.

Hoa tháng 12-7, quả tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Euonymi Cochinchinensis.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang từ Quảng Nam – Đà Nẵng, Ninh Thuận tới Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang, trong các rừng thứ sinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày.

Chân danh Tà lơn


Chân danh Tà lơn – Eunoymus javanicus Blume var. talungensis Pierre, thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 12m, thân to 30cm; nhánh tròn, lông dài, không lông. Lá có phiến bầu dục thon, dài 8-18cm, mỏng, không lông; gân phụ 6-7 cặp. Hoa 1-3 ở nách lá; cuống 1cm; cánh hoa 5-6mm, màu hồng hồng; nhị 5 trên đĩa mật cao. Quả nang cao 2cm, có 5 cạnh, vàng vàng trên cuống 2cm; hạt có áo hạt. Ra hoa, kết quả tháng 5-6.

Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Eunoymi Javanici.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang (Phú Quốc).

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ thân sắc uống bổ gan thận, an thần, giảm đau mỏi (Viện Dược liệu).

Chân danh Trung Quốc


Chân danh Trung Quốc, Đỗ Trọng tía – Eunonymus chinensis Lindl, thuộc họ Dây gối – Celastraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 8m, thân to 2cm; nhánh không lông, xám nâu, vuông lúc non. Lá có phiến bầu dục thon, dài 6-9cm, rộng 2,5-3cm, đầu có mũi nhọn dài, gốc tù, gân phụ mảnh 8-10 cặp; cuống 5-7mm. Xim lưỡng phân ở nách lá; cánh hoa 4, cao 3mm, trắng, nguyên, tròn, nhị 4, trên đĩa mật. Quả nang có 4 cạnh, đầu như cắt ngang. Hoa tháng 6.

Bộ phận dùng: Vỏ cây – Cortex Eunonymi Chinensis

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm. Vỏ và lá khi bẻ ra đều có tơ dính như Đỗ trọng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cũng thường được dùng thay vị Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam.

Chay

Ở Ấn Độ, hạt dùng làm thuốc xổ; vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ, hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan gỗ, quả Chay sắc nước uống dùng trị giun như giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài trị ghẻ.

Chay 

Chay – Artocarpus lakoocha Roxb., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 10m, thân to đến 40cm, cành non có lông nâu. Lá có phiến dài 20-40cm, rộng 17-20cm, nhám, đầu tròn, gốc tù, mép có răng nhỏ, gân phụ 9-15 cặp, rất lồi ở mặt dưới; cuống lá 1,5- 2,5cm, có lông nâu. Cụm hoa đực (Dái đực) to 1,5 x 1cm trên cuống ngắn. Quả vàng, to bằng quả trứng vịt, có u không đều; hột xoan, dài 1cm.

Bộ phận dùng: Vỏ và hạt – Cortex et Semen Artocarpi Lakoochae. Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Lào Cai, Thanh Hoá. Cũng được trồng ở một số nơi; ở Thảo cầm viên TP Hồ Chí Minh có trồng.

Thành phần hoá học: Quả chứa các hợp chất polyhydric phenolic 2:4:3’:5’-tetrahydroxy-stilbeine. Vỏ thân chứa 2 triterpen kết tinh là lupeol và acetat -amyrin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, hạt dùng làm thuốc xổ; vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ, hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan gỗ, quả Chay sắc nước uống dùng trị giun như giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài trị ghẻ.

Chay Bắc bộ


Chay Bắc bộ, Chay vỏ tía – Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep, thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Quả, rễ – Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An…) và cũng được trồng để lấy quả ăn và vỏ dùng ăn trầu. Quả và rễ cũng được dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa nhiều tanin.

Tính vị, tác dụng: Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc:

  1. Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

  2. Rong kinh, bạch đới: Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50-60g, sắc nước uống.

Ghi chú: Tuỳ theo địa phương, người ta còn dùng những loài khác để ăn trầu như Artocarpus gomezianusWall. (A. masticata Gagnep.) cũng gọi là Chay, có lá cũng dùng chữa đau lưng mỏi gối.

Chay Cúc phương


Chay Cúc phương, Chay Petelot. Mit Petelot – Artocarpus petelotii Gagnep., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m, đường kính 10-30m, có lông hoe. Lá có phiến hình ngọn giáo, gốc tù, chóp có mũi nhọn, dài 10-25cm, rộng 4-9cm, mặt dưới có lông ngắn; gân phụ 7-8 cặp, cuống dài 2cm, có lông ngắn; lá kèm 5cm, có lông, sớm rụng. Bông đực xoan, dài 3cm, có lông mịn. Bông cái có ở nách lá, hình trứng ngược, to 3 x 1,5cm, có lông. Quả phức, lúc non màu xanh, khi già màu vàng cam to bằng quả trứng vịt. Thịt quả màu hồng, có nhiều hạt nhỏ. Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-8.

Bộ phận dùng: Quả, rễ – Fructus et Radix Artocarpi Petelotii.

Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Bắc Việt Nam, mọc ở Lào Cai, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đống đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ.

Chay lá bóng


Chay lá bóng, Mít rễ khoai, Vỏ khoai – Artocarpus nitidus Tréc. subsp. lingnanensis (Merr.) Jarr. (A. lingnanensis Merr.), thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao tới 15m, thân to 20cm, cành có lông. Lá có phiến bầu dục dài 7- 15cm, rộng 3-7cm, gân phụ 7-8 cặp, không lông ở cả hai mặt, mặt trên bóng, hơi ửng đen, cuống 1-1,5cm, lá kèm nhỏ 2mm. Dái đực không cuống, bao hoa tam giác. Quả không gai, có chai thấp, màu hung hung, trên cuống 4-5cm, nạc vàng hay đỏ hồng, hạt to 15x 12mm. Hoa tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Quả và rễ – Fructus et Radix Artocarpi Nitidi.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai, cũng được trồng ở Hà Nội, Hải Phòng. Thu hái rễ quanh năm; thu hái quả vào mùa thu. Rễ đào về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng: Vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, khai vị, thu liễm, chỉ huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được, dùng ngâm với đường và dùng làm gia vị. Vỏ thân và rễ dùng ăn với trầu thay cho cau.

Quả và rễ được sử dụng làm thuốc chữa: 1. Phổi nóng ho ra máu, thổ huyết, khạc ra máu, đau họng; 2. Thiếu nước chua trong dạ dày, không muốn ăn. Liều dùng 20-40g quả khô, 50-60g rễ khô, sắc nước uống.

Chìa vôi lông

Tính vị, tác dụng: Rễ hơi độc, có tác dụng tiêu thũng, bạt độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết. Ở Trung Quốc (Hải Nam) người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Chìa vôi lông, Dây xo – Cissus assamica (Laws.) Craib, thuộc họ Nho – Vitaceae.

Mô tả: Dây leo; cành non có lông sét hình thoi. Lá hình bầu dục dạng tim, dài đến 12cm; gân gốc 5; lúc non có lông dầy, nâu ở mặt dưới; cuống có lông sét. Ngù hoa kép, ngắn hơn, đầy lông; hoa mẫu 4; cánh hoa có lông. Quả mọng hình quả lê, cao 6-8mm, chứa 1 hạt. Ở thứ pilosissima Gagnep., có rất nhiều lông. Ra hoa tháng 11-12, quả tháng 1.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Cissi Assamicae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Tây Nguyên (Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng). Rễ cũng được thu hái như rễ Chìa vôi.

Tính vị, tác dụng: Rễ hơi độc, có tác dụng tiêu thũng, bạt độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết. Ở Trung Quốc (Hải Nam) người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Chìa vôi lông

Chìa vôi mũi giáo


Chìa vôi mũi giáo, Hồ đằng mũi giáo – Cissus hastata (Miq.) Planch. (Vitis hastata Miq.), thuộc họ Nho -Vitaceae.

Mô tả: Dây leo hơi mập; thân có 3-4 cánh có eo ở các mấu; tua cuốn đơn. Lá có phiến hình tim thon, dài 8-10cm; gân từ gốc 5, gân phụ 4-6 cặp, mép có răng thấp, cuống 2-3cm; lá kèm 2-3cm. Cụm hoa đối diện với lá, ngắn, mang 2-4 tán; cánh hoa 4. Quả mọng tròn, đỏ, chứa 1 hạt. Ra hoa tháng 6, có quả tháng 12-1.

Bộ phận dùng: Thân và dây – Caulis et Liana Cissi Hastatae.

Nơi sống và thu hái: Loài của vùng nhiệt đới Á Châu và Phi châu. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi chua, chát, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, hoạt huyết, tiêu thũng, khư phong thấp và rút mủ mụn nhọt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chồi non ăn được. Dây và thân được dùng ở Vân Nam (Trung Quốc) trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Chìa vôi sáu cạnh


Chìa vôi sáu cạnh, Hồ đằng sáu cạnh – Cissus hexangularis Thorel ex Planch., thuộc họ Nho – Vitaceae.

Mô tả: Dây leo cao 3-7m; nhánh non to, có 6 cánh thấp, xanh. Lá có phiến không lông, gốc cắt ngang; gân từ gốc 3, mép có răng mịn, cuống dài 5-9cm. Ngù hoa đối diện với lá; nụ hoa xoan; cánh hoa 4, cao 3-4mm, chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng: Cành lá – Ramulus cissi Hexangularis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên – Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang.

Tính vị, tác dụng: Tán huyết, khứ ứ, thư cân hoạt lạc

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cành lá dùng trị đòn ngã, dao chém.