Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y trị bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Ẩu thổ (Nôn mửa)

Đại Cương

Nôn mửa là do Vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng làm cho khí nghịch lên gây ra nôn.

Theo YHHĐ, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như Dạ dày viêm cấp.

Ẩu thổ (Nôn mửa)


Tính Chất:

1- Thời Gian:

Ăn xong nôn ngay, nghĩ đến hẹp thực quản, ế cách, phản vị

Ăn lâu (qua bữa sau....) mới nôn thì nghĩ đến Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.

Nôn vào sáng sớm thường gặp nơi phụ nữ có thai.

Nôn khi hít phải hoặc ngửi thấy mùi khó chịu không hợp... cũng thấy nơi phụ nữ có thai.

Nôn mỗi khi đi xe, tàu (say xe,say sóng.....)

2- Chất Nôn:

Chỉ có thức ăn đơn thuần nghĩ đến Hẹp Thực Quản, Ế Cách.

Thức ăn lẫn dịch vị: Hẹp Môn Vị, Phiên Vị.

3- Mùi:

Mùi chua hoặc không hôi thường do hàn.

Mùi chua khẳm hoặc hôi do nhiệt hoặc thương thực (thức ăn tích trệ).

4- Số lần và lượng nôn:

Nôn ít lần nhưng lượng nôn ra nhiều thường gặp trong nhiệt chứng.

Nôn nhiều lần nhưng lượng nôn ra ít thường gặp trong hàn chứng.

Triệu Chứng

2- Ăn Uống Không Đều: nôn ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, nôn, ợ chua, không thích ấn vào, biếng ăn, ợ hơi, nôn ra thì dễ chịu, đại tiện lỏng hoặc bón, rêu lưỡi dầy, nhạt, mạch Hoạt, Thực.

3- Can Khí Phạm Vị: nôn ra chất chua, vùng hông ngực đầy tức, nôn, ợ hơi, luôn buồn bực, khó chịu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt.

4- Tỳ Vị Hư Yếu (Hàn): nôn mửa, hông sườn và bụng đầy tức, gầy ốm, mệt nhọc, miệng khô mà không muốn uống nước, sợ lạnh, sắc mặt trắng nhạt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu Nhược.

5- Đờm Trọc Nội Trở: nôn ra đờm dãi và nước trong, chóng mặt, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Hoạt.

6- Vị Trung Tích Nhiệt, Vị Âm Hư: nôn mửa thất thường, miệng khô đắng nhưng không muốn ăn, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sác.

Điều trị:

  1. Vị nhiệt

Triệu chứng: Hơi trong miệng nồng nặc, đau vùng vị và khát nước ưa uống lạnh, táo bón

Pháp trị: Thanh  nhiệt chỉ ẩu









































Bạch linh10Bạch truật12Bạch thược10
Qui đầu10Đan bì10Hoàng liên10Nhân sâm12
Dieu vi thua khiĐại hoàng16Cam thảo8Mang tiêu20

Nôn nhiều đờm gia: Trần bỡ            12

Ăn vao thổ ngay gia nhân sâm            8

  1. Can khí phạm vị

Triệu chứng: Nôn mửa nước chua, đau sườn, đắng miệng, ợ hơi

pháp trị: Bình can bổ thổ









































 Nôn mửa can khí phạm vịBạch linh15Bạch thược15Qui đầu15
Bạch truật15Sài hồ15Trần bì15Trích thảo8
Chi tử8Nhân sâm12Truật nam15
Tả kim hoànHoàng liên12Ngô thù1


  1. Vị hư hàn

Triệu chứng: Nôn mửa ra chất trong loãng,vị quản đau ưa ấm, thiện án hoặc, sau khi ăn một lúc mới nôn, nôn ra thức ăn và nôn ra đờm, ít mùi,

Pháp trị: Ôn trung tán hàn chỉ thổ
































 Nôn mửa vị hư hànSa sâm8-12Bạch truật8Bạch linh12
Cam thảo4Trần bì8Bán hạ8Sinh khương8
Phụ tử4Đinh hương6


  1. Âm hư

Triệu chứng: nôn mửa thất thường, miệng khô đắng nhưng không muốn ăn, lưỡi đỏ, rêu bong tróc, khô, mạch Tế Sác.

Pháp trị: Tư âm nhuận táo
































Nôn mửa âm hưThục địa120Bạch linh80Sơn thù40
Ngũ vị4Nhục quế12

Châm cứu:

  1. Thương thực

Triệu chứng: Nôn ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, nôn, ợ chua, không thích ấn vào, biếng ăn, ợ hơi, nôn ra thì dễ chịu, đại tiện lỏng hoặc bón, rêu lưỡi dầy, nhạt, mạch Hoạt, Thực.

pháp trị: Tiêu thực chỉ ẩu

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm









































Nôn mửa thương thựcBạch linh12Thần khúc8Liên kiều8
bảo hoà hoànChỉ thực10La bạc tử12Sơn tra24
Bán hạ12Hậu phác8

Châm cứu:

  1. Đàm ẩm

Triệu chứng: Nôn ra đàm rãi, chúng mặt, hồi hộp, mạch hoạt






















Nôn mửa đàm ẩmTrần bì8Bán hạ8Bạch linh12
Cam thảo4Chỉ thực10Trúc nhự10Sinh khương3 lát

Âm nang huyết thũng

Đại cương

Là một bệnh thuộc  chứng nam khoa

Bệnh sinh dục, bìu dái bị tổn thương, bìu dái sưng đau, Vùng âm nang có huyết ứ lại sưng lên, gọi là Âm Nang Huyết Thủng. Thuộc chứng Huyết Sán của Đông Y.

Do vùng âm nang bị trực tiếp tổn thương gây nên, hoặc do ngoại thương làm cho huyết ứ lại gây nên.

Sách ‘Thọ Thế Bảo Nguyên’ viết: “Ngoại thận, do lao tổn bị thương, dịch hoàn một bên sưng to, có khí đau, bên trong có ứ huyết, gọi là Huyết Sán”.

 Âm nang huyết thũng

Nguyên Nhân

Đường Dung Xuyên, trong ‘Huyết Chứng Luận – Điệt Đả Huyết’ viết: “Té ngã gây rách da, huyết bị tổn, gân cơ bị tổn thương thì bị đau”…

Thường có thể do:

+ Té Ngã Tổn Thương: Vùng âm nang bị tổn thương do té ngã, đánh đập… khiến cho huyết bị tổn thương, máu ứ tích tụ lại ở bìu dái, gây nên bệnh.

+ Sau Khi Bị Thương Chảy Máu: Vùng bìu dái hoặc háng bị rách, chảy máu, không cầm máu được, máu chảy ra thấm vào bên trong bìu dái gây nên bệnh.

Điều trị:

  1. Xuất huyết ứ huyết:

Triệu chứng: Bìu dái sưng to, xệ xuống, da bìu dái mầu đỏ tím tối hoặc có từng mảng đen như vết ứ huyết. Nếu tổn thương nhẹ, chỗ sưng co lại, đau, xệ xuống. Nếu nặng thì cứng thành khối u, đau chói

Pháp: Chỉ huyết, hoá ứ, tiêu thủng, chỉ thống.

Dùng bài Thập Khôi Tán hợp với Hoa Nhuỵ Thạch Tán:
































Đại kế15Tiểu kế15Hà diệp thán6
Bá diệp thán6Mao căn thán6Tây thảo căn10Đại hoàng thán10
Chi tử10Tông lư bì10Mẫu đơn bì10Hoa nhuỵ thạch10

Giải thích bài thuốc: Đại hoàng, Đơn bì, Chi tử hoạt huyết, hoá ứ, thanh nhiệt, lương huyết để dưỡng huyết, hoá nhiệt; Đại kế, Tiểu kế, Hà diệp, Trắc bá, Mao căn, Tây thảo căn, Tông lư bì là những vị thuốc chỉ huyết; Hoa nhuỵ thạch là thánh dược để chỉ huyết, hoá ứ. Huyết cầm lại, ứ được khứ thì sẽ hết đau).

Nếu bìu dái sưng trướng đau lâu ngày không giảm, mà lại phát sốt đó là do huyết bị hoại tử hoá thành nhiệt, có thể thêm Bồ công anh, Kim ngân hoa, Hoàng bá, Ngư tinh thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo để thanh nhiệt, hoá độc.

Nếu bìu dái sưng đau, chưa giảm mà chảy máu không cầm, dùng bài trên, bỏ Đại kế, Tiểu kế, Trắc bá diệp, Tông lư bì là những thuốc cầm máu, thêm Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa để hoạt huyết, hoá ứ (Trung Y Cương Mục).

  1. Ứ huyết kết: Âm nang sưng đau, có thể sờ thấy phía trong bìu dái có khối u, ấn vào đau, nặng, cứng không bớt, càng lúc càng sưng to.

Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, thông lạc, tán kết.

Dùng bài Phục Nguyên Hoạt Huyết Thang phối hợp với Hoạt Lạc Hiệu Linh đơn:

Y học phát minh










































Sài hồ16Thiên hoa12Qui đầu12
Đào nhân8Hồng hoa8Xuyên sơn giáp8Cam thảo8
Nhũ hương8Một dược8Đan sâm12
Đại hoàng3-5

Giải thích bài thuốc:Đương quy, Hồng hoa, Đan sâm, Đào nhân, Nhũ hương, Một dược dưỡng huyết, hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân; Xuyên sơn giáp phá ứ, thông lạc; Đại hoàng khu trừ bại huyết; Thiên hoa phấn nhuận táo, tán kết; Cam thảo hoãn cấp chỉ thống; Sài hồ sơ Can, hoà huyết.

Nếu bìu dái sưng cứng khó tan, thêm Thuỷ điệt để phá huyết, trục ứ. Thêm Mẫu lệ (sống) để nhuyễn kiên, tán kết. Nếu có dấu hiệu khí hư, thêm Hoàng kỳ để ích khí. Nếu vùng bìu dái lạnh, thêm Tiểu hồi, Nhục quế để ôn kinh

Âm đạo đau - Âm thống

Đại Cương

Phụ nữ trong -âm đạo hoặc âm hộ thấy đau, có khi lan đến bụng dưới hoặc đến vú gọi là Âm Thống hoặc Âm Trung Thống, Âm Hộ Thống, Tiểu Hộ Giá Thống, Giá Thống.


Âm đạo đau - Âm thống

Nguyên Nhân

Theo Đông Y, bộ phận sinh dục là nơi hội tụ bên ngoài của tông cân, đồng thời mạch Xung, Nhâm và 3 đường kinh âm ở chân vận hành ngang qua đó. Can chủ cân, Thận khai khiếu ra nhị âm, vì vậy, đau vùng bộ phận sinh dục có liên hệ với Can và Thận.

Thường do:

+ Can thận suy tổn: Do tiên thiên bất túc, lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ làm hao tổn tinh huyết, tổn thương đến Can, Thận, Can mạch và bộ phận sinh dục. Cân lạc của Thận nhập vào bộ phận sinh dục, nếu cân mạch ở bộ phận sinh dục không được nuôi dưỡng sẽ bị sưng đau, co rút.

+ Can uất khí trệ: Do tình chí uất ức hoặc tức giận quá khiến cho Can uất, khí trệ, kinh mạch vùng bộ phận sinh dục không thông, khí huyết vận hành bị ngăn trở gây nên đau.

+ Can kinh thấp nhiệt: Do phiền táo, giận dữ uất kết, Can uất hoá thành nhiệt, ảnh hưởng đến Tỳ, Tỳ hư sinh thấp, thấp nhiệt cùng kết lại, dồn xuống hạ tiêu. Hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào hạ tiêu làm cho âm hộ sưng đau.

+ Hàn ngưng can mạch: Do âm hộ có âm hàn lâu ngày, hoặc nhân cơ hội hành kinh, sinh đẻ, hàn tà thừa cơ bên trong hư yếu mà xâm nhập vào hạ tiêu, khí huyết tương bác nhau khiến cho Can mạch bị bế tắc gây nên bệnh.

Chẩn Đoán

. Bệnh sử: Trước đó có cảm phải hàn tà, tình chí uất ức hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ.

Triệu chứng: Tự nhiên âm đạo hoặc bộ phận sinh dục sưng đau, đau lan đến bụng dưới hoặc đến vú, lúc đau nhiều lúc đau ít, lúc đau lúc không.

Điều trị

  1. Can thận suy tổn:

Triệu chứng: Bộ phận sinh dục sưng đau hoặc đau rát, có ít hoặc không có huyết trắng, lưng đau, chân mỏi, đầu váng, tai ù, mắt khô dính, uể oải không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Trầm, Tế.

Pháp: Tư dưỡng Can Thận, hoãn cấp chỉ thống.

Dùng bài Đương Quy Địa Hoàng Ẩm gia giảm






















Qui đầu 12Sinh địa12Mẫu lệ12
Bạch thược16Huyền hồ8


  1.               Can uất khí trệ:

Triệu chứng: Bộ phận sinh dục sưng đau, lan đến bụng dưới, hai bên hông sườn và hai vú, phiền táo, dễ tức giận, ngực đầy tức, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch Huyền.

Pháp: Sơ Can, giải uất, lý khí, chỉ thống.

Dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm










































Tieu dao tanSài hồ12Bạch truật12Bạch thược12
Qui đầu12Trần Bì8Trích thảo6Sinh khương12
Bạc hàBạch linh12Xuyên luyện tửHương phụ
Huyền hồ

- Nếu Can uất hoá hoả, biểu hiện là trong bộ phận sinh dục nóng rát, miệng đắng, họng khô, khát, thích uống, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác,  gia Đơn bì, Chi tử và Hạ khô thảo.

  1. Can kinh thấp nhiệt: Bộ phận sinh dục sưng đau, nhiều huyết trắng, mầu vàng như mủ, dính, có mùi hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, khát, thích uống nước, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.

Pháp: Tả Can, thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang thêm Hoàng bá, Uất kim.










































Long đởm tả can thangHoàng cầm8-16Chi tử8-16Qui đầu8-16
Sài hồ4-12Mộc thông4-8Cam thảo4-8Sinh địa12-20
Long đởm thảo2-8Sa tiền12-20Trạch tả8-16Hoàng bá
Uất kim


  1. 4. Hàn trệ can mạch:

Triệu chứng: Bộ phận sinh dục co thắt, đau chịu không được, sợ lạnh, tay chân lạnh, các khớp đau nhức, lưỡi tối, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm khẩn.

Pháp: Ôn kinh, tán hàn, hành trệ, chỉ thống.

Dùng bài Xuyên Luyện Thang (Trúc Lâm Nữ Khoa) gia giảm:










































Binh langTrạch tảXuyên luyện tử
Tiểu hồiTrư linhBạch truậtÔ dược
Nhũ hươngHuyền hồMộc hươngMa hoàng
Sinh khươngThông bạch

Sa dạ con

Sa dạ con

  1. Đại cương

Sa dạ con là dạ con sa xuống dưới khung chậu nhỏ, thập thò hoặc sa ra ngoài âm đạo

sa dạ con còn gọi là âm đỉnh, âm thoát, âm trĩ...

Nguyên nhân thường do sinh đẻ nhiều lần, lao lực quá độ hoặc đại tiện táo bónphải rặn nhiều làm cho hai mạch Xung Nhâm hư tổn bất cố hoặc khí hư hạ hãm không làm chủ được cơ nhục gây ra, khi bị nhiễm trùng thì kèm thêm thấp nhiệt

Trên thế giới có đến 15% phụ nữ cao tuổi bị mắc bệnh sa dạ con.

  1. Chứng trị

  1. Khí hư


Triệu chứng: Sa dạ con, mệt mỏi, hồi hộp, đoản khí, tiểu đi luôn, thường kiêm cả chứng bạch đới trong loãng, lưỡi nhạt, mạch phù hư …

Pháp trị: Ích khí thăng đề

sa dạ con  khí hư
Đg sâm16Btruật12H kỳ16
S Hồ12thăng ma16TR Bì8X quy12
tr thảo4thanh bì8sơn chi8Sâm lô


Khi bị loét (thấp nhiệt)gia hoàng bá 12 , long đởm 12

Châm cứu: Bách hội, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực (vê mạnh hướng về phía âm đạo)

  1. Thận hư

Triệu chứng: Sa dạ con, lưng đau mỏi, bụng dưới tức nặng, hai vế nhức mỏi, không có bạch đới, âm đạo khô hoặc có hiện tượng dính dẻo, tiểu đi luôn, đau đầu, ù tai, lưỡi đỏ nhạt, mạch trầm nhược

Phép trị: Bổ thận ích khí

Đại bổ nguyên tiễnNhân sâm12HoàI sơn8Thục20
Sa dạ con thận hưkỉ tử8Qui đầu8Sơn thù4
Chích thảo4thanh bì8sơn chi8Sâm lô
Thăng ma80Đ Trọng8





Khi bị loét (thấp nhiệt) gia hoàng bá 12 , long đởm 12

Nếu thận dương hư chân tay lạnh ra Phụ tử, Nhục quế

Châm cứu: Bách hội, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực (vê mạnh hướng về phía âm đạo)

  1. Dùng ngoài
Bài 1: Chỉ sác 200g Cho 3 bát nước đun lấy nước xông rửa

Bài 2: dùng cho trường hợ bị viêm loét (có thấp nhiệt) Khổ sâm, Sà sàng, Hoàng bá, Khô phàn, Hoàng liên, Bạch chỉ

Lượng bằng nhau đun sôi xông rửa, dùng cho trường hợp thấp nhiệt (có loét)

Âm suy

Bệnh này được nhắc tới lần đầu tiên trong Kim Quỹ Yếu Lược – Phụ Nhân Mạch Chứng Tịnh Trị. được mô tà là chứng trong âm đạo phụ nữ có những hơi khí tiết ra, có khi thành tiếng kêu, giống như đánh hơi (trung tiện) nhưng không có mùi hôi thối như trung tiện, tiếng kêu thường phát ra khi bệnh nhân thay đổi tư thế.

Âm suy


Nguyên nhân

Đa số do trung khí bất túc, hơi do cốc khí dồn xuống gây nên. Hoặc do Vị trường bị táo, khí không thông đi được, bị rối loạn khí, khí không chuyển theo cách thông thường ra hậu môn nên gây ra bệnh.

Hoặc do Tỳ Dương không vận hoá, đờm thấp đình tụ lại, làm cho khí bị ngăn trở, tiết xuống dưới gây nên bệnh.

+ Khí hư: Do Tỳ vốn suy yếu hoặc do lao nhọc làm tổn thương tỳ, Tỳ mất chức năng vận hoá, khí huyết quá suy khiến cho trung khí bị hạ hãm, phủ khí không theo con đường bình thường mà lại dồn vào bộ phận sinh dục gây nên bệnh.

+ Vị táo: Cơ thể vốn sẵn dương thịnh hoặc do cảm phải nhiệt tà hoặc do ăn thức ăn quá cay, nóng, khiến cho nhiệt thịnh nung đốt tân dịch, trong vị bị táo, táo bón, làm cho phủ khí không tiết xuống được, dồn vào bộ phận sinh dục gây nên.

+ Khí uất: Người tinh thần sẵn uất ức hoặc giận dữ quá làm tổn thương Can, Can khí không thoải mái, khí bị rối loạn, bế tắc ở trung tiêu làm cho phủ khí không theo đường bình thường của mình mà chuyển vào bộ phận sinh dục gây nên bệnh.

+ Đờm thấp: Cơ thể vốn béo phì, bên trong có đờm thấp hoặc ăn nhiều thức ăn ngọt, béo, khiến cho Tỳ mất chức năng kiện viện, thì sinh ra đờm thấp ở trung tiêu, đờm và trọc khí lẫn lộn làm cho hậu môn bị ngăn trở, khí không đi theo con đường thông thường mà dồn vào bộ phận sinh dục gây nên bệnh.

  

  Điều trị:

  1. Khí hư

Triệu chứng: Tiếng hơi đánh ra nặng, có khi liên tục, có khi gián đọc, mệt mỏi, không có sức, hơi thở ngắn, nói đứt quãng, vùng bụng đầy tức hoặc bụng dưới trằn nặng, da mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhược, hoãn.

Pháp: Kiện Tỳ, ích khí, thăng thanh, giáng trọc.

Dùng bài Bổ Trung Ích Khí thang thêm chỉ xác.
































Bổ trung ích khíĐẳng sâm16Hoàng kỳ20Chích thảo4
Thăng ma4-6Qui đầu12Sài hồ6-10Bạch truật12
Trần Bì4-6

2.Vị táo

Triệu chứng: Trong âm đạo luôn có hơi, miệng háo, họng khô, táo bón, bụng đầy trướng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt sác.

Pháp: Tả nhiệt, nhuận táo, lý khí, đạo trệ

. Dùng bài Ma Tử Nhân Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược).






















Ma tử nhân hoànMa tử nhân8-12Hạnh nhân4-8Hậu phác6-8
Đại hoàng4-8Chỉ thực6-8Bạch thược8-12

Cách dùng: Luyện mật làm hoàn nhỏ, mỗi lần 4-8g ngày 2 lần, nếu đại tiện chưa được thì tăng liều

Chủ trị: Chữa các chứng táo bón kéo dài do tập quán, do lão suy, bệnh trĩ đi ngoài ra máu, gia thêm hoa hoè, địa du

Ma tử nhân, Hạnh nhân lý khí, nhuận trường, thông tiệu

Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác tả nhiệt, phá tích, đạo trệ

Thược dược, Bạch mật dưỡng âm, nhuận táo

3.Khí uất

Triệu chứng:Trong âm đạo có tiếng hơi, lúc nặng lúc nhẹ, tinh thần ưu uất, phiền táo, dễ tức giận, ngực sườn đau, bụng dưới trướng đau, ợ hơi, ăn ít, thích thở dài, lưỡi bình thường, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền hoặc Huyền sáp.

Pháp: Sơ Can, lý Tỳ, khai uất, hành khí.

Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Chỉ xác.
































Tieu dao tanSài hồ12Bạch truật12Bạch thược12
Qui đầu12Trần Bì8Trích thảo6Sinh khương12
Bạc hàBạch linh12

Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Theo Hòa tễ cục phương: Các vị trên nghiền thành bột thô, mỗi lần uống dùng 2 tiền, sắc với 1 bát ô tô nước cùng với một lát gừng nướng, một nhúm nhỏ bạc hà lấy 7/10 bát, bỏ bã uống lúc thuốc còn nóng, không câu nệ về thời gian.

4.Đờm thấp

Triệu chứng: Trong âm đạo có hơi, huyết trắng nhiều, mầu trắng đục, hông sườn đầy tức, nôn ra đờm dãi, lo sợ, hơi thở ngắn, trong miệng nhạt, dính, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Hoạt hoãn.

Pháp: Kiện Tỳ, ôn trung, táo thấp, hoá đờm.

Dùng bài Quất Bán Chỉ Khương Thang (Ôn Bệnh Điều Biện), thêm Bạch truật.






















Bạch truậtPhục linhQuế chi
Sinh khươngBán hạTrần bìChỉ thực

Bạch truật, Phục linh kiện Tỳ, thấm thấp, ninh Tâm

Quế chi, Sinh khương ôn trung, thông dương, hoá ẩm, chỉ ẩu

Bán hạ, Quất bì táo thấp, hoá đờm, giáng nghịch, chỉ ẩu

Chỉ thực hành khí, trừ bỉ

Âm lãnh

Âm lãnh chỉ tình trạng bộ phận sinh dục của nam giới bị lạnh.

Là một bệnh thuộc  nam khoa

Còn gọi là ‘Âm Hàn’, ‘Âm Đầu Hàn’.

Chứng này phát sinh do Thận dương suy yếu, hoặc do ngoại cảm hàn tà, hàn ngưng ở Can kinh gây nên bệnh. hoặc do Can kinh bị thấp nhiệt ngăn trở cơ quan sinh dục không được nuôi dưỡng gây nên chứng âm lãnh.

Bệnh này ngoài dấu hiệu lạnh ở bộ phận sinh dục thường không có dấu hiệu gì khác thường.

Âm lãnh 

 Điều trị

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

  1. Dương hư:

Triệu chứng: Dương vật lạnh sợ lạnh, thích nóng, suy giảm tình dục, tinh lạnh, lưng đau, chân yếu, tinh thần mỏi mệt, liệt dương, xuất tinh sớm, nước tiểu trong, đêm tiểu nhiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Tế, Nhược.

Pháp: Bổ ích Thận khí, ôn tán hàn tà.

Dùng bài Hữu Quy Hoàn gia vị

Qui đầu12Lộc giác16Thỏ ti tử16
Nhục quế8-16Thục địa30Kỉ tử16Đỗ trọng16
Phụ tử8-16Hoài sơn15Sơn thù15Dâm dương hoắc
Ba kíchNgải diệpĐương quyCam thảo

Ba kích, Ngải diệp. Dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ tử để bổ Can Thận âm, làm cho âm sinh, dương trưởng; Phụ tử, Nhục quế, Ngải diệp ôn kinh, tán hàn để bổ thận dương; đỗ trọng, Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ, Ba kích, Lộc giác giao bổ thận, tráng dương; Đương quy dưỡng huyết, nhuận táo; Cam thảo điều hòa các vị thuốc (Trung Y Cương Mục).
  1. Hàn trệ can mạch:

Triệu chứng: Vùng tiền âm lạnh, hoặc âm hành, dịch hoàn lạnh đau, bụng dưới đau rút, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trì, Huyền hoặc Hoãn.

Điều Trị: Ôn noãn Can Thận, tán hàn, hành trệ.

Dùng bài Noãn Can Tiễn hợp với Tiêu Quế Thang gia giảm

Noãn can tiễnNhục quế6Tiểu hồi8Thanh bì8
Trầm hương4ô Dược10Trần bì8Qui xuyên8
Quế chi8Xuyên tiêu4Ma hoàng8Ngô thù du4
Sài hồ8

Giải thích: Dùng Nhục quế, Xuyên tiêu, Tiểu hồi, Ngô thù du noãn can thận, ôn kinh, khứ hàn; Trầm hương, Ô dược, Thanh bì, Trần bì hành khí, chỉ thống; Sài hồ sơ thông can khí, dẫn thuốc đi vào Can; Ma hoàng, Quế chi tán hàn ở biểu.

  1. Can kinh thấp nhiệt ngăn trở dương khí: Vùng tiền âm lạnh, ra mồ hôi, âm nang ẩm ướt, ngứa, có mùi hôi, kèm hông sườn đau, đầy trướng, phiền táo, dễ tức giận, miệng đắng, họng khô, táo bón, nước tiểu vàng, đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác.

Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.

Thanh Hồn Thang gia vị

Sài hồHoàng báTrạch tả
Đương quy vĩMa hoàng cănPhòng kỷLong đởm thảo
Phục linhHồng hoaNgũ vị tử

Giải thích: Long đởm thảo, Trạch tả, Hoàng bá, Phục linh, Phòng kỷ để thanh nhiệt, lợi thấp; Sài hồ sơ lợi Can khí; Hồng hoa, Đương quy hòa huyết, thông lạc; Ma hoàng căn, Ngũ vị tử thu liễm, chỉ hãn

Viêm loét âm hộ

Đại cương

Là chứng âm hộ người phụ nữ có mụn nhọt lở loét, chảy nước vàng và mủ.

Còn gọi là Âm Trọc.

Tương đương chứng Loét âm đạo, Mép lớn âm hộ viêm lở loét, Viêm sinh dục ngoài của YHHĐ.

Viêm loét âm hộ

Nguyên Nhân


Đa số do thấp nhiệt rót xuống dưới uất kết lại hoá thành độc hoặc do chính khí bị tổn thương, hàn thấp ngưng kết lại gây nên bệnh.

+ Thấp Nhiệt: Hạ tiêu bị thấp nhiệt hoặc tức giận làm tổn thương Can, Can uất hoá thành nhiệt. Can khí phạm Tỳ, Tỳ hư thì thấp sẽ thịnh, thấp nhiệt rót xuống dưới, uất kết lại hoá thành độc, hoá thành mủ gây nên bệnh.

+ Hàn Thấp: Do hàn thấp tụ lại ở âm hộ hoặc do lúc hành kinh hoặc sau khi sinh hàn thấp ngừng trệ lại, huyết ứ phía bên trong, khí không thông hoặc đờm trọc đình lại phía bên trong, đờm và ứ ngăn trở khiến cho da vùng âm hộ bị ngứa, lâu ngày sinh lở loét gây nên âm đạo lở loét.

Chẩn Đoán


. Dựa vào bệnh sử: Vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh, vùng hạ tiêu bị nhiễm thấp nhiệt hoặc hàn thấp, vùng âm đạo sưng, đau, hoặc tuyến Bartholin bị viêm.

. Chứng trạng: âm hộ sưng đỏ, nóng, đau hoặc có khối u cứng, vỡ ra, chảy mủ.

. Khám thấy: Vùng bên ngoài âm đạo hoặc mép lớn sưng đỏ, nóng, ấn vào đau, có mủ hoặc mủ chảy ra lở loét.

. Xét nghiệm: lượng bạch cầu tăng cao.

Chẩn Đoán Phân Biệt

Cần phân biệt với:

. Giang mai, hạ cam (xét nghiệm cho thấy Widal dương tính).

. Hạ cam mềm: phát ra nhiều chỗ, có mủ, đau (xét nghiệm cho kết quả rõ hơn loại khuẩn gây bệnh).

Biện chứng luận trị


Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

  1. Thấp Nhiệt: Vùng âm đạo lở loét, sưng nóng đỏ, đau, lở loét chảy nước, mủ, dính, có mùi hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, cơ thể nóng, tâm phiền, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Tả Can, thanh nhiệt, trừ thấp.

Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm

































Sài hồ12Mộc thông8Cam thảo4Sinh địa20
Long đởm thảo6-12sa tiền16Trạch tả16Qui xuyên12
Hoàng cầm8Chi tử8 Bồ công anh Thổ phục linh

. Nếu nhiệt độc nhiều, sốt không giảm, khát, thích uống nước lạnh, mủ ra có mùi hôi thối. Dùng phép giải độc, thanh nhiệt, hoá hủ, trừ thấp. Dùng bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương):











































Bạch chỉ8Bối mẫuPhòng phong8Xích thược12
Quy vĩ12Thiên hoa phấn10Xuyên sơn giáp8Nhũ hương8
Tạo giác thích8Một dược8 Kim ngân hoa16 Trần bì8
Cam thảo tiết


  1. Hàn Thấp: Âm đạo sưng cứng, lở loét, mầu da âm đạo không thay đổi hoặc đau, mụn vỡ chảy mủ ra không dứt, tinh thần mỏi mệt, ăn ít, lưỡi trắng, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Ôn kinh, hoá thấp, hoạt huyết, tán kết

Dùng bài Dương Hoà Thang (Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập)

































Thục địaLộc giác giaoTro GừngNhục quế
Ma hoàngCam thảoBạch giới tửNga truật
Thương truậtPhục linhTạo giác thích



Nếu chính khí suy yếu, tà khí thịnh, có triệu chứng nhọt lở loét không thu miệng lại, hoảng sợ, hơi thở ngắn.

pháp thác lý, tiêu độc

Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Ngoại Khoa Chính Tông) gia giảm

































Nhân sâmBạch truậtHoàng kỳCam thảo
Phục linhĐương quyBạch thượcXuyên khung
Ngân hoaBạch chỉTạo giác thíchCát cánh

 3.Thuốc Bôi:

. Lúc mới bị: dùng Ngoại Tiêu Kim Hoàng Tán: Đại hoàng (sống), Hoàng bá, Khương hoàng, Bạch chỉ đều 10g, Nam tinh, Trần bì, Thương truật, Hậu phác, cam thảo đều 4g, Thiên hoa phấn 24g. Tán nhuyễn, trộn với dầu Mè (Dừa), bôi.

. Thời kỳ nung mủ, nếu không tự vỡ ra: Rạch cho thoát mủ ra. Sau đó dùng Sinh Cơ Tán đắp vào: Tượng bì (nướng), Long cốt (nung), Xích thạch chi, Huyết kiệt, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Nhi trà đều 30g, Băng phiến 10g. Tán nhuyễn rắc vào vết thương (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).

Ngứa âm hộ

Đại cương: Phụ nữ phía ngoài bộ phận sinh dục và âm đạo bị ngứa, đau ngứa không chịu nổi hoặc có đới hạ tiết ra nhiều, gọi là Âm Dưỡng.

Nếu nặng hơn sinh ra lở loét, gọi là Âm Sang, thuộc phạm vi các chứng: Ngứa Âm Đạo, Ngoại Âm Viêm, Âm Đạo Viêm,Viêm Âm Hộ, Viêm Tuyến Bartholin, Mào Gà Âm Hộ, Herpes Âm Hô, Giang Mai Âm Hộ… của YHHĐ.

Ngứa âm hộ

Nguyên Nhân


Sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ cho rằng: “Chứng Âm dưỡng đa số do thấp nhiệt sinh trùng, thuộc Can kinh hoá ra”.

Trên lâm sàng thường do:

+ Do Can Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, bệnh năng lâu ngày không khỏi hoặc sinh xong sữa ra nhiều quá làm tổn hao tinh huyết khiến cho Can Thận âm hư. Can mạch đi ngang qua bộ phận sinh dục, Thận quản lý tiền âm và hậu âm, nếu Can Thận âm hư, tinh huyết không đủ, âm hộ không được dinh dưỡng, huyết bị táo sẽ sinh phong, phong động gây nên ngứa.

+ Do Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Uất ức, giận dữ làm tổn thương Can, Can uất hóa nhiệt, Can khí sẽ phạm Tỳ, khiến cho Tỳ hư, thấp thịnh. Thấp nhiệt uất kết lại làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, đới hạ sẽ ra nhiều, làm ẩm ướt âm bộ, phát ra ngứa.

+ Do Thấp Trọc Tư Sinh: Cơ thể vốn bị Tỳ hư, thấp thịnh, tích lại lâu ngày hóa thành nhiệt, lưu chú ở hạ tiêu, làm tổn thương mạch Nhâm và Đới. Thấp nhiệt uẩn tích sinh ra trọc, hoặc vùng bộ phận sinh dục không khô hoặc âm đạo bị ẩm ướt lâu ngày, thấp trọc sinh ra, gây nên ngứa.

Điều trị


1.Can Thận Âm Hư: Âm hộ khô, sít, ngứa không chịu nổi hoặc da vùng âm bộ biến thành trắng, sưng to hoặc teo lại, vỡ ra lở loét, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu váng, hoa mắt, trời nóng thì ra mồ hôi, lưng đau, gối mỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Huyền Tế mà Sác.

Biện chứng: Can Thận âm hư, tinh huyết đều suy, huyết táo sinh phong, phong động sinh ra ngứa. Âm hộ thuộc về Can Thận, vì vậy, âm hộ khô, sít, ngứa không chịu nổi. Phong thịnh thì sinh ra sưng, do đó da vùng âm đạo sưng. Da vùng âm đạo không được nuôi dưỡng thì sinh ra mầu trắng, co rút lại, lở loét. Âm hư sinh nội nhiệt, vì vậy ngũ tâm bị phiền nhiệt. Can dương thịnh thì sốt cao, ra mồ hôi. Thận hư thì lưng đau, gối mỏi. Lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế mà Sác là dấu hiệu Can Thận âm hư.

Pháp: Điều bổ Can Thận, tư âm giáng hỏa.

Phương dược: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm .
































Tri bá địa hoàng hoànThục địa24Hoài sơn12Sơn thù12
Đan bì9Bạch linh9Trạch tả9Tri mẫu10
Hoàng bá9 Bạch tiên bì 12 Hà thủ ô (chế)12


  1. Can kinh thấp nhiệt: Vùng âm bộ ngứa, đau, đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, tâm phiền không yên, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.

Biện chứng: Can kinh có thấp nhiệt rót xuống, làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, vì thế đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi. Thấp nhiệt thấm ướt thì gây nên ngứa, đau. Thấp nhiệt nung nấu gây nên đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô. Nhiệt nhập vào tâm thần gây nên tâm phiền không yên. Thấp nhiệt làm tổn thương tân dịch vì vậy bị táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác là dấu hiệu Can kinh có thấp nhiệt.

Pháp: Tả Can thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ dưỡng (giảm ngứa).

.Phương: Long Đởm Tả Can Thang.
































Long đởm tả can thangHoàng cầm8Chi tử8Qui xuyên12
Sài hồ12Mộc thông8Cam thảo4Sinh địa20
Long đởm thảo6-12sa tiền16Trạch tả16


  1. Thuốc Rửa

































Xà sàng tử tánHoa tiêu12Xà sàng tử15Minh phàn12
Khổ sâm12Bách bộ12Bạch phàn12

Âm hành đờm hạch

Đại cương

Âm hành đờm hạch chỉ trường hợp quanh âm hành nổi lên những khối u nhỏ. Mặt dưới âm hành có những vệt hoặc cục ban cứng, có thể làm cho âm hành đau, co rút.

Tương đương chứng Lao Sinh Dục trong y  học hiện đại

Âm hành đờm hạch 

Nguyên Nhân

Tiền âm là nơi tụ của tông cân, là nơi giao hội của kinh Thái âm và Dương minh. Ăn uống không điều độ, Tỳ mất chức năng vận hoá, đờm trọc bên trong sẽ phát sinh, dồn xuống tông cân, ngưng tụ lại thành hạch. Hoặc Can Thận âm hư, hoả vượng nung đốt tân dịch thành đờm, đờm trọc dồn xuống, kết ở tông cân thành nốt u.

 Chẩn Đoán

Đa số gặp nơi người trung niên. Thường thấy âm hành nặng trệ xuống, lúc tiểu có cảm giác hơi đau, tiểu không thông, đụng vào âm hành thấy đau hoặc teo lại, nặng hơn có cảm giác như có cái gì vướng hoặc bị liệt dương.

Sờ vào âm hành thấy có nốt u, một hoặc nhiều nốt, ấn vào thấy đau.

Điều trị

  1. Đờm Trọc Ngưng Kết: Trên mặt của âm hành có những nốt hạch, âm hành không cử động thì không thấy có dấu hiệu bệnh rõ, lưỡi nhạt, rìa lưỡi có vết răng, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu.

pháp: sơ can hành khí, hoá đàm tán kết






























Nội tiêu loa lịch hoànsài hồ8bach  thược12hương phụ12
Hạ khô thảo20trần bì6cương tàm12hải tảo12
mẫu lệ40Một dược


  1. Âm Hư Đờm Hoả: Âm hành kết hạch, hơi đau, da hơi ửng đỏ hoặc hơi nóng, về chiều thì đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, tai ù, lưng đau, gối mỏi.

Pháp: Tư âm, giáng hoả, hoá đờm, tán kết.

Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm










































Lục vị hoàn gia giảmThục địa24Hoài sơn12Sơn thù12
Đan bì9Bạch linh9Trạch tả9mẫu lệ20
hạ khô thảo16Địa cốt bì12miết giáp12sạ can8
ngân sài hồ12

Bài thuốc chữa sa dạ con

Sa âm đạo – Sa dạ con xảy ra khi các cơ vùng chậu yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu tuột xuống âm đạo. các cơ quan này gồm : bàng quang, trực tràng và niệu đạo, nhưng cơ quan hay bị sa nhất là tử cung. Nếu nặng cổ tử cung có thể nhô ra khỏi âm đạo nếu trực tràng phồng lên phía vách sau âm đạo được gọi là sa trực tràng. Niệu đạo phồng lên phía vách trước âm đạo là sa niệu đạo và bang quang tuột xuống phía trước vách âm đạo là sa bàng quang . đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, sau sinh, sinh đẻ nhiều, lao động sớm - nặng trong thời gian hậu sản…

Bài thuốc chữa sa dạ con 

Bệnh có 3 mức độ:

Độ 1: tử cung bị kéo giãn, chùng xuống thấp hơn một chút so với vị trí ban đầu nhưng vẫn nằm trong âm đạo. Người bệnh cảm giác hơi tức, vướng, nặng ở bộ phận sinh dục, thỉnh thoảng hay bị tiểu dắt, tiểu són, đặc biệt là khi ho, cười lớn hoặc vận động mạnh

Độ 2: tử cung giãn, sệ xuống khe hở của âm đạo. Mỗi khi rặn, cố gắng để đi vệ sinh, ngồi xổm hoặc mang xách nặng, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài. Nếu nghỉ ngơi, nó sẽ tự co lại vào bên trong

Độ 3: toàn bộ tử cung "chảy" hết ra ngoài âm đạo. Người bệnh có thể nhìn, sờ thấy một khối thịt tròn cỡ nắm tay ở đó và khối thịt này không tự co lại được. Nếu bệnh đã đến mức độ này thì luôn kèm theo viêm tấy do bệnh nhân thường xuyên đi tiểu són, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập

Sa tử cung tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.Phụ nữ sau khi sinh cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, bồi dưỡng trong thời gian cho con bú để cơ thể chóng khỏe, các cơ, dây chằng nhanh mạnh lên. Ngoài ra cũng cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, để nếu bệnh nặng hơn bác sĩ có sự can thiệp kịp thời.

Bệnh đặc biệt hay gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh. Khi mới sinh đến khoảng 1-2 tháng, tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Việc lao động nặng nhọc, gằng sức, đi lại quá nhiều khiến dạ con bị sa xuống. Vì thế, khi mới sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, vừa tránh được tình trạng bế sản dịch, vừa giúp dạ con co bóp, co lại trở về bình thường. Phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn. Sản phụ cũng nên cho con bú mẹ vừa tốt cho em bé, lại giúp tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài và giúp tử cung co nhỏ lại.

Còn khi có dấu hiệu sa âm đạo, không được chủ quan mà cần đi khám chuyên khoa để được can thiệp ngay khi ở mức độ nhẹ và cũng hạn chế làm việc nặng. Còn việc có thể mang thai tiếp được khi có biểu hiện sa dạ con, thì ở mỗi trường hợp cụ thể, khi thăm khám kỹ càng bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên. Có những người sa dạ con ở mức độ nhẹ, hoàn toàn vẫn có thể tập luyện, can thiệp để dạ con co trở lại bình thường và vẫn có thể sinh con.

Phép chữa: Theo nguyên tắc “hãm xuống thì đưa lên” dùng bổ khí để đưa lên là chính. Dùng thuốc có tính thăng đề (đưa lên) để đưa khí hạ hãm từ dưới lên trên. Đồng thời phối hợp cả châm cứu bấm huyệt và phép chữa ngoài như chườm đắp thì kết quả sẽ nhanh hơn. Khi chữa phải nghỉ ngơi tốt, kiêng phòng dục, gánh vác nặng để nâng cao điều trị, đề phòng bệnh tái phát. Cụ thể là phải bổ khí thăng dương.

Dùng bài: “Bổ trung ích khí”: huyền sâm 4g, huỳnh kỳ (nướng) 6g, đương quy 2g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, trần bì 2g, thăng ma 2g, sài hồ 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 trái. Sắc 500ml còn 150ml, uống ấm trong ngày.

Chứng thấp nhiệt: Biểu hiện trong âm đạo có khối lòi ra ngoài, đau, nước vàng ra dầm dề, đi tiểu nóng rát, nước tiểu vàng, lúc tiểu thì đau, lòng phiền, mình nóng, tự đổ mồ hôi, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng có nhớt, mạch hoạt sác.

Nguyên nhân: do tỳ khí hư, thấp khí hạ hãm, uất lâu sinh nhiệt.

Phép chữa: thanh nhiệt, lợi thấp.

Dùng bài “Long đởm tả can thang”: long đởm thảo (sao rượu) 4g, mộc thông 2g, sài hồ 4g, trạch tả 4g, xa tiền tử, sinh địa hoàng (sao rượu) 2g, đương quy vĩ (rửa rượu) 2g, chi tử (sao) 2g, hoàng cầm (sao rượu) 2g, cam thảo 2g. Sắc uống xa  bữa ăn.

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Nam điều trị có kết quả tốt:

Bài 1: Hoa thiên lý 30g, lá non thiên lý 20g. Hai thứ giã nát, gói bông, đặt vào âm hộ (đêm đặt, ngày bỏ ra).

Bài 2: Lá thài lài tía 4g, phèn phi 2g (tiệt trùng tốt), giã nát gói bông đặt vào âm hộ trong 24 giờ.

Bài 3: Hạt na (miền Nam gọi mãng cầu) khô 20g, lá trầu không 50g, phèn phi 5g. Giã lá trầu vắt nước cốt, hạt na, phèn phi giã kỹ, tán bột mịn hòa lẫn, bôi vào.

Bài 4: Ngọn lá thầu dầu tía 20g, hạt thầu dầu tía già 10g. Hai thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào  bông đặt vào âm đạo trong 24 giờ.

Bài 5: Lá vông nem 50g, bồ hóng bếp, phèn phi 2g. Ba thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo (đêm đặt, ngày bỏ ra).

Bài 6: Vỏ cây hòe tươi 20g, lá thầu dầu tía 20g  (không có thì dùng hạt), củ thăng ma 20g. Các vị giã nhỏ trộn với dấm thanh, chia làm 2 miếng thuốc, một đắp rốn, một đắp đỉnh đầu. Thấy dạ con co vào bình thường thì bỏ thuốc rửa sạch.

Bài 7: Muối 1 chén rang nổ giòn thì đổ vào 2 chén cám, tiếp tục rang qua rang lại cho nóng đều rồi đổ ra khăn gói chườm lưng bệnh nhân hoặc lót lưng cho bệnh nhân nằm lên trên. Đồng thời khuấy hồ bột mì. Gừng sống trộn với sáp giã hòa vào hồ bột mì, phết lên giấy trắng dán bụng dưới. Khi dạ con co lên vừa đủ thì gỡ ra.

Khi áp dụng thuốc dùng ngoài thì kết hợp uống bài thuốc bổ trung ích khí, chú ý vị thăng ma tăng lên đến 20 - 30g.

Day bấm huyệt: bách hội, khí hải, đái hạch, duy đạo, thái xung, chiếu hải. Bách hội có tác dụng nâng khí hạ hãm. Khí hải để ích khí cố thoát. Duy đạo thu liễm làm co tử cung. Hai kinh can và thận đều tuần hành qua bụng dưới liên hệ với bào cung, cho nên dùng các huyệt thái xung, chiếu hải, đái hạch để điều bổ can thận.

Cháo và canh thuốc chữa bệnh sa dạ con:

Cháo kê, lương: Lươn 1 con, bỏ nội tạng rửa sạch thái nhỏ bỏ vào nồi với kê 100g đã đãi sạch và muối, nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Ăn hết trong ngày, ăn lúc đói.

Cháo thủ ô, trứng gà: Hà thủ ô đỏ 30g, dùng vải thưa gói lại, cùng với gạo kê 50g, đãi sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo. Rồi vớt túi thuốc hà thủ ô ra, cho gia vị, đường thích hợp và đập 2 quả trứng gà vào. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Cháo đảng sâm, thăng ma: Đảng sâm 30g, thăng ma 10g. Cho nước nấu kỹ rồi vớt bỏ bã thuốc đi, rồi cho kê 50g vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Canh lươn: Lươn 2 con, làm bỏ xương ruột đầu đuôi, thái chỉ cho vào nồi, rồi cho hành gừng muối rượu vào ướp một lát. Nước sôi vừa đủ, nấu canh cho gia vị là được. Ăn cùng bữa cơm hằng ngày.

Canh cá diếc, hoàng kỳ: Cá diếc tươi 1 con 250g, hoàng kỳ 25g, chỉ xác sao 10g. Hoàng kỳ, chỉ xác nấu nước 40 phút vớt bỏ bã, lấy nước. Cá làm sạch cho vào nồi nước thuốc và gừng muối vào đun tiếp đến khi chín cá. Ăn kèm trong bữa ăn.

Sa dạ con



  1. Đại cương


Sa dạ con là dạ con sa xuống dưới khung chậu nhỏ, thập thò hoặc sa ra ngoài âm đạo

sa dạ con còn gọi là âm đỉnh, âm thoát, âm trĩ...

Nguyên nhân thường do sinh đẻ nhiều lần, lao lực quá độ hoặc đại tiện táo bónphải rặn nhiều làm cho hai mạch Xung Nhâm hư tổn bất cố hoặc khí hư hạ hãm không làm chủ được cơ nhục gây ra, khi bị nhiễm trùng thì kèm thêm thấp nhiệt

Trên thế giới có đến 15% phụ nữ cao tuổi bị mắc bệnh sa dạ con. Chúng tôi đã điều trị 20 trường hợp bị chứng này kết quả đều rất tốt.

Sa dạ con
  1. Chứng trị


  1. Khí hư


Triệu chứng: Sa dạ con, mệt mỏi, hồi hộp, đoản khí, tiểu đi luôn, thường kiêm cả chứng bạch đới trong loãng, lưỡi nhạt, mạch phù hư …

Pháp trị: Ích khí thăng đề

sa dạ con  khí hưĐg sâm16Btruật12H kỳ16
S Hồ12thăng ma16TR Bì8X quy12
tr thảo4thanh bì8sơn chi8Sâm lô

Khi bị loét (thấp nhiệt)gia hoàng bá 12 , long đởm 12

Châm cứu: Bách hội, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực (vê mạnh hướng về phía âm đạo)

  1. Thận hư

Triệu chứng: Sa dạ con, lưng đau mỏi, bụng dưới tức nặng, hai vế nhức mỏi, không có bạch đới, âm đạo khô hoặc có hiện tượng dính dẻo, tiểu đi luôn, đau đầu, ù tai, lưỡi đỏ nhạt, mạch trầm nhược

Phép trị: Bổ thận ích khí

Đại bổ nguyên tiễnNhân sâm12HoàI sơn8Thục20
Sa dạ con thận hưkỉ tử8Qui đầu8Sơn thù4
Chích thảo4thanh bì8sơn chi8Sâm lô

Thăng ma80Đ Trọng8





Khi bị loét (thấp nhiệt) gia hoàng bá 12 , long đởm 12

Nếu thận dương hư chân tay lạnh ra Phụ tử, Nhục quế

Châm cứu: Bách hội, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực (vê mạnh hướng về phía âm đạo)

  1. Dùng ngoài

Bài 1: Chỉ sác 200g Cho 3 bát nước đun lấy nước xông rửa

Bài 2: dùng cho trường hợ bị viêm loét (có thấp nhiệt) Khổ sâm, Sà sàng, Hoàng bá, Khô phàn, Hoàng liên, Bạch chỉ

Lượng bằng nhau đun sôi xông rửa, dùng cho trường hợp thấp nhiệt (có loét).

Âm đạo viêm

Viêm âm đạo, dùng kháng sinh mãi không khỏi dứt điểm là sức kháng khuẩn và khả năng phục hồi của âm đạo đã bị suy giảm, cần phải dùng thuốc đông y vừa kháng khuẩn vừa phục hồi các chức năng đã bị thương tổn thì bệnh viêm âm đạo sẽ khỏi.

Âm đạo viêm

Đại Cương


Âm đạo là một ống rỗng, thành ống là niêm mạc, dài 8 - 10 cm ở trạng thái bình thường, có khả năng co giãn rất tốt. Âm đạo nằm bên trong âm hộ, thuộc cơ quan sinh dục ngoài, nằm trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn.

Phần cuối âm đạo có các sợi cơ nằm ngang, có tác dụng co bóp mạnh. Thành âm đạo được lưu thông nhiều máu, có nhiều nhánh dây thần kinh và dày đặc các mô collagen. Ở vị trí khoảng 1/3 chiều dài âm đạo từ cửa vào, trên thành trước có một vùng có lượng dây thần kinh lớn, gọi là điểm G. Một số phụ nữ có thể dễ kích thích tình dục tại điểm G này, đến mức đạt cực điểm tình dục.

Không có cấu trúc tuyến thuộc âm đạo, tuy nhiên có một số tuyến ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của âm đạo: tuyến cổ tử cung, tuyến Bartholin, tuyến Skene, tuyến mồ hôi ở vùng âm hộ.

Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, Thành phần của dịch tiết âm đạo phụ thuộc nhiều vào tình trạng nội tiết sinh dục.

Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô trùng, trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi trùng khác nhau, với đa số là vi trùng kỵ khí, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình hoạt động, nhóm vi khuẩn này tạo thành acid lactic và tạo nên môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời, chủng vi trùng này còn tạo ra H2O2, là một tác nhân diệt trùng và làm tăng độ acid của âm đạo. Các chủng vi khuẩn trong âm đạo sống chung một cách hòa bình và không gây tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, viêm nhiễm âm đạo sẽ dễ xảy ra.

  • Khi âm đạo bị viêm nhiễm sẽ có các triệu chứng sau:

  •  Dịch tiết âm đạo: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)

  • Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)

  • Đau khi giao hợp

  • Đau khi đi tiểu

  • Xuất huyết âm đạo nhẹ (±)

  • Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới

Điều trị


Nguyên tắc điều trị chung phù chính khử tà, thanh nhiệt tiêu viêm, phục hồi môi trường âm đạo.  Nếu môi trường này không được phục hồi bệnh thường xuyên tái đi tái lại, khó chữa

Trên lâm sàng thường gặp các thể sau

  1. thấp nhiệt

Triệu chứng: Khí hư ra nhiều, kèm theo dính huyết, mùi hôi tanh có dính máu, nặng đầu, hoa mắt, hay mệt nhọc, khát mà không muốn uống, ít ngủ, táo hoặc ỉa chẩy, nước tiểu ít, đỏ, có thể đi tiểu luôn, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác

Pháp: thanh nhiệt táo thấp

Phương: Long đởm tả can thang gia giảm










































Viêm âm đạo thấp nhiệt  - đởm tả can thangLong đởm thảo8Sài hồ8Chi tử12
Sa tiền12Bạch thược8Sinh địa8Mộc thông8
Hoàng bá8Tỳ giải12Phục linh8ý dĩ12

Ngoài dùng :

-       Phèn phi 20, sà sàng 20, bằng sa 2, glyserin palsmatin, có thể làm viên đặt bên trong âm đạo

  1. Huyết ứ:

Âm đạo sưng đỏ, đau hoặc ứ máu tại chỗ, có dấu hiệu ngoại thương, lưỡi bình thường hoặc hơi có vết ứ máu, mạch bình thường.

Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, tiêu thủng, chỉ thống.

Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang
































Viêm âm đạo huyết ứQui xuyên12Xích thược15Ngưu tất12
Đào nhân16Xuyên khung6Cát cánh6Cam thảo4
Hồng hoa12Sinh địa12 Tam thất8Chỉ sác8


  1. can uất

Triệu chứng: Khí hư mầu hồng nhạt hoặc trắng dính, ra không ngừng, kinh nguyệt không đều tinh thần uất ức, mạng sườn đầy trướng, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng,da vàng mạch huyền:

Dùng bài  Long đởm tả can thang hợp với Đan chi Tiêu dao tán

Châm cứu: Đới mạch, bạch hoàn du, khí hải, tam âm giao, hành gian, thái xung

Ẩm chứng

Đại Cương

Ẩm chứng là thuỷ dịch (nước) của các bộ phận trong cơ thể đình tích lại, không chuyển hoá được. Trong phạm vi rộng chia làm 4 loại: ở tràng vị gọi là đàm ẩm, ở ngực sườn gọi là huyền ẩm, phân tán ra tứ chi gọi là dật ẩm, ở phổi gọi là chi ẩm, …

Trên lâm sàng thường gặp ở các bệnh mãn tính như viêm phế quản, hen, viêm phúc mạc, công năng tràng vị rối loạn,

Biểu hiện lâm sàng: dạ dầy có tiếng nước óc ách, sôi bụng, chân tay thũng nặng,ngực khó chịu, đau sườn, ho khạc cũng đau nhói xuyễn thở đoản khí, nôn mửa ra bọt rãi, vùng Lưng có mảng lạnh bằng bàn tay, chóng mặt, hoa mắt ,mặt hơi phù, Rêu trắng nhớt, mạch huyền hoặc trầm huyền.

Ẩm chứng 

Nguyên Nhân

Có thể do nội nhân và ngoại nhân.

Nội nhân do dương khí bất túc, tân dịch vận hóa vô lực gây nên.

Ngoại nhân do do cảm nhiễm hàn thấp lâu ngày hoặc tổn thương ăn uống, khiến dương khí bị uất không vận hóa được gây nên.

Trong quá trình phát bệnh, hai loại này thường ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Ngoại cảm hàn thấp: Khí hậu ẩm lạnh, hoặc lội nước dầm mưa, thủy thấp từ bên ngoài thấm vào, phần dương bảo vệ bên ngoài bị thương trước tiên, dần dần từ biểu vào lý, dương khí của nội tạng bị thấp tà làm khốn đốn đến không được thoải mái khiến cho thủy thấp ứ đọng mà thành bệnh. Sách ‘Tố Vấn’ viết: “Thấp tà thắng thì người ta bị ẩm tích lại mà thành chứng tâm thống”.. đó là chỉ trường hợp này.

2) Bị tồn thương do ăn uống - như uống nước lạnh hoặc ăn nhiều thứ sống lạnh, nóng và lạnh làm tổn thương nhau, dương khí ở trung tiêu bị uất kết, Tỳ không vận hóa được đọng lại thành chứng ẩm, như sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Uống nước nhiều, ắt sẽ bị khó thở (suyễn), và ăn ít uống nhiều, nước đọng lại ở dưới Tâm. ... Nói lên ăn uống không điều độ, hoặc uống nước nhiều sẽ đọng lại thành chứng ẩm.

3) Dương khí suy yếu: Thủy dịch của cơ thể phải nhờ dương khí mới biến hóa được. Người bị ốm lâu thể lực yếu hoặc vì tuổi cao khí yếu, dương khí Tỳ Thận bất túc, thủy dịch khó chuyển hóa, bị ứ đọng lại thành chứng ẩm.

Biện Chứng

Trước tiên cần phân biệt ẩm tà ứ đọng ở vị trí nào mới có thể có biện pháp điều trị.

Ẩm tà lưu ở Vị Trường thì vùng trung quản có tiếng nước óc ách, uống nước vào thì mửa, hoặc trong ruột có tiếng sôi réo.

Ẩm tà đọng ở Phế thường có chứng ho suyễn, khạc đờm có nhiều bọt trắng.

Ẩm tà ở dưới hông sườn thì hông sườn trướng đau, khi ho thì đau tăng.

Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang thì bụng dưới căng cứng hoặc chướng đầy, tiểu tiện không thông...

Đồng thời, còn căn cứ vào các đặc điểm của bệnh như dương hư âm thịnh, hoặc bản hư tiêu thực, linh hoạt nắm vững hư hay thực, hoãn hay cấp, khi biện chứng mới xác đáng.

Về phương diện điều trị, sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’ có nêu ra các phương pháp: tuyên tán, lợi thủy, trục thủy và ôn hóa khác nhau, và đề ra nguyên tắc "Bệnh đàm ẩm, nên dùng thuốc ấm để hòa". Đó là do ẩm là dương tà, gặp lạnh thì tụ, được ấm thì lưu thông, dù dùng thuốc tuyên tán, lợi thủy hay trục ẩm đều phải chú ý đến việc ôn hóa. Nếu nghiêng về dương hư, phải lấy kiện Tỳ ôn Thận làm chủ yếu, để củng cố gốc.

Điều trị:

  1. Ẩm tà hại phế

Triệu chứng: Ho suyễn, ngực đầy, thậm chí không nằm được, đờm nhiều loãng, trong đờm lẫn bọt dãi, gặp thời tiết lạnh thì bệnh tăng. Thoạt tiên có thể có biểu chứng: sốt, sợ lạnh, cơ thể đau, dần dà vùng mặt bị phù thũng nhẹ, lưỡi nhạt, mạch Huyền khẩn. - Chứng này thường gặp trong bệnh viêm phế quản, hen phế quản dạng hàn

Biện Chứng: Do ẩm tà tích ở Phế, Phế khí không tuyên giáng, làm cho ho và ngực đầy, không nằm được, đờm nhiều. Thủy theo khí đưa lên làm cho phù thũng vùng mặt. Rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền khẩn là dấu hiệu hàn ẩm thịnh ở trong.

Pháp: Ôn phế, hóa ẩm, bình suyễn, chỉ khái.

Chủ yếu dùng bài thuốc Ôn Phế Hóa Ẩm Thang (tức Tiểu Thanh Long Thang) gia giảm.
































Tiểu thanh long thangMa hoàng12Quế chi12Bán hạ12
Tế tân6Bạch thược12Can khương12Trích thảo12
Ngũ vị6

Bài này vừa ôn Phế hóa ẩm, vừa biểu tán phong hàn, thích hợp với chứng do hàn ở bên ngoài dẫn đến nội ẩm.

  1. Huyền ẩm.

Triệu chứng: Ngực sườn chướng đau, khi ho thì đau tăng, xoay mình và hít thở cũng đau, đôi khi hơi thở ngắn, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền. chứng này gặp ở những bệnh nhân tràn dịch màng phổi.

Biện chứng: Thuỷ dịch ứ đọng ở màng phổi làm cản trở sự hô hấp gây nên ho suyễn, đau ngực, thở ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền là triệu chứng thủy ẩm ứ đọng trong cơ thể.

Pháp: Công trục thủy ẩm.

Dùng bài Thập Táo Thang gia giảm. Phương này trục ẩm hạ mạnh, chỉ được dùng khi ẩm tà ủng thực mà chính khí chưa suy. Trong bài có Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, trục thủy mạnh, liều lượng nên dùng vừa phải. Nếu bệnh ở loại chính hư tà thực, có thể dùng Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang hợp với Tam Tử Thang gia giảm.

Sau khi bệnh đã giản có thể dùng phương pháp ôn dương hoá ẩm để phòng tái phát, có thể dùng bài linh quế truật cam thang,

  1. Ẩm ứ đọng ở trường vị

Triệu chứng: Hình thể gầy ốm, ăn uống kém, trong dạ dầy có tiếng nước óc ách hoặc sôi, tiêu lỏng, sợ lạnh, nhất là vùng lưng, đôi khi chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt. - Chứng này có thể gặp trong các bệnh viêm đại tràng, đau dạ dầy, rồi loạn tiêu hoá

- Biện chứng: Tỳ Vị kiện vận mất chức năng cho nên ăn uống sút kém, thủy cốc không hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng cơ thể cho nên gầy còm. Thủy ẩm đọng ở trong dạ dày hoặc chảy xuống ruột, không chuyển hóa được, uống vào dễ mửa hoặc bụng óc ách, sôi, tiêu lỏng. Thanh dương bị ẩm tà ngăn trở không phát huy được, cho nên sợ lạnh, chóng mặt, hoa mắt. Thủy ẩm tràn lên Tâm Phế, làm cho hồi hộp, ngắn hơi; Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt là hiện tượng hàn ẩm ứ đọng.

Pháp: Ôn dương, lợi thủy.

Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang để lợi ẩm và ôn Tỳ dương.






















Linh quế truật cam thangBạch linh16Quế chi12Bạch truật12
Cam thảo18

Chủ trị: Ôn trung trừ thấp chữa đờm ẩm ngực đầy huyễn vựng

Trong bài có Phục linh vị đạm, có tác dụng thấm dẫn nước chảy xuống dưới

Quế, Cam thảo để ôn dương hóa khí

Bạch truật kiện Tỳ trừ thấp.

Nếu nôn mửa, chóng mặt, thêm Bán hạ, Sinh khương đế hòa Vị, giáng nghịch.

Dương hư nặng, có thể dùng thêm Can khương, Nhục quế để lấy tân ôn trợ dương, hiệu quả càng nhanh.

Bệnh tình khá nặng có triệu chứng vùng bụng chướng đầy, sôi bụng, táo bón, miệng khô, lưỡi ráo, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng tro, mạch Trầm huyền, đó là ẩm tà đọng ở trườngvị lâu ngày hóa nhiệt,

Pháp: Theo phép lợi thủy, trục ẩm,

dùng bài Kỷ Tiêu Lịch Hoàng Hoàn gồm những vị cay đắng,

Kim quĩ yếu lược






















Kỷ tiêu lịch hoàng hoànPhòng kỉ40Đình lịch tử40Tiêu mục40
Đại hoàng40

Có tác dụng tuyên tiết để tiêu thủy. Có đằng trước và đằng sau khiến thủy ẩm bài tiết theo đường đại, tiểu tiện.

  1. Ẩm tà ứ đọng ở bàng quang

Triệu chứng: Bụng dưới chướng đầy, tiểu tiện không thông, chóng mặt, hoa mắt, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền hoạt.

Biện chứng: Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang, khí hóa không lợi cho nên bụng dưới chướng đầy mà tiểu ít. Nước tràn lên trên thì gây nên chóng mặt, hoa mắt. Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt đều là chứng hậu của thủy ẩm ứ đọng.

Pháp: Hóa khí, hành thủy.

Dùng bài Ngũ Linh Tán.






















Ngũ linh tánTrư linh12-18Trạch tả12-20Bạch linh12-18
Quế chi4-8Bạch truật12-18

Trong bài có Quế chi, Bạch truật để ôn dương hóa khí;

Phục linh, Trư linh, Trạch tả để đưa nước chảy xuống, đồng thời có công hóa khí hành thủy.

Nếu bụng dưới co cứng cảm giác lạnh, suyễn, hơi thở ngắn, ớn lạnh, chân tay lạnh, lưỡi bệu mà nhuận, mạch Trầm tế là chứng hậu của Thận dương hư suy, nên tăng cường sức ôn Thận, hóa ẩm.

Dùng bài Ngũ Linh Tán có thể thêm Phụ tử, Nhục quế.

Nếu bệnh nhẹ có thể dùng bài Thận Khí Hoàn điều trị tiếp tục.
































Tế sinh thận khí hoànThục địa24Hoài sơn12Đan bì9
Bạch linh9Trạch tả9Sơn thù12Nhục quế4-8
Phụ tử4-8Ngưu tất10Sa tiền16

Chứng Dật Ẩm ghi trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ thì chứng trạng chủ yếu là đau nhức nặng nề toàn thân. Thậm chí chân tay phù thũng, căn cứ vào đó, có thể xếp Dật ẩm thuộc phạm vi thủy thũng. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ cũng ghi: "Dật ẩm tức ngày nay gọi là phong thủy, bì thủy", đó là lý do không giới thiệu Dật ẩm trong ẩm chứng ở đây nhưng lại có ảnh hưởng đến nhau.

Tóm lại, ẩm chứng thuộc loại dương hư âm thịnh, ‘bản’ hư mà "tiêu' thực. ‘Bản’ thuộc Tỳ Thận dương hư không vận hóa được chất tinh vi, ‘Tiêu' là thủy ẩm ứ đọng. Còn kiện Tỳ ôn Thận là phép chính trị, đợi khi thủy ẩm tạm ổn, rêu lưỡi hóa dần, mạch chuyển Hư Nhược, vẫn cần phải ôn bổ Tỳ Thận, phù chính đã làm bền gốc để củng cố về sau: Đồng thời chú ý phòng ngừa ngoại tà xâm phạm, hạn chế rượu, thuốc và thức có mỡ, kết quả điều trị càng được nâng cao.

Alzheimer

Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai..., cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Dân gian gọi vẫn cho là sự lú lẫn của người già.

Alzheimer 

Nguyên Nhân

Tuy chưa rõ nhưng theo các nhà nghiên cứu, có một số nguyên nhân thường được nhắc đến:

. Môi sinh (thuốc trừ sâu, môi trường ô nhiễm…).

. Bệnh tự miễn dịch.

. Sử dụng nhôm (được tìm thấy trong não bị lão hoá).

. Rối loạn ở đường dẫn truyền thần kinh liên quan đến trí nhớ.

. Di truyền (khoảng 10%).

Theo Đông Y:Do tiên thiên bất túc, do tuổi già, nội thương do thất tình, ăn uống không điều hoà.

Triệu Chứng

Khởi đầu bởi nhiều rối loạn nhẹ, sau đó là trí nhớ giảm dần và không hồi phục được.

Bệnh diễn tiến qua bốn giai đoạn:

Bước đầu là khó khăn trong việc nhận biết được những gì mới, rối loạn về ngôn ngữ, đặc biệt là tìm chữ để nói, khó tập trung tư tưởng, thay đổi nhân cách, có khi trở nên hung hăng, khiêu khích.

Bước thứ hai là không thể nhớ nổi, hay quên rồi dần thành đãng trí, thờ ơ. Bệnh nhân không tự chăm sóc được cho mình kể cả ăn mặc, vệ sinh. Rồi không phân biệt được sáng, chiều, tối, không còn đọc được, không hiểu người khác nói gì, không nhận ra người thân, hoàn toàn mất hết nhận thức. Có thể bị ảo giác, ảo tưởng, dáng đi thay đổi, run rẩy nhưng hiếm khi bị run lúc nghỉ

Giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân không thể đi được, không làm được bất cứ việc gì thậm chí không thể nuốt và ăn được. Giai đoạn cuối, bệnh nhân bị hôn mê và chết do rối loạn dinh dưỡng, nhiễm trùng thứ phát, bệnh lý tim mạch…

Thường bệnh diễn tiến khoảng 8 ~ 10 (có khi đến 25 năm).

Theo Đông Y

Điều trị

  1. Can khí uất kết kèm đờm trệ:

Triệu chứng: Dễ tức giận, Tâm phiền, uất ức, không muốn nói, hông sườn đầy tức, đau, lưỡi bẩn, rêu lưỡi dầy, nhớt, mạch Hoạt.

Pháp: Sơ Can, lý khí, hoạt huyết, hoá đờm.

Phương: Can Uất Phương Gia Vị:












































Xuyên khung15Đan sâm15Hồng hoa12
Xích thược12Hương phụ12Bán hạ9Sài hồ9
Thanh bì9Trần bì9Thạch xương bồ9

Sắc uống.

Hoả thịnh thêm Chi tử, Đơn bì đều 9g; Huyết hư thêm Đương quy 9g, thay Xích thược bằng Bạch thược; Tỳ hư thêm Bạch truật, Phục linh đều 9g, Cam thảo 6g.

2..  Can Thận Âm Hư Kèm Đờm Trệ:

Triệu chứng : Bệnh kéo dài, chóng mặt, đầu váng tê và rung chân tay, trí nhớ giảm, chậm chạp, mắt không còn thần (dại), da mặt kém tươi, mồ hôi trộm, da khô, tức giận bất thường, run hoặc co rút cơ. Nặng hơn thì không đi lại được, liệt nửa người, khó nói, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Tế Sác.












































Thục địa15Phục linh15Sơn thù12
Đan bì12Trạch tả12Xích thược12Bạch thược12
Xuyên khung12Hồng hoa12Đào nhân9Xương bồ9
Viễn trí9

Tỳ hư thêm Bán hạ, Sơn dược đều 9g, Trần bì 6g. Âm hư hoả vượng thêm Tri mẫu và Hoàng bá 9g. váng đầu chóng mặt thêm Từ thạch 12g, Thiên ma, Câu đằng, Nữ trinh tử đều 9g. Họng khô, táo bón thêm Thiên hoa phấn, Bá tử nhân, Tang thầm. Lưỡi cứng khó nói thêm Trân châu mẫu, Bách hợp đều 12g. Liệt nửa người, tê tay chân, thêm Kê huyết đằng, Đan sâm đều 15g, Đương quy, A giao đều 9g.

  1. Tỳ Thận Dương Hư Kèm Đờm Trệ:

Triệu chứng: Di chuyển chậm, mất trí nhớ lẫn nhân cách, nói khó, nặng hơn thì không nói được, không suy nghĩ gì được, nói lộn xộn, mất trí nhớ, tê chân tay, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Hoạt Tế, Sáp.

Pháp: Ôn Thận, kiện Tỳ, hoá đờm, tán ứ.

Phương: Phụ tử nam tinh uất kim Thang:










































Sơn thù12Uất kim12Đào nhân12
Chỉ sác9Đởm nam tinh9Hồng hoa9Nhục quế6
Phụ tử6

Chóng mặt, ù tai thêm Tang ký sinh 12g, Câu kỷ tử, Thiên ma, Tục đoạn đều 9g. Mệt mỏi, không có sức thêm Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm, Bạch truật đều 9g, Cam thảo 6g.

.

  1. Tâm Tỳ Hư:

Triệu chứng: Lẫn lộn, không phân biệt được, buồn sầu, hay khóc, trầm tư, nói khó, đi đứng chậm, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, không có sức, hồi hộp, sợ hãi, hơi thở ngắn, biếng ăn, lưới nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế, Nhược.

Pháp: Dưỡng Tâm, kiện Tỳ, an thần, ích trí.

Phương: Dưỡng Tâm Thang:










































Nhân sâm12Mạch môn12Táo nhân12
Đương qui9Thục địa9Sinh địa9Phục linh9
Bá tử nhân6Ngũ vị6Cam thảo3

Nói lẫn lộn thêm Thạch xương bồ, Long xỉ, Uất kim; Thấp ngăn trở trung tiêu, bỏ Đương quy, Bá tử nhân, Toan táo nhân và Ngũ vị tử, thêm Hoắc hương, Bội lan, Thạch xương bồ và Bạch đậu khấu đều 9g. Lưỡi đỏ, mạch Sác thêm Hoàng liên 9g. Huyết ứ, thêm Đan sâm 9g, Hổ phách 3g. Đờm nhiều thêm Thạch xương bồ, Viễn chí, Bán hạ và Trần bì đều 9g.

Châm Cứu: Tâm du, Cách du, Tỳ du, Chí thất, Bá hội, Tứ thần thông.

  1. Can Dương Thượng Cang:

Triêu chứng: Nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ, mắt đỏ, bứt rứt, ngủ không ngon giấc, ngủ hay mơ, lưỡi cứng, khó nói, tê tay chân, khó cử động miệng và mắt, liệt nửa người, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, nhờn, mạch Tế Sác.

Pháp: Bình can, tiềm dương, tỉnh thần, khai khiếu.

Phương: Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia vị:










































Tang kí sinh12Toan táo nhân12Xương bồ12
Bạch thược12Câu Kỉ tử12Thiên ma12Câu đằng12
Đỗ trọng12Ngưu tất12Dạ giao đằng12Hoàng cầm12
Ích mẫu12Thạch quyết minh6Chi tử6Phục linh6

Táo bón, nước tiểu đỏ thêm Đại hoàng 6g; Mang tiêu 6g; Hông sườn đau thêm Thanh bì 9g, Diên hồ sách 15g; Hồi hộp không yên thêm Mẫu lệ, Long cốt đều 12g

  1. Tâm Hoả Vượng:

Triệu chứng: đau đầu, bứt rứt, mặt đỏ, môi đỏ, khó ngủ, ngủ hay mơ, nói năng lẫn lộn, nói cười huyên thuyên, lo âu, không phân biệt thân quen, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, nhất là đầu lưỡi, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Sác.

Pháp: Thanh Tâm, tả hoả, an thần.

Dùng bài Tả Tâm Thang hợp với Đạo Xích Tán:










































Sinh địa30Huyền sâm15Từ thạch15
Long cốt12Hoàng cầm9Chi tử9Đan bì9
Uất kim9Đại hoàng6Mộc thông6Đạm trúc diệp6
Cam thảo tiết3Hoàng liên3

Miệng và họng khô thêm Mạch môn, Thiên môn, Bách hợp đều 12g, Thạch hộc 9g; Mất ngủ, hay mơ thêm Toan táo nhân, Dạ giao đằng đều 12g, Phục thần 9g..

  1. Đờm mê tâm Khiếu: Nặng đầu, da mặt vàng bủng, phù thủng, mệt mỏi, ngủ mê mệt, thở khò khè, nói năng lẫn lộn, không phân biệt được tốt xấu, vui buồn lẫn lộn, không chú ý đến sự hiện diện của người khác, khạc nhổ đờm, bụng đầy trướng. Nặng hơn thì mất cảm giác, không thể tự làm những công việc của riêng mình (ăn uống, tiêu tiểu…), lưỡi nhạt, nhờn, mạch Hoạt, Nhu.

Pháp: Kiện Tỳ, hoá đờm, tỉnh não, khai khiếu.

Dùng bài Tẩy Tâm Thang:










































Nhân sâm12Phục thần12Táo nhân12
Bán hạ9Xương bồ9Trần bì6Kỉ tử6
Cam thảo6Phụ tử3

Đờm nhiều thêm Triết bối mẫu, Đởm nam tinh, Viễn chí đều 9g; Bụng đầy trướng, bỏ Nhân sâm, Phụ tử thêm Toan táo nhân, Hoắc hương, Bội lan, Hậu phác, Lai phục tử, Chỉ xác , Mộc hương đều 9g.

Điều Dưỡng

. Hướng dẫn người bệnh tập luyện để giữ càng lâu càng tốt những hoạt động tối thiểu trong đời sống hàng ngày như dùng gậy khi di chuyển, cầm đũa, muống…

. Các chuyên viên về thần kinh đều thống nhất là bệnh nhân Alzheimer không mất hoàn toàn khả năng hiểu biết, vì vậy việc tập luyện ở người cao tuổi để kích thích trí tuệ rất quan trọng.