Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc người bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc người bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chăm sóc bệnh nhân Viêm cột sống dính khớp

1.  ĐẠI CƯƠNG



  • Định nghĩa

Viêm cột sống dính khớp (CSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương các khớp ở gốc chi và cột sống, nhanh chóng dẫn đến dính khớp, biến dạng và tàn phế.

Chăm sóc bệnh nhân Viêm cột sống dính khớp
1.2.  Dịch tễ học


  • Gặp ở mọi nơi trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh khác nhau do có liên quan đến yếu tố HLA-B27.

  • ở Việt Nam: Viêm cột sống dính khớp chiếm khoảng 20% số bệnh nhân khớp điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, khoảng 1,5/1000 những người trên 16 tuổi.

  • Nam giới chiếm khoảng 90-95%, tuổi dưới 30 chiếm 80%, 3-10% có tính chất gia đình.

  • Tuổi mắc bệnh:

    • Trên thế giới: gần 70% trước tuổi

    • Việt Nam: 80% trước tuổi 30 và 60% trước tuổi

  • 70% bắt đầu từ từ, 30% bắt đầu đột ngột, 75% bắt đầu từ khớp háng, 25% bắt đầu từ cột sống.

  • Dấu hiệu ban đầu: đau vùng hông, đau kiểu thần kinh tọa, viêm gân .., ở nước ta thường bắt đầu bằng viêm các khớp ở chi dưới (cổ chân, gối, háng) và đau cột sống thắt lưng. Các triệu chứng này kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.

1.3.  Triệu chứng lâm sàng

Sưng, đau, hạn chế vận động nhiều khớp, teo cơ, biến dạng nhanh. Viêm khớp thường có tính chất đối xứng, đau tăng về đêm.

  • Các khớp ở chi

    • Khớp háng: 90% thường bắt đầu một bên, sau đó cả hai bên.

    • Khớp gối: 80% có thể có nước.

    • Các khớp khác có thể có nhưng hiếm.

  • Cột sống

Thường xuất hiện muộn hơn các khớp ở chi.

  • Cột sống thắt lưng: 100% đau liên tục, hạn chế vận động, teo cơ cạnh cột sống.

  • Cột sống lưng: thường muộn hơn vùng thắt lưng, đau âm ỉ, hạn chế vận

động, biến dạng (gù) hoặc cứng, teo cơ.

  • Cột sống cổ: có thể muộn hơn hoặc sớm hơn các đoạn khác, biến dạng hạn chế vận động.


  • Khớp cùng chậu

    • Là dấu hiệu sớm, đặc hiệu (chủ yếu trên X-quang)

    • Đau vùng cùng chậu, lan xuống đùi

    • Teo cơ mông

    • Nghiệm pháp giãn cánh chậu (+)

  • Những biểu hiện khác

Một số dấu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân Viêm cột sống dính khớp. ở nước ngoài: chiếm 20-30% trường hợp, ở Việt Nam: khoảng 3%. Một số dấu chứng có thể gặp là:

  • Sốt, gầy sút

  • Mắt: viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi

  • Tim: 5% có rối loạn dẫn truyền, hở van động mạch chủ

  • Các biểu hiện hiếm gặp khác:

    • Xơ teo da

    • Xơ phổi

    • Chèn ép rễ thần kinh tuỷ

    • Thoát vị bẹn, rốn

  • Xu hướng chung của bệnh là nặng dần 50% tiến triển liên tục, 10% tiến triển nhanh dẫn đến dính khớp, biến dạng. Nếu không được điều trị sớm và đúng, bệnh nhân có nhiều tư thế xấu, tàn phế.

  • Biến chứng: suy hô hấp, tâm phế mạn, lao phổi, liệt.

  • Tiên lượng:

    • Tiên lượng xấu: trẻ tuổi, viêm nhiều khớp ngoại vi, sốt, gầy sút

    • Tiên lượng tốt hơn: bị bệnh sau 30 tuổi, thể cột sống.


  • Giai đoạn muộn:

    • Khớp háng: hẹp khe khớp, diện khớp mờ, khuyết xương, dính.

    • Cột sống: cầu xương (thân cây tre), dải xơ (đường ray).

  • Thể gốc chi: chiếm khoảng 40%, tiên lượng xấu

  • Thể cột sống: tiến triển chậm, bắt đầu sau tuổi 30

  • Thể không đau: cột sống dính dần, không đau

  • Thể phối hợp với VKDT: có viêm thêm các khớp nhỏ bàn tay

  • Phụ nữ: nhẹ, kín đáo

  • Trẻ em dưới 15 tuổi: tiến triển nhanh, tiên lượng xấu

  • Người già

  • Thể không có dấu hiệu viêm khớp cùng chậu

  • Thể có cầu xương phía trước cột sống

  • Thể có hình phá huỷ, khuyết xương.


  • Tiêu chuẩn Hội thấp khớp NewYork, 1968

    • Lâm sàng:

      • Tiền sử hay hiện tại đau vùng thắt lưng hay lưng -thắt lưng.

      • Hạn chế vận động vùng thắt lưng cả 3 tư thế.

      • Độ giãn lồng ngực giảm.

    • X-quang

      • Viêm khớp cùng chậu 2 bên giai đoạn 3,4

      • Chẩn đoán xác định khi có 1 triệu chứng, mà triệu chứng đó là của X-quang.

    • áp dụng thực tế ở Việt Nam

      • Nam giới, trẻ tuổi.

      • Đau và hạn chế vận động 2 khớp háng.

      • Tốc độ lắng máu tăng

      • X quang: viêm khớp cùng chậu 2 bên giai đoạn 2 trở lên.

    • Với thể viêm khớp gốc chi

      • Lao khớp háng

      • Chảy máu khớp trong Hemophilie

      • Viêm khớp dạng thấp

      • Goutte

    • Thể cột sống là chủ yếu

      • Viêm cột sống do vi khuẩn (lao, tụ cầu…)

      • Tổn thương cột sống trong bệnh Scheuermann: đau, gù, không biểu hiện viêm.

      • Dị dạng, di chứng chấn thương.

      • Các bệnh cơ cạnh cột sống: viêm, chấn thương, chảy máu.

    • Mối quan hệ giữa Viêm cột sống dính khớp với các bệnh khớp có HLA-B27 (+)

      • HC Reiter, HLA-B27 (+) 80%

      • Viêm khớp vảy nến: HLA-B27 (+) cao với thể cột sống.

      • Viêm khớp mạn tính thiếu niên thể cột sống: HLA-B27 (+)

2.  CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP


Bệnh nhân bị Viêm cột sống dính khớp thường là một bệnh mãn tính, tiến triển ngày càng nặng dần và dẫn đến tàn phế nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải đánh giá đúng thực trạng cũng như các nhu cầu cần thiết của bệnh nhân để có cách điều trị và chăm sóc tốt.
2.1.1.  Đánh giá bằng cách hỏi bệnh


  • Mức độ đau, thời gian đau và hạn chế vận động.

  • Khớp nào thường đau trước và cách khởi phát của bệnh như thế nào?

  • Có buồn nôn, nôn không?

  • Có bị bệnh gì khác trước đây không?

  • Điều kiện sống, kinh tế, công việc và nhận thức của bệnh nhân.

  • Có lo lắng hay bị sang chấn gì không?

  • Thời gian bị bệnh bao lâu?

  • Các thuốc gì đã sử dụng và hiệu quả như thế nào?

  • Tiến triển của bệnh như thế nào: nặng lên hay cầm chừng…

  • Tình trạng tinh thần bệnh nhân

  • Tự đi lại được hay phải giúp đỡ

  • Tình trạng các chi, khớp có bị biến dạng không?

  • Các dấu hiệu khác kèm theo.

  • Kiểm tra các dấu hiệu sống.

  • Đánh giá tình trạng các khớp bị tổn thương, chú ý các khớp cột sống.

  • Đánh giá các biến chứng hay các bệnh kèm theo, đặc biệt chú ý tình trạng về tiêu hoá, như đau bụng, dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá…

  • Thu nhận thông tin qua hồ sơ bệnh án và gia đình.

  • Quá trình điều trị và chăm sóc trước đó.

  • Các thuốc đã sử dụng và hiệu quả điều trị của các loại thuốc.

2.2.  Chẩn đoán điều dưỡng

Qua nhận định bệnh nhân Viêm cột sống dính khớp một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân như sau:

  • Sưng và đau các khớp do hiện tượng viêm.

  • Biến dạng và hạn chế vận động do viêm và dính một phần khớp.

  • Teo cơ do bất động.

  • Hạn chế khả năng hô hấp do gù vẹo cột sống.

  • Nguy cơ thất bại điều trị do tiến triển của bệnh.

2.3.  Lập kế hoạch chăm sóc

Qua khai thác các dấu chứng trên, điều dưỡng cần đưa ra được các chẩn

đoán điều dưỡng phù hợp với nhu cầu người bệnh. Người điều dưỡng phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét

đến điều kiện kinh tế của bệnh nhân.
2.3.1.  Chăm sóc cơ bản


  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế xấu.

  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.

  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình cách tập luyện các khớp để tránh teo cơ, đặc biệt trong giai đoạn cấp.


  • Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.

  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

  • Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

  • Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.

  • Làm các xét nghiệm cơ bản.

  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

  • Theo dõi tình trạng thương tổn các khớp, nhất là khớp cột sống.

  • Theo dõi một số xét nghiệm như: công thức máu, tốc độ lắng máu, X-quang khớp, Waaler Rose, KT-KN, tế bào Hargraves.

  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc và đáp ứng của thuốc với điều trị.

  • Theo dõi diễn tiến của bệnh về lâm sàng

2.3.2.  Thực hiện các y lệnh

2.3.3.  Theo dõi

2.3.4.  Giáo dục sức khoẻ

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các điều kiện thuận lợi, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ hỗ trợ điều trị và chăm sóc chu đáo, nhằm hạn chế các biến chứng cho bệnh nhân.
2.4.  Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bệnh nhân Viêm cột sống dính khớp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề dẫn đến tàn phế. Bệnh nhân có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị.
2.4.1.  Thực hiện chăm sóc cơ bản


  • Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế cơ năng nếu trong giai đoạn cấp.

  • Hướng dẫn bệnh nhân cách tự phục vụ mình nếu đã có hiện tượng biến dạng khớp, bằng cách hàng ngày các đồ dùng của bệnh nhân phải được sắp xếp ở vị trí thích hợp và tiện sử dụng khi cần thiết.

  • Động viên, trấn an bệnh nhân để an tâm điều trị.

  • Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố.

  • Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân.

áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.
2.4.2.  Thực hiện các y lệnh


  • Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống.

Cần chú ý các thuốc điều trị viêm phải uống sau khi ăn no. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.

  • Thực hiện các xét nghiệm:

    • Các xét nghiệm về máu như: tốc độ lắng máu, công thức máu…

    • Các xét nghiệm khác như chụp X-quang, siêu âm khớp, điện ..

  • Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.

  • Tình trạng tổn thương khớp trên lâm sàng.

  • Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra.

  • Theo dõi diễn biến của bệnh và thái độ hợp tác của bệnh nhân

  • Cần phải giáo dục cho bệnh nhân và gia đình biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.

  • Bệnh nhân cần phải biết cách tập luyện, đặc biệt trong giai đoạn cấp.

  • Bệnh nhân cần phải biết các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

2.4.3.  Theo dõi

2.4.4.  Giáo dục sức khoẻ

2.5.   Đánh giá

Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu. Một số vấn đề cần đánh giá như sau:

  • Đánh giá tình trạng các khớp có thuyên giảm không: tính chất sưng và

đau, cũng như mức độ hạn chế vận động của bệnh nhân.

  • Đánh giá sự tiến triển của bệnh.

  • Các tác dụng phụ của thuốc.

  • Đánh giá khả năng điều trị của bệnh nhân và gia đình.

  • Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng

được với yêu cầu của người bệnh không?

  • Đánh giá những vấn đề sai sót hoặc thiếu để bổ sung vào kế hoạch chăm sóc.

Chăm sóc bệnh nhất Gút

Bệnh GÚT hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, tỉ lệ ở một số nước châu

Âu khoảng 0,5% dân số, nam gấp 10 lần so với nữ. ở Việt Nam bệnh gặp chưa nhiều song trong thập niên gần đây thấy bệnh tăng lên rõ.

Gút là một bệnh chuyển hoá, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra do tăng acid uric trong máu.

Acid uric là sản phẩm thoái giáng của nucleotid có base là Có 3 nguồn cung cấp acid uric:

Do thoái giáng acid nucleic từ thức ăn đưa vào.

Do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào bị chết.

Do tổng hợp nội sinh và chuyển hoá purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu.

Acid uric được thải qua nước tiểu 450-500 mg/ngày và trong phân 200 mg.

Chăm sóc bệnh nhất Gút 

1.1.  Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.

1.1.1.  Chuyển hoá của acid uric

Nồng độ acid uric trong máu theo hằng số của người Việt Nam là 45±10 mg/l (208-327 mol/l). Khi nồng độ > 70 mg/l (> 416,5 mol/l) được gọi là tăng acid uric máu.

Tăng sản xuất acid uric: dùng nhiều thịt có purin, tăng thoái giáng nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội.

Giảm đào thải acid uric niệu: giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận. ôi khi giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.

1.1.2.  Các nguyên nhân làm tăng acid uric máu

1.1.3.  Cơ chế bệnh sinh

Khi acid uric trong máu tăng cao, các dịch đều bảo hoà natri urat và sẽ xảy ra hiện tượng lắng đọng urat ở một số tổ chức, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp, sụn xương, gân, tổ chức dưới da, nhu mô thận và đài bể thận… ở khớp, tăng acid uric máu lâu ngày dẫn đến hình thành các hạt tôphi vi thể trong các màng hoạt dịch, làm lắng đọng natri urat ở sụn. Các vi tinh thể acid uric có thể xuất hiện trong dịch khớp và khi đạt được một lượng nhất định thì sẽ gây viêm khớp và là biểu hiện của cơn gút cấp tính. Trong khi gút, tại khớp sẽ xảy ra một loạt phản ứng: các bạch cầu tập trung đến thực bào làm giải phóng các lysozym, các chất này gây viêm; các vi tinh thể còn hoạt hoá yếu tố Hageman dẫn đến hình thành kallikrein và kinin có vai trò gây viêm khớp; hoạt hoá các bổ thể và plasminogen, dẫn đến hình thành các sản phẩm cuối cùng cũng có vai trò trong viêm khớp.

Từ khi tăng acid uric máu đến cơn gút đầu tiên thường khoảng 20-30 năm và người ta thấy 10-40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp.

1.2.  Phân loại các hội chứng tăng acid uric máu và bệnh gút

1.2.1.  Hội chứng tăng acid uric máu vô căn và bệnh gút nguyên phát

Thể này hay gặp nhất chiếm tới 85% các trường hợp, có tính gia đình và di truyền do rối loạn chuyển hoá purin.

1.2.2.  Hội chứng tăng acid uric máu và bệnh gút rối loạn men

Nói chung thể này hiếm gặp.

1.2.3.  Hội chứng tăng acid uric máu thứ phát

Có thể xảy ra do suy thận, trong một số bệnh máu, bệnh nội tiết…

1.3.  Lâm sàng

Cơn gút cấp đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35-55, ít khi trước 25 tuổi hoặc sau 65 tuổi. ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam giới nếu xảy ra ở tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng.

Điều kiện thuận lợi: nhiều khi không rõ nhưng có thể xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt rượu, sau xúc cảm mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng thuốc lợi tiểu như thiazid…

1.3.1.  Cơn gút cấp tính

Xuất hiện đột ngột ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn ngón chân cái (60-70%): khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng và chạm nhẹ cũng rất đau; các khớp khác có thể bị: cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu. Hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ một khớp sau có thể bị nhiều khớp.

Cơn kéo dài nhiều ngày, thường 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường. Trong cơn có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tốc độ lắng máu tăng, dịch khớp thấy bạch cầu khoảng 5000/mm3 phần lớn là đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể natri urat. Cơn dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi.

Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp: khớp viêm sưng tấy dữ dội,

đau nhiều và thể nhẹ kín đáo, đau ít dễ bị bỏ qua.

1.3.2.  Lắng đọng urat

Hạt Tôphi

Hình thành các hạt tôphi dưới da. Thường xuất hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng, khối lượng và có thể loét. Tôphi hay thấy ở sụn vành tai, khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achille.

Bệnh khớp do urat

Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp sưng vừa, không đối xứng, cũng có thể có tôphi kèm theo. Trên X-quang thấy hẹp khe khớp, khuyết xương, hình hốc ở đầu xương.

1.3.3.  Biểu hiện ở thận

Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản.

Sỏi thận

10-20% các trường hợp gút, điều kiện thuận lợi là pH nước tiểu quá toan, nồng độ acid uric cao. Sỏi urat thường nhỏ và không cản quang.

Tổn thương thận

Lúc đầu chỉ có protein niệu, có thể có hồng cầu, bạch cầu vi thể, sau tiến dần đến suy thận. Suy thận hay gặp ở thể có tôphi, tiến triển chậm và là nguyên nhân gây tử vong.

1.4.  Tiêu chuẩn chẩn đóan

1.4.1.  Tiêu chuẩn Rome 1963

Acid uric máu > 70 mg/l (416,5 mol/l)

Có hạt tôphi

Có tinh thể natri urat trong dịch khớp hay lắng đọng urat trong các tổ chức khi soi kính hiển vi hay kiểm tra hoá học.

Tiền sử có viêm khớp rõ, ít nhất lúc khởi đầu bệnh, viêm khớp xuất hiện đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần.

Chẩn đoán: khi chỉ cần có 2 tiêu chuẩn là chẩn đoán chắc chắn.

1.4.2.  Tiêu chuẩn New York 1966

Ít nhất có 2 đợt viêm cấp một khớp ở chi, có khởi bệnh đột ngột và khỏi sau 1-2 tuần.

Có một đợt như trên nhưng liên quan đến khớp bàn ngón chân cái

Có hạt tôphi

Dùng colchicin bớt viêm nhiều trong 48 giờ. Chẩn đoán: Chỉ cần có 2 tiêu chuẩn là đủ

2.  CHĂM SÓC BỆNH NHÂN GÚT CỦA ĐIỀU DƯỠNG


Nhận định tình hình

Gút là một bệnh mãn tính, ngày càng nặng dần, nên khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, biết thông cảm và biết được các nhu cầu cần thiết của bệnh nhân.

2.1 Đánh giá bằng cách hỏi bệnh

Hỏi các điều kiện thuận lợi như ăn nhiều thịt rượu, sau chấn thương kể cả tinh thần và thể chất và thậm chí ngay cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng thuốc lợi tiểu như …

Trong gia đình có ai bị bệnh như bệnh nhân không?

Vị trí của khớp đau, mức độ đau và hạn chế vận động.

Các khớp đau đột ngột hay từ từ và thời gian đau như thế nào?

Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?

Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?

Bị như vậy lần đầu tiên hay lần thứ mấy?

Thời gian các khớp đau kéo dài bao lâu?

Có bị bệnh gì khác trước đây không?

Hạt tôphi xuất hiện và tính chất của nó như thế nào?

Sử dụng colchicin có giảm viêm hay không?

Tình trạng tinh thần bệnh nhân có mệt mỏi, đau đớn, trầm cảm không?

Tự đi lại được hay phải giúp đỡ?

Tình trạng các chi có bị biến dạng không?

Trên da có gì bất thường không?

Kiểm tra các dấu hiệu sống.

Đánh giá tình trạng các khớp bị tổn thương, chú ý các khớp hay bị tổn thương

Đánh giá các biến chứng hay các bệnh kèm theo, đặc biệt chú ý tình trạng về tiêu hoá, như đau bụng hay có dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá.

Thu nhận thông tin qua hồ sơ bệnh án và gia đình.

Quá trình điều trị và chăm sóc trước đó, các thuốc đã sử dụng.

2.2.  Chẩn đoán điều dưỡng

Người điều dưỡng phải phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu được trên bệnh nhân bị bệnh gút, để xác định các chẩn đoán điều dưỡng. Một số chẩn đoán có thể có ở bệnh nhân như sau:

Đau, sưng to các khớp do hiện tượng viêm.

Nguy cơ biến dạng các khớp do tiến triển của bệnh.

Nguy cơ loét các hạt Tôphi do điều trị và chăm sóc không tốt.

2.3.  Lập kế hoạch chăm sóc

Người điều dưỡng phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó có được chăm sóc điều dưỡng thật rõ ràng. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

2.3.1.  Chăm sóc cơ bản

Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế xấu.

Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.

Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình cách tập luyện các khớp để tránh teo cơ, đặc biệt trong giai đoạn cấp.

Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.

Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

Hạn chế tối đa làm các hạt tôphi bị vỡ.

Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định

Làm các xét nghiệm cơ bản.

Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

Theo dõi diễn biến của các hạt tôphi

Theo dõi tình trạng thương tổn các khớp.

Theo dõi một số xét nghiệm như: công thức máu, acid uric, tốc độ lắng máu.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc, diễn tiến của bệnh.

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân để phòng tránh bệnh gút.

Phải biết được các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.

2.4.  Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đặc điểm của bệnh nhân gút là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị và chăm sóc một cách đúng. Bệnh nhân có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị.

2.4.1.  Thực hiện chăm sóc cơ bản

Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế cơ năng nếu trong giai đoạn cấp.

Hướng dẫn bệnh nhân cách tự phục vụ mình nếu đã có hiện tượng biến dạng khớp, bằng cách hàng ngày các đồ dùng của bệnh nhân phải được sắp xếp ở vị trí thích hợp và tiện sử dụng khi cần thiết.

Động viên, trấn an bệnh nhân để an tâm điều trị.

Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố. Không uống bia rượu và các thức ăn làm tăng acid

Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Nếu có ổ loét trên da phải rửa sạch bằng nước oxy già hoặc xanh

Thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc như: các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.

Thực hiện các xét nghiệm:

- Các xét nghiệm về máu như: tốc độ lắng máu, công thức máu, acid ..

- Các xét nghiệm khác như chụp X-quang, siêu âm khớp, điện tim …

Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ.

Tình trạng tổn thương khớp trên lâm sàng.

Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra.

Cần phải giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.

Bệnh nhân cần phải biết cách tập luyện, đặc biệt trong giai đoạn cấp, đồng thời các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

2.5.  Đánh giá quá trình chăm sóc

Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu của người bệnh để đánh giá tình hình bệnh tật:

Đánh giá tình trạng tinh thần của bệnh nhân có được cải thiện không?

Đánh giá tình trạng các khớp có thuyên giảm không: tính chất sưng và đau, cũng như tình trạng vận động của bệnh nhân.

Đánh giá các hạt tôphi tiến triển như thế nào.

Đánh giá hiệu quả của thuốc và tác dụng phụ của thuốc.

Đánh giá khả năng điều trị của bệnh nhân và gia đình.

Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng được với yêu cầu của người bệnh không?

Đánh giá những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc để thực hiện.

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não

Những bệnh nhân tai biến khi qua giai đoạn cấp thì theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận động phục hồi chức năng cho bệnh nhân rất quan trọng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và sớm hòa nhập với cuộc sống. Chúng ta cần nắm rõ những điều cần lưu ý trên để chăm sóc bệnh nhân tốt nhất. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn người nhà bệnh nhân chăm sóc cho bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não

– Chăm sóc da: Thay đồ, lau chùi cơ thể, bộ phận sinh dục ít nhất 1 lần/ngày

– Chăm sóc mắt: Thường xuyên rửa mắt băng nước muối, băng mắt và dán mi nếu bệnh nhân không nhắm mắt được

– Vệ sinh răng miệng: Ít nhất 2 lần/ ngày đánh răng hoặc lau miệng bằng gạc hoặc vải ướt sạch (đối với bệnh nhân không tự vệ sinh được).

– Chăm sóc về tiết niệu

Những ngày đầu khi bệnh nhân có rối loạn cơ tròn đái ỉa không tự chủ phải chú ý chăm sóc phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu

+ Bệnh nhân có đặt sonde tiểu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu phải thấp hơn giường nằm của người bệnh. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sonde không bị tắc, bị tuột.

Đối với trường hợp lưu sonde, kẹp sonde 4h tháo kẹp 1 lần tránh hội chứng bàng quang bé, mất phản xạ đi tiểu tiện sau này.

+ Đổ túi đựng nước tiểu và rửa sạch hàng ngày

+ Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hoặc 24h (Theo y lệnh)

+ Bệnh nhân đóng bỉm : Chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần bệnh nhân đại tiểu tiện, ít nhất thay bỉm và vệ sinh 3 lần/ngày

– Chăm sóc về tiêu hoá

+ Theo dõi tính chất phân: Táo bón, tiêu chảy hay phân bình thường

+ Nếu táo bón thì chăm sóc: xoa bụng, uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả báo bác sỹ sử dụng thuốc thụt tháo cho bệnh nhân

+ Nếu tiêu chảy, báo bác sỹ, bù đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ sau tiêu chảy….
bệnh nhân tai biến mạch máu não
bệnh nhân tai biến mạch máu não

– Đảm bảo dinh dưỡng

+ Chế độ ăn: Đủ lượng calo phù hợp với từng người bệnh như gầy, béo, các bệnh mạn tính đã có từ trước khi bị tai biến mạch máu não (như tiểu đường, tim mạch, thận…)

Nhưng mỗi bệnh nhân cần đảm bảo 2500-3500 kcalo/ngày chia thành 6-8 lần/ngày

+ Đối với bệnh nhân ăn qua sonde cần ăn nhiều bữa một ngày mỗi lần ăn không quá 300ml và cách nhau 3- 4h. Bơm từ từ tránh nôn, sặc, thức ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, trước khi ăn cần hút dịch dạ dày kiểm tra tình trạng tiêu hóa của người bệnh

+ Tăng cường thêm các loại vitamin nhóm A,B,C bằng bơm nước hoa quả

+ Ăn nhạt nếu tăng huyết áp, suy tim, suy thận…

+ Đảm bảo đủ nước: lượng nước đưa vào cơ thể (uống, truyền) ước tính bằng số lượng nước tiểu của người bệnh có trong 24h + (300-500ml). Nếu người bệnh có sốt, ra nhiều mồ hôi, thở máy cần cho thêm 500ml

+ Nếu người bệnh nhẹ, không rối loạn chức năng nuốt thì động viên bênh nhân ăn từ từ, ăn ít một, vừa ăn vừa theo dõi nếu có dấu hiệu sặc báo ngay bác sỹ.

–  Phòng chống loét

+ Thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2h/1 lần

+ Người bệnh bị tai biến mạch máu não phải nằm đệm chống loét (đệm hơi, đệm nước , phao chống loét…) tuyệt đối không để da bị xây xước mất sự toàn vẹn của da.

+ Chăm sóc da thật cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng tỳ đè để ngăn ngừa loét, nhiễm khuẩn. Hàng ngày rửa da thật sạch, nhẹ nhàng bằng xà phòng, lau da thật khô bằng khăn mềm và chất ngăn ngừa nhiễm khuẩn

+ Xoa bóp, xoa bột talc vào các điểm tỳ đè để máu đến nuôi dưỡng các tổ chức để phòng loét. Bôi thuốc nước Sanyrene xịt ngày 1 lần vào chỗ da tỳ đè phỏng rộp nhưng không được bôi thuốc vào vết loét sau khi xịt cần xoa nhẹ

+ Nếu  người bệnh đã có vết loét: Cần cắt lọc tổ chức hoại tử, rửa sạch, thay băng vết loét khi thấm dịch. Có thể đắp đường, đắp muối 10% vào vết loét.

+ Dinh dưỡng thật đầy đủ (đặc biệt không thể thiếu Protid), ăn nhiều đạm, Vitamin giúp cho việc phục hồi làm lành vết thương nếu đã bị loét hoặc phòng loét do thiếu dinh dưỡng.